Trong năm 2015, xuất khẩu chè Thái Nguyên đã giảm 5,8% về khối lượng và giảm 6,6% về trị giá so với năm 2014.
Giá chè Thái Nguyên xuất khẩu bình quân năm 2015 đạt 1.708 USD/tấn, giảm 0,9% so với năm 2014. Trong năm 2015, Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với 38,4% thị phần.
Năm nay, miền Bắc mưa nhiều hơn những năm trước nên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Sản lượng chè đông tăng hơn so với mọi năm trong khi nhu cầu của người tiêu dùng không tăng đột biến khiến giá chè ổn định hơn so với những năm trước.
Tại Thái Nguyên, giá một số loại chè trong tháng 1 chỉ nhích nhẹ so với một vài tháng trước. Cụ thể, giá chè cành chất lượng cao tăng 20.000 đ/kg lên mức 220.000 đ/kg. Giá chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) tăng 10.000 đ/kg lên mức 160.000 đ/kg. Giá chè xanh búp khô (chưa sơ chế) vẫn ổn định ở mức 130.000 đ/kg.
Trong khi đó, tại Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu lại có phần giảm sau một thời gian dài đứng giá kể từ giữa tháng 8-2015 do giá xuất khẩu thấp. Trong tháng 1, giá chè sản xuất chè xanh loại 1 giảm 1.000 đ/kg so với tháng 12-2015 xuống còn 8.000 đ/kg, trong khi chè nguyên liệu sản xuất chè đen loại 1 giảm 500 đ/kg xuống mức 4.000 đ/kg.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Thái Nguyên cho rằng: Vấn đề nan giải của xuất khẩu chè hiện nay vẫn là chất lượng chưa đảm bảo. Điều này xuất phát từ thực tế hiện nay vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng cho vùng nguyên liệu chè.
Cũng theo ông Tài, hiện nay, nhiều nơi chỉ có một vùng nguyên liệu nhưng có nhiều doanh nghiệp trong ngành cùng "tranh nhau" mua. Do vậy, người dân trồng chè không được đầu tư, quan tâm đúng mức. Để cải thiện tình hình chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của ngành chè, vấn đề này cần nhanh chóng được giải quyết.
Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên VietnamPlus, tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Thái Nguyên không khỏi đắn đo trước những thách thức mà nếu Giá Chè Thái Nguyên không thực sự “chuyển mình” mạnh mẽ thì e rằng cơ hội là ngay trước mắt, song cũng không dễ có thể nắm bắt.
- Thưa ông, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông đánh giá vấn đề này như thế nào về tác động của TPP đối với Giá Chè Thái Nguyên Thái Nguyên?
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài: bước đầu tôi cho rằng, khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp và nông dân trồng chè của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nhiều vùng chè sẽ sớm đạt được 3 mục tiêu “Kinh tế-Xã hội-Môi trường.” Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi những người làm chè đã nhận thức đầy đủ và tự đổi mới, đồng thời cũng phải có sự hỗ trợ của nhà nước về quy hoạch.
Bên cạnh đó, thách thức phải đối mặt cũng không ít nên nếu doanh nghiệp, hộ nông dân không vượt qua được thì khả năng rút khỏi thương trường trong tương lai rất gần.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Thái Nguyên. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hưởng lợi kép
- Ông có thể nói rõ hơn về những cơ hội?
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài: Lâu nay, Chè Thái Nguyên xuất khẩu chủ yếu là chè đóng bao to từ 30kg - 60kg, dưới dạng nguyên liệu. Các nhà nhập khẩu gói tổ chức đóng gói hoặc đấu trộn với chè từ các nước khác để đóng bao nhỏ (dưới 3kg) hoặc chiết xuất lấy các hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người để đóng gói, đóng lon, đóng chai… mang thương hiệu của họ để phân phối trên thị trường nước sở tại, hoặc xuất khẩu sang các nước thứ 3.
Như vậy, có nghĩa là sản phẩm Chè Thái Nguyên là tư liệu sản xuất của các nhà nhập khẩu, với mức giá chỉ khoảng 5% - 20% giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng hầu như không biết đến Chè Thái Nguyên, mặc dù lâu nay họ vẫn uống.
Khi TPP chưa có hiệu lực, thuế nhập khẩu chè của một số nước trong TPP như Nhật Bản 17%, Peru 9%, Hoa Kỳ 6,4%, Chile 6%, Mexico 2%, Brunei là 22 cent/kg… Sau khi có hiệu lực, các doanh nghiệp chè của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng chè tại tất cả các nước trong khối này, cũng như cơ hội mở kênh phân phối sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu, xuất xứ của mình mà không bị bất cứ rào cản nào, trước hết là thuế nhập khẩu chè.
Hiện, Việt Nam xuất khẩu khoảng 80% sản lượng chè được sản xuất, nhưng hy vọng sắp tới có thể tự đóng gói chè thành phẩm phục vụ người tiêu dùng trong các nước TPP. Khi đó, các doanh nghiệp chè sẽ thay đổi loại hình đóng gói, từ bao to là tư liệu sản xuất sang bao nhỏ là tư liệu tiêu dùng và nếu thiết lập được các kênh phân phối đến người tiêu dùng thì Chè Thái Nguyên sẽ ngay lập tức được hưởng lợi kép cả về giá bán và thương hiệu.
Ví dụ, bán chè ở dạng bao lớn giá bình quân như lâu nay khoảng 1,8 USD/kg. Chuyến sang gói nhỏ, có thương hiệu giá bán khoảng 5-10 USD/kg và nếu làm thương hiệu tốt, có thể lên tới 20-25 USD/kg như Unilever đã và đang thực hiện.
Vấn nạn từ 20 năm
- Cơ hội luôn đi kèm thách thức. Vậy, vấn đề lớn nhất mà Giá ChèThái Nguyên - Thái Nguyên có thể gặp phải khi hội nhập TPP là gì ?
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài: Theo tôi, đầu tiên là về quan hệ sản xuất. Công đoạn sản xuất nguyên liệu (chè búp tươi) có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Hiện nay, ngoài số ít doanh nghiệp tự trồng hoặc liên kết được chặt chè với nông dân theo chuỗi giá trị, còn lại đa phần là sản xuất tại các hộ gia đình nông dân và các hộ gia đình công nhân nhận khoán.
Trên thực tế, bình quân mỗi hộ trồng chè chỉ có khoảng 0,3 ha, với nhiều giống chè khác nhau, quy trình canh tác, thu hái khác nhau, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tự phát, thiếu chuyên môn hóa, hiệp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp cho nên khó ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới và phù hợp, năng suất-chất lượng thấp, không đồng đều, giá thành cao, giá bán thấp. Chưa kể đến, mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và người trồng chè lỏng lẻo, không có chế tài cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này, cho nên cả hai phía đều bất lợi, bất an.
Về công nghiệp chế biến, rất nhiều doanh nghiệp thu mua chè nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, không kiểm soát được số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm đồng thời không chứng minh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đây là vấn nạn của Giá Chè Thái Nguyên hơn 20 năm qua.
Đến nay chúng ta lại phải bắt đầu gây dựng lại từ đầu. Nếu không thì không chỉ có chè mà nông sản Việt Nam sẽ không có chỗ đứng trên thương trường.
Đổi mới quan hệ sản xuất
- Theo ông, đâu là giải pháp để Giá Chè Thái Nguyên vượt qua thách thức và nắm bắt được cơ hội?
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài: Giải pháp thì có nhiều và luôn phải đồng bộ, nếu không có khi lại triệt tiêu lẫn nhau.
Giải pháp đầu tiên, có ý nghĩa quyết định vẫn thuộc về phạm trù quan hệ sản xuất. Đó là cần phải tổ chức lại sản xuất, chế biến chè trên từng địa bàn theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở chế biến chè được ban hành theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó mỗi cơ sở chế biến được chính quyền địa phương quy hoạch, phân vùng vùng nguyên liệu cụ thể.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, đảm nhiệm toàn bộ hệ thống cung ứng phân bón, bảo vệ thực vật cho cây chè và bao tiêu sản phẩm. Nông dân có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bán nguyên liệu cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra liên kết nông – công nghiệp, liên kết theo chuỗi trên từng địa bàn, là cơ sở để trong tương lai gần sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Có thể nói là khoa học - kỹ thuật phục vụ Giá Chè Thái Nguyên trong những năm qua đã được nhà nước khá quan tâm, chính vì vậy đã góp phần đưa Giá Chè Thái Nguyên Thái Nguyên đứng thứ 5 thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu, nhưng trên thực tế rất nhiều tiến bộ kỹ thuật vẫn không thể triển khai được vào thực tiễn đại trà bởi quan hệ sản xuất lạc hậu đã cản trở.
Đã đến lúc cần sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước để đổi mới quan hệ sản xuất, khi đó nó sẽ tự mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Giá Chè Thái Nguyên Thái Nguyên mới có thể vượt qua được thách thức và nắm bắt được cơ hội phát triển nhanh và bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong tương lai gần./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét