Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Bà Nguyễn Thị Hoa, phụ trách kỹ thuật của HTX Thái Ninh (xóm Minh Lập, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương)

 Nâng tầm nông sản chè Thái Nguyên là thế mạnh của địa phương

 

Phú Lương nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thái Nguyên, là vùng Chè Thái Nguyên nguyên liệu nổi tiếng của tỉnh. Từ lâu, Trà Thái Nguyên Phú Lương được coi là đặc sản của vùng bởi hương vị thơm tự nhiên, có vị chát nhẹ khi mới uống, sau khi uống sẽ thấy ngọt lắng sâu trong vị giác; màu nước xanh của Trà Thái Nguyên như nguồn nước sông Cầu, ngấm qua các mạch ngầm tưới mát cho những đồi Chè Thái Nguyên quanh năm tươi tốt.

 

Toàn huyện hiện có 28 làng nghề sản xuất, chế biến Chè Thái Nguyên, tập trung ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Yên Lạc, với tổng diện tích đất trồng Chè Thái Nguyên có thể lên tới trên 4.300ha, mỗi năm cho sản lượng gần 1.000 tấn Chè Thái Nguyên búp khô cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

 

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên, Phú Lương phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích Chè Thái Nguyên đạt 4.150ha, diện tích tập trung chiếm từ 62% trở lên, chủ yếu ở các xã Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc và một số xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng... Đến năm 2030, phấn đấu đạt 4.330ha Chè Thái Nguyên, với 80% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, 80% sản phẩm Chè Thái Nguyên do doanh nghiệp, HTX hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX với các hộ dân, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và thương hiệu riêng.

 

Bên cạnh đó, các cây con khác như: Lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản hay phát triển lâm nghiệp bền vững cũng được huyện cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 16/03/2020. Với phương châm tăng sản lượng, chất lượng, diện tích tập trung và phương pháp sản xuất chủ đạo là áp dụng các biện pháp nuôi trồng, chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường.

 

Phấn đấu đạt 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

 

Theo kế hoạch, Phú Lương phấn đấu đến hết năm 2020, có 03 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên gồm: Dây thìa canh DK (xã Yên Ninh); Nước Hoa hồng (xã Cổ Lũng); 4 sản phẩm Chè Thái Nguyên đinh, Chè Thái Nguyên nõn của 2 xã Tức Tranh và Vô Tranh.

 

Ông Hoàng Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện, chia sẻ: Để thực hiện đạt mục tiêu này, Phú Lương đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức hội nghị hướng dẫn đăng ký sản phẩm OCOP, triển khai thực hiện chu trình OCOP; đồng thời, huyện còn tiến hành tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân dân tại 13 xã trên địa bàn; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh đánh giá, phân hạng.

 

Ngoài ra, huyện còn tổ chức các chuyến tham quan học tập mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu, Chương trình OCOP ở các tỉnh điển hình cho cán bộ phụ trách nông thôn mới, chương trình OCOP các xã, các hộ nông dân tiêu biểu, các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình OCOP. UBND huyện cũng chỉ đạo các đơn vị, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể; đăng ký tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn đăng ký, lập hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện đã có 22 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP giai đoạn 2019 – 2025, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng, phấn đấu được công nhận đạt từ 3 sao trở lên trong năm 2020.

 

DN, HTX vào cuộc

 

Đại diện Công ty CP Sản phẩm thiên nhiên DK (DK Natura, ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương) chia sẻ: Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, chính vì thế, công ty  không ngừng đầu tư nghiên cứu, chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, cập nhật các thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để cho ra thị trường những sản phẩm thuốc đông dược và thực phẩm chức năng an toàn, hiệu quả nhất cho người Việt. Trong 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Sản phẩm thiên nhiên (DK DKNatura) tự hào là đơn vị góp phần xây dựng tên tuổi và giá trị của các dược liệu quý trong nước như Dây thìa canh, Giảo cổ lam, Cà gai leo….

 

Hiện nay, dây thìa canh lá to (DTCLT) đã được quy hoạch và trồng nhiều tại huyện Phú Lương. Toàn bộ các khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái đều tuân theo tiêu chuẩn GACP (Thực hành trồng trọt và thu hái tốt), được Bộ Y tế công nhận; cây giống phải được gieo trồng qua 3 thế hệ vẫn cho hoạt chất ổn định, phát triển bình thường mới được đưa vào gieo trồng trên diện rộng; đất trồng DTCLT phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu dưới ngưỡng cho phép, nguồn nước cũng phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; vùng trồng dược liệu phải cách xa các vùng trồng lúa, ngô và hoa màu khác để tránh ô nhiễm chéo; quá trình trồng trọt, thu hái DTCLT cũng phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật đã quy định. Tính đến tháng 9/2019, diện tích trồng DTCLT của DK Natura khoảng 01ha; sản phẩm dây thìa canh DK của công ty đang được xã, huyện xây dựng là sản phẩm OCOP của địa phương.

 

t27.JPG

Vườn Dây thìa canh của Công ty DK.

Những năm gần đây, doanh thu của HTX Thái Ninh (xóm Minh Lập, xã Tức Tranh) luôn đạt từ 2 tỷ đồng trở lên; qua đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX và mang lại công ăn việc làm cho một số lao động địa phương.

 

Bà Nguyễn Thị Hoa, phụ trách kỹ thuật của HTX tâm sự: HTX được thành lập năm 2019, với 7 thành viên; tất cả các thành viên đều cam kết sản xuất Chè Thái Nguyên đúng theo quy trình VietGAP đã được học, được tập huấn nên sản phẩm Chè Thái Nguyên của chúng tôi luôn được khách hàng tin dùng. Chúng tôi đang xây dựng sản phẩm Chè Thái Nguyên của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP. Con trai lớn của tôi là giám đốc HTX, thời gian qua, hai mẹ con đều đi học các lớp tập huấn về sản phẩm OCOP, con tập huấn ở trên tỉnh, tôi tập huấn ở huyện. “Xưởng chế biến của HTX để gần khu sản xuất là giúp việc theo dõi các hộ dân thực hiện đúng quy trình sản xuất một cách triệt để hơn. Tuy nhiên, đường vào còn hơi nhỏ, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của huyện tạo điều kiện về vốn, về mặt bằng để chúng tôi đổ bê tông mở rộng mặt đường, giúp xe cộ đi lại dễ dàng hơn”, bà Hoa nói.

 

Mục tiêu chung của Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến năm 2030 là: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đảm bảo môi trường sinh thái; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

 

Tới thời điểm này, mục tiêu ấy đang được huyện Phú Lương từng bước cụ thể hóa; đơn cử như với việc triển khai đăng ký nhiều sản phẩm OCOP trong năm 2020 nhằm thu hút các tổ chức, doanh nghiệp chung tay xây dựng, đưa lĩnh vực sản xuất, chế biến các nông sản của địa phương ngày một phát triển.

 

Bám sát địa bàn để hoàn thành nhiệm vụ

 

Ông Chử Văn Thủy, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa, cho biết: Hàng năm, chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND các xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên kế hoạch được giao và nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn huyện. Năm 2019, Trung tâm đã tuyển sinh 07 lớp đào tạo nghề, có lớp đào tạo tại trung tâm, còn lại đào tạo tại các xã: Bình Thành, Đồng Thịnh, Sơn Phú, Điềm Mặc, Phú Đình, Linh Thông. Trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp 01 lớp/16 học viên (Nghề may công nghiệp); lĩnh vực nông nghiệp 06 lớp/163 học viên (gồm các nghề: nuôi và phòng trị bệnh cho gà, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, chế biến Chè Thái Nguyên xanh, Chè Thái Nguyên đen). Sau khi học xong, các học viên đều tìm được việc làm, một số đã mạnh dạn đầu tư, tự tin phát triển sản xuất cho bản thân và gia đình.

 

“Thực tế hiện nay, phần lớn lao động nông thôn trong độ tuổi lao động thường đi làm ăn xa hoặc đi làm cho các công ty ở trong và ngoài tỉnh nên công tác tuyển sinh các lớp nghề luôn gặp khó khăn. Bởi vậy, bên cạnh việc gửi thông báo tuyển sinh đến từng xã, trung tâm còn phối hợp với chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới tận thôn bản; bám sát các nghề mà người dân mỗi địa phương cần để xây dựng và tuyển sinh lớp nghề cho phù hợp”, ông Thủy nói. 

 

Ông Bùi Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Thái Nguyên (Sở Lao động-TBXH tỉnh Thái Nguyên), chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; ở các huyện, thành phố, thị xã đều có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của địa phương; các đơn vị ngoài công lập, các đơn vị ngoài tỉnh cũng tham gia dạy nghề nên việc tuyển sinh các lớp nghề theo Đề án 1956 của trung tâm gặp rất nhiều khó khăn.

 

giảng-viên-trung-tâm-dạy-nghề-thái-nguyên-hướng-dẫn-các-học-sinh-cách-hái-Chè Thái Nguyên.JPG

Giảng viên Trung tâm dạy nghề Thái Nguyên hướng dẫn các học sinh cách hái Chè Thái Nguyên.

Trước tình hình đó, hàng năm, trung tâm đều cử cán bộ xuống bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền các cấp, đoàn thể các địa phương để tìm hiểu nhu cầu học nghề thực tế của mỗi địa bàn; từ đó xây dựng kế hoạch và lịch học phù hợp. Năm 2019, công tác dạy nghề và liên kết quản lý đào tạo, trung tâm đã hoàn thành vượt mức kết hoạch được giao với 715/700 người (đạt 102% kế hoạch); trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn có ngân sách hỗ trợ là 05 lớp với 171 học viện.

 Tư duy của người dân thay đổi

 Bà Nguyễn Thị Hoa, phụ trách kỹ thuật của HTX Thái Ninh (xóm Minh Lập, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương), tâm sự: HTX Thái Ninh được thành lập năm 2019, với 7 thành viên; tất cả các thành viên đều cam kết sản xuất Chè Thái Nguyên đúng theo quy trình VietGAP đã được học, được tập huấn nên sản phẩm Chè Thái Nguyên của chúng tôi luôn được khách hàng tin dùng; chúng tôi đang xây dựng sản phẩm Chè Thái Nguyên của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét