* Vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên): Vùng chè Tân Cương bao gồm 3 xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương, có tổng diện tích 4.861,8 ha. Chè Tân Cương có hương thơm tự nhiên, vị đượm, chát nhẹ, mầu nước vàng xanh, uống xong có hậu ngọt còn lắng sâu trong vị giác người thưởng thức, chè Tân Cương đã được những người sành điệu rất ưa dùng và tôn vinh là "Ðệ nhất danh trà". Trà Tân Cương đã khẳng định thương hiệu trên thị trường trên 100 năm nay. Chè Tân Cương là một trong 5 sản phẩm quốc gia được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc.
* Vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ): La Bằng nằm sát chân núi Tam Đảo là vùng đất sản xuất chè ngon đặc biệt của Thái Nguyên, có trên 328ha diện tích trồng chè, năng suất bình quân 90tạ/ha. Chất lượng chè La Bằng cũng ngang với các vùng chè nổi tiếng khác. Chè La Bằng đã có thương hiệu và luôn đoạt giải cao trong các cuộc thi chè trong phạm vi tỉnh và toàn quốc. Hiện nay, La Bằng có khoảng 40 nghệ nhân chế biến chè nổi tiếng.
* Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ): Chè Trại Cài cũng đã nổi tiếng từ lâu bởi hương vị thơm ngon đặc biệt. Hiện nay, Trại Cài - Minh Lập có trên 460 ha chè canh tác, chủ yếu giống chè trung du. Sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 4.200 tấn chè búp tươi/năm.
Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển chè, đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên, xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ chè.
- Về phát triển vùng nguyên liệu: từ năm 2006 – 2012, hàng năm tỉnh tổ chức trồng mới và trồng lại bình quân 1000 ha/năm bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao. Để đảm bảo chất lượng chè nguyên liệu, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh trong đó có áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 mô hình chè VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên, với tổng diện tích khoảng 200ha.
- Về chế biến: Chè Thái Nguyên được chế biến bằng 2 phương pháp: thủ công và công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 29 doanh nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp có hoạt động thu mua chè búp tươi để chế biến sản phẩm, sản lượng chế biến đạt 37.400 tấn, trong đó chế biến công nghiệp đạt 6.385 tấn, bằng 17% tổng sản lượng. Sản phẩm chè chế biến công nghiệp chủ yếu là sản xuất chè đen, chè xanh để xuất khẩu. Còn lại phần lớn sản lượng chè được chế biến thủ công với nguyên liệu chè búp tươi được nông dân sơ chế bằng máy sao tôn quay, máy vò, chỉ có vùng chè đặc sản mới chế biến chè thành phẩm.
- Về tiêu thụ chè: Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản, chỉ có khoảng 30% sản lượng chè chế biến được xuất khẩu, giá xuất từ 1.400-1.500 USD/tấn, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu Á và Đông Âu.
Nhìn chung giá chè Thái nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 đồng đến 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000- 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 – 3.000.000 đồng/kg.
Việc thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống chè trong những năm qua đã làm tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích từ 46 triệu đồng/ha năm 2008 lên tới 68 triệu đồng/ha năm 2010…..
- Các tác nhân có liên quan đến ngành chè ở Thái Nguyên
Trong chuỗi sản xuất chè bao gồm các khâu: trồng và chăm sóc; thu hái; vận chuyển; chế biến; đóng gói; bảo quản; thương mại; tiêu thụ đều có liên quan chặt chẽ về quy trình kỹ thuật và các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm chè.
Trong chuỗi giá trị ngành chè: hàng loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan hệ chặt chẽ với nhau từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến đến việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng
Ở Thái Nguyên, có nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè như:
+ Trong khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch chè bao gồm: Các hộ nông dân trồng và chế biến chè có quy mô sản xuất trang trại hoặc nông hộ, những hộ nông trường viên là những công nhân nông trường đã nhận đất của nông trường theo hợp đồng khi nông trường chuyển đổi thành công ty; các hộ có khả năng ký hợp đồng sản xuất cho các công ty chè; Các hộ là xã viên HTX (gồm cả những hộ tham gia tổ, nhóm nông dân).
+ Trong thu gom chè: có các nhóm người thu gom, tư thương.
+ Trong chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm: có các cơ sở chuyên chế biến tư nhân, hộ sản xuất kiêm chế biến, DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh chế biến và xuất khẩu; người thu gom, người bán buôn,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét