Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Để xây dựng sản phẩm OCOP thành công, phải có sự đóng góp rất lớn của các thành viên trong HTX

 

Chương trình hỗ trợ giống gà Mía, gà Đông Tảo; hỗ trợ Tôn sao inox, giàn tưới phun mưa, phân bón, giống cho các hộ dân trồng chè Thái Nguyên; hỗ trợ mô hình sản xuất rau trong nhà kính, mô hình nuôi lợn rừng

 Đến huyện Định Hóa, nói chuyện về quê hương Phú Đình, ai cũng nhắc ngay tới những di tích lịch sử gắn bó với các sự kiện quan trọng của đất nước thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng còn có một Phú Đình bấy nay tần tảo, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tạo dựng nên diện mạo mới cho các làng bản bao bọc những di sản Quốc gia. - Ông Ma Doãn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đình nói với chúng tôi bằng cả niềm tự hào.


Xã Phú Đình hiện có hơn 1.500 hộ, hơn 6.100 nhân khẩu, hiện trong xã không còn hộ ở nhà dột nát; 81,5% hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng; thu nhập bình quân đạt 32,1 triệu đồng/người/ năm; 100% số xóm xây dựng đươc nhà văn hóa; số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2019 là 1.337 hộ.

 Để có được những kết quả đó, với Phú Đình thì đó là một quá trình nỗ lực vươn lên, bởi đời sống kinh tế của người dân chủ yếu trông vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do địa hình phức tạp, có nhiều đồi núi dốc, trong tổng số 3.100 ha đất tự nhiên của xã, đất sản xuất chiếm hơn 2.100 ha nhưng đã có gần 470 ha đất rừng sản xuất; hơn 19 ha đất rừng đặc dụng do người dân quản lý.

 Nhiều năm qua, cây chè Thái Nguyên được xác định là cây trồng thế mạnh trong phát triển kinh tế của Phú Đình. Hiện toàn xã có 223 ha chè Thái Nguyên, trong đó gần 70% diện tích chè Thái Nguyên già cỗi đã được chuyển đổi sang trồng chè Thái Nguyên cành giống mới như LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên. Do chè Thái Nguyên được chăm bón đúng kỹ thuật, năng suất đạt hơn 110 tạ chè Thái Nguyên búp tươi/ha; sản lượng đạt trên 2.327 tấn. Mỗi năm, cây chè Thái Nguyên mang lại cho người Phú Đình hơn 84 tỷ đồng.

 

Chúng tôi gặp ông Hoàng Văn Thành cùng gần chục nông dân khác đang thu hái chè Thái Nguyên trên đồi chè Thái Nguyên thuộc thôn Duyên Phú. Ông Thành cho biết: Từ nhiều năm trở lại đây, người dân được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chế biến chè Thái Nguyên; được đến các vùng chè Thái Nguyên Tân Cương (T.P Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ) và một số vùng chè Thái Nguyên khác của tỉnh để tham quan mô hình, trao đổi, học tập kinh nghiệm, qua đó trình độ sản xuất, chế biến chè Thái Nguyên của bà con được nâng cao, giá thành sản phẩm tăng từ 60.000 đồng/kg năm 2015 lên mức 200.000 đồng/kg hiện nay.

 

Xác định được giá trị kinh tế từ cây chè Thái Nguyên mang lại nên hầu hết các hộ dân trong vùng đã phá bỏ cây vườn tạp cho thu nhập thấp để chuyển đất sang trồng chè Thái Nguyên. Chia sẻ khó khăn với nông dân, 5 năm gần đây đã có hàng trăm lượt hộ nghèo được hỗ trợ hom chè Thái Nguyên giống để trồng mới hoặc trồng thay thế. Bình quân 15 ha/năm. Hiện trên địa bàn xã đã có 5 làng nghề chè Thái Nguyên truyền thống và 2 hợp tác xã chè Thái Nguyên hoạt động có hiệu quả. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm, chính quyền địa phương đã vận động hộ trồng chè Thái Nguyên tích cực tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm hàng nông thôn tiêu biểu của huyện và tỉnh. Đồng thời, vận động hộ trồng chè Thái Nguyên tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP, làm ra sản phẩm chè Thái Nguyên an toàn bán cho nhân dân, du khách và vận động một số hộ có nương chè Thái Nguyên đẹp xây dựng thành điểm tham quan du lịch.

 

Để hiểu thêm về đời sống kinh tế của người dân Phú Đình, chúng tôi đến thôn Đồng Ban, vào thăm khu chợ thương mại của xã. Chợ được hoàn thiện vào tháng 5-2019, với tổng diện tích 5.500m2, đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới. Trong chợ bày bán nhiều các mặt hàng nông, lâm sản, nhưng nhiều nhất, sôi động nhất vẫn là chè Thái Nguyên búp khô. Bà Ma Thị Liên, một trong những hộ làm chè Thái Nguyên có uy tín ở xóm Duyên Phú chia sẻ: Nông dân chúng tôi nhà nào cũng có ruộng, nương. Nhưng ruộng chỉ đủ lấy gạo ăn; nương tre, vầu lấy được ít măng bán đổi muối, còn tiền mua áo mới, đóng học cho con trẻm, tiền xây nhà, mua xe máy, ti vi đều từ cây chè Thái Nguyên mà ra.

 

Người Phú Đình tạo dựng được diện mạo mới trên vùng đất mình sống, là bởi người dân có truyền thống đoàn kết, biết phát huy nội lực và biết thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập. Ngày nay, các vùng sản xuất hàng hóa nông sản như chè Thái Nguyên, lúa đặc sản hình thành trên quê hương cách mạng. Đặc biệt tại các làng nghề chè Thái Nguyên truyền thống ở 2 xóm Duyên Phú và 3 xóm Phú Ninh, thu nhập của người làm chè Thái Nguyên đạt từ 5,5 đến gần 8 triệu đồng/người/tháng.

 

Tại các xóm Đèo De, Đồng Giắng, Nạ Mùi, Đồng Chấn… bà con đã đưa cây quế vào trồng thay thế cây vườn tạp. Tuy chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng hương quế quyện cùng hương chè Thái Nguyên, hương lúa thoảng thơm giữa nắng trời tháng Tám, gợi ký ức bao người nhớ về miền đất mang nặng sử xanh và đang lặng lẽ đi lên.

 

Điểm sáng trong xây dựng sản phẩm chè Thái Nguyên Thái Nguyên OCOP

 

Coi trọng tái cơ cấu nông nghiệp

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở  thành phố Thái Nguyên là vấn đề đầu tư cho sản xuất, giúp hoàn thành và nâng cao tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

 Hàng năm, trên cơ sở đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, UBND thành phố chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư cơ giới vào sản xuất để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Những năm qua, nhiều chương trình, dự án đã được thành phố triển khai tới các xã, các HTX, các hộ dân như: Chương trình hỗ trợ giống gà Mía, gà Đông Tảo; hỗ trợ Tôn sao inox, giàn tưới phun mưa, phân bón, giống cho các hộ dân trồng chè Thái Nguyên; hỗ trợ mô hình sản xuất rau trong nhà kính, mô hình nuôi lợn rừng; triển khai trên 60 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; triển khai mô hình cánh đồng một giống tại xã Thịnh Đức; mô hình hỗ trợ nông dân sản xuất chè Thái Nguyên theo hướng an toàn, tiêu chuẩn VietGap, UTZ…

Bên cạnh đó, thành phố còn coi trọng tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX, tạo mọi điều kiện để duy trì và mở rộng HTX ngành nghề nông thôn làm ăn hiệu quả; coi trọng việc phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, tiến tới xây dựng các sản phẩm OCOP.

Thành công nhờ chủ động

Ông Ngô Danh Thùy, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên, cho biết: Thành phố luôn quan tâm xây dựng các sản phẩm OCOP; không chỉ  nhiệm kỳ này mà từ những nhiệm kỳ trước, thành phố đã có nhiều đề án quy hoạch vùng sản xuất tập trung tạo ra những sản phẩm mang tính hàng hóa và nông nghiệp theo hướng phát triển đô thị, là nền tảng cho nông nghiệp theo các tiêu chuẩn, yêu cầu cao của thị trường.

Phòng bảo quản chè Thái Nguyên HTX Hảo Đạt.

Bởi vậy, khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) chính thức được Chính phủ đề ra, ngay năm đầu tiên tham gia, thành phố đã có 8/25 sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh; trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đều 3 sao.

Những năm tới, thành phố xác định sản phẩm OCOP về chè Thái Nguyên vẫn là chủ lực, ngoài ra, sẽ mở rộng sang một số sản phẩm khác và các loại hình mới như ống hút tự nhiên (ống tre), du lịch cộng đồng, đông trùng hạ thảo, một số mặt hàng ăn nhanh, các sản phẩm hoa quả. Để sớm đạt được nhiều sản phẩm OCOP, thành phố chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap và hướng tới sản xuất theo hướng hữu cơ.

“Tuy nhiên, vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá các sản phẩm OCOP vẫn còn bất cập. Cụ thể: nếu xét về truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm bánh làm từ nguyên liệu bột mỳ, theo cách đánh giá hiện nay là rất khó đạt vì bột mỳ có nguồn gốc từ nước ngoài; hay bao bì bằng chai thủy tinh, người nông dân đều phải thuê; nếu mổ xẻ ra, các giống cây đều từ viện nghiên cứu, giống mới, giống hiệu quả nông dân không thể tạo ra được... Do vậy, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp”, ông Thùy nói.

Tiếng nói từ cơ sở

Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX chè Thái Nguyên Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên), cho biết: HTX hiện tại có 30 thành viên chính thức và 50 thành viên liên kết, với 30ha chè Thái Nguyên; bình quân mỗi năm HTX sản xuất và chế biến được từ 400 đến 700 tấn chè Thái Nguyên búp tươi. Từ sản phẩm chè Thái Nguyên truyền thống, HTX đã phát triển 3 dòng sản phẩm chè Thái Nguyên có giá trị, được thị trường đón nhận, nhiều đối tác trong và ngoài nước tham gia tiêu thụ sản phẩm cho HTX. Tháng 8 năm 2019, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, HTX được 3 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Từ khi đạt sản phẩm OCOP, khách hàng lại càng tin tưởng sản phẩm và HTX hơn, tới nay, sản lượng tiêu thụ tăng khoảng 20% so với trước. Mục tiêu của HTX là tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP trở thành hàng hoá có thương hiệu, trong đó có những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia OCOP 5 sao.

“Để xây dựng sản phẩm OCOP thành công, phải có sự đóng góp rất lớn của các thành viên trong HTX nên các xã viên phải được tiếp cận OCOP và các quy định về nó. Thế nhưng, từ trước tới nay, các lớp tập huấn, học tập về OCOP vẫn chỉ dành cho lãnh đạo HTX, chưa có lớp nào dành cho bà con nông dân, xã viên HTX”, bà Hảo nói.

Bà Đỗ Thị Hiệp, Giám đốc HTX chè Thái Nguyên Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên), chia sẻ: HTX thành lập năm 2001, tự hào là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified tại Việt Nam cho sản phẩm trà. Hiện nay, HTX có 38 hộ thành viên là đại diện cho các hộ sản xuất và chế biến chè Thái Nguyên tại 4 xóm của xã Phúc Xuân, với  25ha chè Thái Nguyên, trong đó có 20ha chè Thái Nguyên đang thu hái, còn 5ha trồng mới, sản lượng ước đạt 70 tấn chè Thái Nguyên búp khô các loại/năm; trong đó, sản lượng chè Thái Nguyên khô sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ là 29 tấn. Cuối năm 2019, khi tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm, HTX đã có một sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.

“Chúng tôi thấy khó nhất trong việc xây dựng sản phẩm OCOP là viết câu chuyện về trà, để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP phải có câu chuyện về trà của sản phẩm ấy. Chúng tôi là những người nông dân, làm nhiều viết ít, làm sao mà viết câu chuyện về trà hay được; nên chăng, vấn đề này các cơ quan chức năng cần xem lại”, bà Hiệp nói.

Việc chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP đã mang lại cho thành phố Thái Nguyên ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu ngân sách cho nhà nước cũng không ngừng tăng lên. Đơn cử như HTX chè Thái Nguyên Hảo Đạt mỗi năm nộp ngân sách Nhà nước 200 - 400 triệu đồng; giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 30 - 50 lao động là con em trong vùng, với mức thu nhập bình quân 4,5 - 6,5 triệu đồng/người/ tháng.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét