Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

CHÈ THÁI NGUYÊN CẦN KIỂM ĐỊNH PHẦN MỀM ĐỘC LẬP

Chè Thái Nguyên cần kiểm định chất lượng?

KIỂM ĐỊNH PHẦN MỀM ĐỘC LẬP
GIẢI PHÁP AN TOÀN CAO NHẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP 
tin-12122013-01-e1386815526614.jpg
Hiện nay, các giải pháp phần mềm bán chè thái nguyên là công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế tri thức ngày nay.
Các tổ chức chính phủ, các cơ quan nhà nước, đoàn thể… cho đến các cá nhân cũng dần nhận thấy rằng sử dụng các giải pháp phần mềm đem lại nhiều tiện ích thế nào.
Vì vậy Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân đã tìm đến các Công ty gia công phần mềm để được tư vấn, và cung cấp các giải pháp phần mềm mà họ đang cần, như: Phần mềm bán hàng, quản lý nhân lực, sản phẩm, khách hàng, liên kết với người sử dụng……
Nhưng
  • Các Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân có chắc chắn sản phẩm của mình được tư vấn và quyết định mua có chất lượng tốt nhất? Có chắc chắn đã đáp ứng được hết yêu cầu mà mình đang cần?
  • Liệu các bạn có bị lừa bịp bởi các Công ty phần mềm về chức năng hay tiện ích của sản phẩm hoặc công nghệ họ lựa chọn có còn phù hợp?
  • Sản phẩm phần mềm mà Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân bạn đang sử dụng chưa được kiểm chứng chất lượng? Khi sử dụng phát sinh lỗi và hỗ trợ bảo trì gặp rất nhiều khó khăn làm tốn nhiều thời gian và chi phí? Quan trọng nhất đó là tính bảo mật của sản phẩm có đạt yêu cầu???
  • Hiệu năng, hiệu suất của phần mềm vô cùng thấp, sử dụng thường xuyên bị chết dẫn tới doanh thu sụt giảm….
Chính vì thế các Sản phẩm phẩm mềm của Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân cần được Kiểm thử bởi một Công ty kiểm thử hoàn toàn độc lập để đảm bảo mọi yêu cầu đều đáp ứng, sản phẩm sử dụng tốt, thân thiện, hạn chế ít nhất lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng, việc khiến Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân hao tốn thời gian và tiền của khi phải xử lý những lỗi này.
Quy trình đảm bảo sẽ giúp việc quản lý chất lượng ứng dụng tốt hơn, điều này cũng khiến cho việc đánh giá tính tương thích của sản phẩm với những yêu cầu ban đầu được nhanh chóng, dễ dàng hơn và cung cấp một cái nhìn sâu rộng về sự tiện lợi của sản phẩm đối với người dùng.

Hãy đến với Tester Việt - Công ty chuyên Kiểm định phần mềm, Chúng tôi sẽ Kiểm thử các Phần mềm bán chè thái nguyên giúp bạn.

Đội ngũ kiểm thử phần mềm Tester Việt có kỹ năng chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Các quy trình kiểm thử như quy trình tạo phần mềm, quy trình phân tích chi tiết sản phẩm theo yêu cầu, quy trình tạo ra các kịch bản kiểm thử, quy trình kiểm thử, quy trình hoàn thiện và tối ưu sản phẩm….luôn đảm bảo chất lượng và không ngừng được cải tiến, phù hợp với từng loại sản phẩm.
Quá trình kiểm thử luôn được giám sát và theo dõi nghiêm ngặt, kết hợp kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động, điều này không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giảm được chi phí.  
Chúng tôi luôn nghiên cứu dựa vào đặc điểm và yêu cầu của từng dự án để tiến hành xem xét nên sử dụng công cụ kiểm thử nào phù hợp nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất ở khách hàng, tăng cường hiệu quả làm việc.
Với định hướng đó, Tester Việt cung cấp cho khách hàng mua chè thái nguyên những giải pháp tốt nhất để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm thử chất lượng phần mềm, giảm thiểu chi phí và thời gian chuẩn bị trước khi phần mềm được đưa ra thị trường.

Những dịch vụ kiểm thử của Tester Việt gồm có:
  • Kiểm Thử Thủ công và Tự động (Manual and automated test design)
  • Giám sát hoạt động của dự án
  • Kiểm thử Chức năng Phần mềm, có thể đi sâu vào các loại nghiệp vụ hoặc giao diện tiện ích tùy thuộc yêu cầu khách hàng (Functional Testing)
  • Kiểm thử Ứng dụng Mạng (Web Applications Testing)
  • Kiểm thử An ninh Phần mềm (Security Testing)
  • Kiểm thử Hiệu suất, Khả năng chịu tải của Phần mềm (Performance, Load, and Stress Testing)
  • White-box testing
  • Black-box testing
  • Và nhiều dịch vụ khác với kết quả đạt chất lượng cao và bàn giao kết quả test đúng tiến độ

Những sản phẩm kiểm thử của Tester Việt bao gồm các phần mềm ứng dụng như: Phần mềm văn phòng, doanh nghiệp;  Phần mềm quản lý nguồn nhân lục, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu; Phần mềm kế toán, quản lý tiền lương,…; Phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích….trên máy tính và di động.
Chúng tôi sẽ kiểm thử phần mềm độc lập, sẽ là bên thứ ba miễn trung gian để đánh giá bất cứ sản phẩm nào của các bạn, chúng tôi sẽ tư vấn, kiểm tra sơ bộ xem dự án của các bạn đã đạt tiêu chuẩn hay chưa với CHI PHÍ BẰNG KHÔNG.
Các Doanh nghiệp chè thái nguyên, Cơ quan, Tổ chức, Cá nhân… hãy liên hệ ngay cho Tester Việt để chúng tôi có thể giúp bạn kiểm thử phần mềm của mình một cách nhanh chóng – hiệu quả và tốn ít chi phí nhất.

Tester Việt sẽ làm các Quý vị hài lòng về cách làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Cách pha và thưởng chè Thái Nguyên ngon nhất

Cách pha và thưởng chè Thái Nguyên ngon nhất 

Cập nhật ngày: 31/08/2011 15:39
Ấm đất nung có ưu điểm là giữ nhiệt rất tốt sẽ giúp bạn có ấm trà ngon.
Ấm đất nung có ưu điểm là giữ nhiệt rất tốt sẽ giúp bạn có ấm trà ngon.
























Người xưa pha trà rất công phu. Bởi phải biết pha trà đúng cách, bạn mới giữ được hương và vị thơm ngon của trà. Chính vì thế mà có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh".

"Nhất thủy": Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.

"Nhì trà" chính là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người. Với loại trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Đối với các loại trà được ướp hương từ các loài hoa thì nước pha trà phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.

Dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà: "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.

"Ngũ quần anh" chính là "bạn trà", bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội.

Sau đây là vài chỉ dẫn để bạn có một bình trà ngon:

Chọn ấm và chén:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ấm để pha trà, dùng loại gì hoàn toàn là do sở thích và phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Ấm trà được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, kim loại, sứ, thủy tinh, hoặc đất nung nhưng được quét lớp vecni bên trong ấm.

Nếu cần sử dụng thường xuyên các loại trà khác nhau như trà đen, trà mộc, trà thảo mộc, trà gừng, trà sâm… thì nên dùng loại ấm trà không lưu lại hương vị, cụ thể là từ chất liệu sứ, bình thủy tinh. Sau mỗi lần sử dụng có thể rửa được sạch để không làm ảnh hưởng đến hương vị loại trà khác. Nếu chỉ uống trà mộc thì nên dùng ấm trà bằng đất nung là tốt nhất, hương trà sẽ dần thẩm thấu, lưu lại trong ấm sau mỗi lần pha.



Ấm đất nung có ưu điểm là giữ nhiệt rất tốt. Một ấm trà có thể chứa tới 300 ml nước, thoải mái cho một bàn trà 4-6 người. Khi chọn mua ấm trà, cần rót thử để kiểm tra vòi ấm, và độ khít của nắp ấm.

Chọn chén uống trà nên kén những chiếc vừa nhẹ, thành mỏng. Để đánh giá được mầu trà được chính xác hơn thì nên chọn loại chén có tráng lớp men sứ trắng bên trong.

Khi chọn mua được ấm và chén, trước khi sử dụng cần rửa sạch sẽ và làm cho hết mùi đất mới. Chỉ nên tráng ấm bằng nước nóng rồi luộc ấm, khi sử dụng rồi thì không nên đem rửa trong nước lã hay dùng dụng cụ chà cọ, tẩy rửa.

Nước dùng để pha trà:

Tốt nhất là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa…Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.
  
Cách pha trà Tân Cương

Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim loại. Lần đầu, rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.
Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai trà mộc thì nước sủi tăm là được (khỏang 80 độ C), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn. Các loại trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi…Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy”, khiến trà trở nên chát.

Chè Tân Cương

Rót trà:

Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm trong bộ ấm chén. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngòai. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười…Đó chính là nghệ thuật rót trà..

Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là trà, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.

Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là chè Thái Nguyên, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.

Nhà thơ Dương Thuấn cũng đã phải thốt lên trong bài thơ Trà Thái Nguyên:
“Trà Nhật, trà Tầu, trà năm châu bốn bể
Uống bao thứ trà của nghìn muôn sứ sở
Chẳng đâu ngon thơm như trà Thái Nguyên” 
 
   Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp, nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng được phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Quả thật Trà Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc. Du khách qua đây đều nói-“Đến Thái Nguyên mà chưa được thưởng thức một chén trà Tân Cương vào buổi sớm mai, hay chưa mua được vài lạng chè móc câu xao suốt mang về thì chưa thể gọi là đã đến Thái Nguyên”!...


Xôi thập cẩm - Đặc sản Thái Nguyên
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, thường ngày, người Dao ở Thái Nguyên ăn cơm tẻ, những lúc gia đình có công việc: Lễ tết, vào nhà mới, nhờ anh em cấy giúp hoặc vào vụ thu hoạch lúa, ngô người Dao thường sử dụng xôi. Món xôi của người Dao được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm.

Gạo để đồ xôi phải là thứ gạo do chính gia đình trồng trên nương và đều hạt, được nhặt hết sạn. Để làm xôi thập cẩm, trước khi đồ, người Dao đem gạo nếp chia thành nhiều phần theo từng loại màu định trộn. Gạo làm xôi màu tím sẽ được ngâm vào chậu nước lá cây gạo cẩm trộn với nước gio. Gạo làm xôi màu vàng ngâm vào chậu nước nghệ. Gạo làm xôi màu hồng đem ngâm vào chậu lá cây gạo cẩm. Gạo làm xôi trắng ngâm vào nước lã…


Khi ngâm đủ thời gian, gạo được vớt ra cho ráo nước nhưng vẫn phải để riêng biệt mỗi rá một loại gạo. Người Dao có bí quyết riêng để trong quá trình ngâm gạo ngấm đều nước màu, khi thành nấu thành xôi màu sắc không quá sẫm hoặc không quá nhạt. Khi gạo ráo, đem gạo đã ngâm đổ vào chõ, lần lượt theo từng loại màu riêng biệt với quy tắc: gạo màu sẫm nhất ở phía dưới cùng, gạo trắng xếp trên cùng. Khi chõ xôi chín người ta dỡ lần lượt từng lớp xôi màu ra một chiếc rá to, sau đó trộn lẫn các màu với nhau để thành món xôi thập cẩm.
Bánh chưng Bờ Đậu
Không chỉ là vùng đất nổi tiếng với chè thơm ngon, đậm đà, Thái Nguyên còn có rất nhiều nét đặc sắc và phong phú trong văn hóa ẩm thực mà một trong số những sản phẩm tiêu biểu là bánh chưng Bờ Đậu.
 


Bờ Đậu thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, từ lâu nay có nghề làm bánh chưng rất ngon. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon vùng Định Hóa, chín rền trên bếp nhỏ lửa có màu xanh và mùi thơm hấp dẫn. Bánh chưng Bờ Đậu ngon và được nhiều người ưa chuộng là nhờ vào bí quyết riêng của người dân nơi đây, được giữ kín và lưu truyền từ đời này sang đời khác với mỗi người trong gia đình.

Bánh chưng Bờ Đậu ngon đến mức có người đã nói rằng, nếu đến Thái Nguyên mà chưa ăn bánh chưng Bờ Đậu thì coi như chưa biết gì về Thái Nguyên và những nét đặc sắc của vùng đất này. Khu vực Bờ Đậu nằm trên km 8 đến km10 trên quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên đi Bắc Cạn có đến 200 hàng làm bánh chưng để bán. 


Có dịp về đất Thái Nguyên, hãy thử một lần đến Bờ Đậu thưởng thức món bánh chưng dân tộc thơm ngon, đậm đà phong vị quê hương này nhé!
Nguồn: Tổng hợp.

Chè Thái Nguyên ướp hương sen như thế nào?

Tuyệt đỉnh chè Thái Nguyên ướp sen Tây Hồ - Hà nội

Có “ông em” đi Tàu về, nghiến răng mua cả cân chè Long Tỉnh loại “xịn”, mời cả nhà đến thưởng trà (tiếng Hà Nội giờ phức tạp thế đấy, “chè” có thể nói là “trà” nhưng có nhiều “trà” không được gọi là “chè”, và cũng có những loại chè chỉ để “ăn”...). Nhiều người lắm ý, người thì chê ỏng eo, 6 nghìn $ một cân gì mà chả có mùi vị gì, chỉ được uống nóng như uống nước sôi, kẻ thì khen sao mà nước chè xanh biếc thế, chưa uống đã thấy “sang chảnh”. Cuối cùng cả nhà phải nhờ đến một “ông anh” mà nhà bác ấy ít nhất bốn thế hệ ướp chè sen Hà Nội để đánh giá, thì ông ấy nhâm nhi, nâng lên đặt xuống mãi, rồi bảo:
- Chè Tàu nói chung, và Long Tỉnh nói riêng, ngon đấy, nhưng là ngon kiểu khác. Chè Tàu ngon ở chỗ tuyệt nhiên chẳng có mùi, nhưng vị nếm rất ngon, cách pha cực cầu kỳ, tuy không đến mức “trà đạo” như bọn Nhật, nhưng cũng rất đặc trưng, Việt ta không có loại giống thế. Tuy vậy theo anh biết, Long Tỉnh hay Ô Long về độ cầu kỳ trong sản xuất thì thua xa chè sen Hà thành, cái loại mà cô chú chưa bao giờ được uống đâu!
Thấy có mùi “khét khét” cả bọn nhao nhao đòi nghe kể cách làm, “ông anh” mới thong thả kể:
- Chè sen Hà thành có lịch sử hàng trăm năm. Chỉ tính như nhà anh đã có hơn trăm năm làm chè sen, chứng tỏ đó là một đặc sản Hà thành với đầy đủ ý nghĩa của nó! Tại sao các tỉnh khác có sen mà không ươp trà sen được, đơn giản là muốn ướp trà sen phải có loại sen 2 lần lá, chứ không phải sen quỳ, chỉ có nhụy và một lần lá, ngay Hồ Tây bây giờ cũng không còn nhiều loại sen để ướp chè này đâu! (thấy báo chí viết Hồ Tây sen trăm lá anh hãi quá, từ bé đến giờ chả biết loại gì?)
- Sao lúc thì bác bảo “làm chè”, lúc thì “ướp”, vậy là làm kiểu gì?-bọn tôi nhao nhao hỏi.
- Phải nói thật kỹ mọi người mới hình dung được cả quy trình làm chè. Ngày trước làm chè sen, các cụ phải dùng chè Hà Giang loại xịn, Hà Giang khác Thái Nguyên, chỉ có một loại chè búp, mùi không nặng bằng chè Thái Nguyên, nên sao và ướp sẽ tốn ít hoa sen hơn nhiều! Đơn giản vậy thôi, phải nhớ là hương sen đi cùng với độ ẩm, còn chè khô thì lại hút ẩm rất mạnh, tuy vậy chè ngon tối kỵ việc ẩm, vì như thế chè sẽ có mùi ung ủng, thế nên sen cũng phải đúng loại. Tóm lại ngắn gọn là chè Thái Nguyên rất ngon, nhưng ngon ở vị chè, còn chè Hà Giang ít mùi, nên mới làm chè sen được! Bây giờ ngay cái chè Hà Giang thủa trước không còn nữa, cho nên người ta bắt buộc dùng chè Đại Từ (chứ chè Tân Cương ngon hơn nhưng không dùng được đâu nhé!).
- Thế ướp chè sen sao hả anh, có phải như cụ Nguyễn Tuân tả, chè thì cho vào lá sen, còn nước thì hứng nước mưa để pha, cầu kỳ thế hả bác?
- Cái loại chè ướp trên lá sen là loại khác hẳn, không phải chè sen Hà Nội đâu, cứ nghe anh kể xong thì bọn em sẽ phân biệt được! Chè sen ngon ở mùi hương, đến nước thứ năm, thứ sáu vẫn còn thoang thoảng, thì không thể chỉ để trên lá sen qua đêm là được. Để sản xuất mệt nhất là phải xử lý hoa sen. Chính vì vất vả như thế, cho nên khi xưa quanh Hồ Tây hầu như nhà nào cũng làm chè sen, qua thời bao cấp dần dần bỏ nghề hết (cung cũng chả nhiều, cầu thì dấm dúi như buôn bạc giả, gia đình anh trước kia gia công cho chủ, chỉ được trả công 1 hào/kg chè sen thành phẩm! Được cái vụn chè sen thì uống thoải mái, đến bây giờ muốn uống vụn ấy còn khó đấy...). Hiện nay chỉ còn làng Quảng Bá còn 3-4 gia đình làm chè sen, mà cũng làm cho “đầu nậu” thôi, chứ sen Tây Hồ đã bị bao tiêu trọn gói rồi, lấy đâu ra sen mà tự làm được...mà mùa sen mỗi năm chỉ có khoảng tầm tháng rưỡi, bắt đầu và kết thúc tùy năm nhưng trong vòng tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, thế nên nghề này đâu có làm quanh năm được, người ta dần dần bỏ nghề cũng phải! Bây giờ nói đến chè Sen Hà Nội thì phải biết đó là làng anh, làng Quảng Bá!
- Thế cách làm thế nào bác ơi, kể đi cho bọn em bắt chước?
- Búp sen phải hái lúc nó nở, tức là từ 4 đến 7 giờ sáng. Sen được mang về nhà người gia công chè sen, cánh sen với hạt, củ...vứt hết, nhất là những cái sợi vàng vàng, có cái đó là bị ngấm mùi ung ủng ngay! Thời nhỏ bọn anh đi học về, đói ăn mà phải làm vài nghìn búp sen, mệt rã rời, sen thì chất kín cả cái nhà năm gian, sau này cứ nghĩ đến sen là sợ! Chỉ giữ lại cái hạt be bé, màu trăng trắng mà làng anh gọi là “hạt gạo”- mà búp sen hai lá oái oăm lại chỉ có trên dưới chục “hạt gạo”, chứ không bốn năm chục hạt như sen quỳ đâu! Tinh túy của hương sen là ở cái “hạt gạo” ấy! Còn lại vứt hết, nên thậm chí gây ô nhiễm cả làng vì cái vụ hoa sen này đấy! Tuy vậy có nhiều công dụng mà bây giờ ít biết, vì dụ cánh sen mà để lót giường thì không có rận rệp nào dám mon men, ngày trước làng giấy Đông Hồ hay phải dùng cách này, chứ ngày nay ít rận rệp thì coi như bỏ. Trong nghề chia ra làm chè sen “năm sao” và “ba sao” - các bạn có biết là sao không?
- Năm sao thì đẳng cấp nhất, ba sao thì hạng dưới chứ gì?
- Gần đúng, nhưng “sao” đây là một lần sao chè. Chè Hà Giang (hay Đại Từ) được sàng sẩy kỹ, bỏ hết cành củi với bụi lá, cho lên một cái mâm đồng, đấy là trước kia chứ sau này cho vào một cái chậu cũng bắt buộc phải bằng đồng, mỗi lần nhiều nhất 3-5kg chè. Chè được trộn với “hạt gạo” rất nhiều đấy, trên dưới nghìn hạt một cân, nhưng bao nhiêu là vừa đủ thì chỉ có nghệ nhân sao chè sen mới biết, để vừa có chất lượng cao mà vừa không quá tốn hoa sen. Chè được đun “cách thủy” trên bếp, ngày trước là bếp củi, bây giờ dùng ga rồi thì dễ chỉnh độ nóng hơn-tuy vậy để lửa như thế nào cũng phải là kinh nghiệm của nghệ nhân, chứ như bọn anh từ bé đã làm chè, mà còn “chưa đến tuổi”. Và sao chè thế này không giống sao chè ở Thái Nguyên cứ trộn tứ tung lên đâu, chỉ thi thoảng mới lật lớp chè dưới lên trên cho mùi xông đều thôi, không thì nát chè. Cứ thế hơi nước ẩm nóng xông lên, đem cái hương sen của “hạt gạo” ngấm vào sợi chè...Độ tiếng rưỡi xong một mẻ, phải cho hết cả mẻ chè ấy gói vào giấy bóng kính (chứ không dùng túi nilông hay bất cứ túi nào khác đâu), mà giấy bóng kính trắng đục thì tốt, nếu màu thì chí ít cũng không được màu đỏ, không thì sẽ có vị sơn ở trong chè. Gói để đấy khoảng 2 ngày cho hương sen thấm vào sợi chè-thế là một lần sao đấy!
- Thế cứ làm mấy lần liền như thế là ra chè sen chứ gì bác?
- Đúng rồi, sau 2 ngày lại mở giấy bóng kính ra, sàng sẩy bỏ hết “hạt gạo” đi, rồi lại cho lên mâm đồng, trộn với đợt “hạt gạo” mới, lại cách thủy, nhưng bây giờ sợi chè cũng khác rồi nên cho bao nhiêu “hạt gạo”, dùng lửa như thế nào, đảo chè ra sao chỉ có các nghệ nhân biết thôi, đố các cô chú đi hỏi mà người ta kể cho đấy! Bình thường “ba sao” đã xịn lắm rồi, còn “năm sao” theo anh biết chỉ để biếu các VIP và đa phần để xuất khẩu, chủ yếu sang Pháp thôi. Chè sẽ được gói vào theo đơn vị lạng, ở trong là nilông, rồi đến giấy bạc có in nổi nhãn mác chè, rồi lại một lượt nilông nữa, ngoài mới là hộp giấy hay sắt tây đẹp! Sang đến Pháp anh nghĩ giá nó chả kém gì chè Long Tỉnh đâu...
- Nghe thì ngon đấy, thế uống làm sao anh?
- Chè đắt đấy, ví dụ các cô chú có tiền mà ra Lãn Ông hay các hàng chè xịn đòi mua, đòi uống chè sen thì chả bao giờ có loại “ba sao” này đâu, chưa nói đến “năm sao” thì hầu như người không có “đẳng cấp tay chơi” dẫu có là đại gia cũng chẳng mua được! Chè này pha nước năm, nước sáu vẫn thoảng hương sen, mỗi lần pha người ta dùng cái muỗng cà phê để đong chè, chứ không cho hàng vốc vào ấm đâu ạ! Một lạng pha khéo có khi được 50 ấm chè! Tất nhiên pha trộn chè này với chè ngon Thái Nguyên cũng được, hương sen vẫn thoang thoảng. Nhưng để nói chè này khác chè ướp sen kiểu “cưỡng bức” hay còn dùng cả hóa chất thế nào, thì phải nhờ cụ Nguyễn Tuân hay Vũ Bằng tái thế mới phân định được, anh uống thì biết chứ khó nói lắm! Cũng như nước hoa, biết bao nhiêu loại, chỉ có tay “sành điệu” mới rành rẽ thôi...
- Thế “sành” như bác thì hay uống chè gì?
- Cả đời làm chè sen nhưng mỗi năm anh chỉ “tự thưởng” cho bản thân hai ba lạng chè sen đặc biệt thôi, chứ anh tiền đâu mà mua, ít nhất 7 trăm ngàn một lạng chè “ba sao” mà mua tận gốc còn khó. Nhưng anh mua chè sen, chè nhài vụn, chưa đến trăm ngàn một lạng, nhưng cái vụn ấy chính là đầu cành của chè đấy, thơm tho nhất đấy! Mình quen biết chỉ mua được vụn loại hai thôi, còn các hàng quán mà bán chè sen, chè nhài thì cũng đều mua chè vụn như thế, loại còn thấp hơn, loại mấy thì tùy “lương tâm”-bởi vì sau mỗi mẻ sao đều sảng sảy ra cái vụn chè hết mà, người ta lại dùng cái vụn đó chế tiếp! Uống vẫn ngon hơn tất cả các loại chè Ô Long, Tân Cương hay quảng cáo...
- Thôi bọn em nghiến răng, bác cố kiếm cho mỗi nhà đôi lạng thử xem chè sen Hà Nội thế nào?
- Các cô chú thì không mua được, nhưng anh thì mua được, sẽ mua hộ mỗi nhà một lạng “ba sao”, hơn thì chả chắc đã có. Anh đi lính với tay Giáp, ở làng Quảng An, chính nó bao tiêu hết sen Tây Hồ và đặt gia công chè sen, chủ yếu để xuất khẩu, nể bọn anh thì hắn bán lại thôi. Chất lính mà, chứ thằng nào cứ cậy tiền nhiều đòi mua, hắn không bán là không bán...
- Chè sen “tuyệt đỉnh” thế này thì bọn em vái cả nón, không theo được! Thế có loại nào dân dã không, ngoài cái chè vụn bác hay dùng?
- Có đấy, na ná cụ Nguyễn Tuân tả, bây giờ mấy đứa lớp trẻ như thằng con anh nó mới nghĩ ra trò này cũng “văn hóa” lắm! Tức là chúng nó chơi với thằng chủ đầm Sen ở Tây Hồ, đến chiều tối đi xuồng ra bỏ chè ngon vào lá sen, sáng hôm sau ra sớm, lấy dây buộc túm lá sen lại, cắt đi mang về cho tủ lạnh, khi nào pha chè thì mang cả cái túm ấy ra, mở ra lấy chè pha. Thực ra ở lá thì mùi sen cũng thấm vào chè ít thôi, nhưng ngon ở cái nước sương đêm thấm vào! Sương ở hồ sen thì tuyệt vời lắm, ngày bé bọn anh cứ lúc nào phải hái sen đều uống cái nước đọng trên lá sen ấy, mát lành vô cùng! Thằng cu nhà anh lấy cái chè sen ấy bán quán cũng đông người thưởng thức phết, giá mềm mà cũng thơm ngon! Cô chú thích cứ gọi, cháu nó mang đến cho cả đống chè gói lá sen. Còn mất ngủ thì uống nước củ sen nhé, đảm bảo ngủ như chết, hoặc cái nhân xanh xanh, đăng đắng của hạt sen mà ngưòi ta bỏ đi ấy, phí của, đấy mới là thuốc đấy!
- Thế mang sen Tây Hồ đi trồng chỗ khác có để ướp chè được không bác?
- Sen thì nhiều nơi có, kể cả vùng làm chè sen, ví dụ Đồng Văn, anh được họ mời uống chè sen mà không dám chê, nhưng đố mà bán được, người ta đã bỏ hàng đống tiền ra mua, thì cái gì cũng phải “tuyệt đỉnh”-mà anh nói thật chất lượng chè bây giờ so với ba bốn chục năm trước đã thua kém rồi, nói gì đến thời Pháp! Sen đã không phải năm nào cũng nhiều như năm nào, năm nay lại bị cái mốt chụp ảnh sen, kiểu này chè sen “cháy hàng” chứ chẳng chơi! Cũng vì quan trọng nhất là người làm, có thật sự hết lòng vì công việc không thôi, chứ như cô chú thấy, làm gì có tiêu chuẩn hóa được chè sen Hà thành đâu? Còn sen thì cũng cứ phải Tây Hồ, nhưng mấy năm nữa sẽ nhiều lên, vừa có đứa quen anh đấu thầu được trồng thêm sen, nó cào hết loại sen quỳ đi, đóng cọc quây lưới ngăn lại (cho nước sạch!) và sẽ thả trồng sen để ướp chè! Bao nhiêu chả ít...
Nói thật là choáng, nghe xong chuyện của “ông anh” mình biết ngay loại mình “thô lậu” chỉ uống chè Tân Cương Thái Nguyên không bón phân hóa học và thuốc trừ sâu là đã hể hả lắm rồi, chứ “chè sen tuyệt đỉnh Hà thành” chả đến lượt mình, mà có thì uống cũng phí đi, viêm xoang đã chữa xong đâu! Nhưng từ nay mình biết thế nào là đặc sản Hà thành, đừng có đứa nào "chém gió" mà lôi chuyện chè ra nói với cậu...
Mời ACE tham khảo một bài viết cũ về chè sen và 
Nam Nguyen FB