Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Nói về những dự định cũng như kế hoạch trong thời gian tới

  Sản xuất Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ: Hướng đi mới ở HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn

Cập nhật ngày: 09/09/2020 08:11 (GMT +7)

 Các thành viên HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn, ở xóm Khe Lim, xã Bình Sơn (T.P Sông Công) thu hái Chè Thái Nguyên chính vụ.

Các thành viên HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn, ở xóm Khe Lim, xã Bình Sơn (T.P Sông Công) thu hái Chè Thái Nguyên chính vụ.

Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm Trà Thái Nguyên ngon, đảm bảo chất lượng, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn, ở xóm Khe Lim, xã Bình Sơn (T.P Sông Công) đã sản xuất Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ. Qua đó, từng bước khẳng định thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường.

 

Anh Lê Quang Thắng, cán bộ xã Bình Sơn chia sẻ: Vùng đất Khe Lim có truyền thống làm Chè Thái Nguyên từ nhiều đời nay. Người dân nơi đây cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cộng với khí hậu, thổ nhưỡng giáp vùng đất Tân Cương (T.P Thái Nguyên) nên sản phẩm Trà Thái Nguyên của bà con làm ra có vị thơm, ngon đặc trưng. Đặc biệt, hơn 1 năm nay, bà con áp dụng sản xuất Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ nên càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Vừa nhanh tay hái những búp Chè Thái Nguyên xanh non, bà Lê Thị Quang, thành viên HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn cho hay: Gia đình tôi trồng trên 5.000m2 Chè Thái Nguyên giống LDP1. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, chúng tôi đã sản xuất, chế biến Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ mà phun thuốc thảo mộc (được chế biến từ tỏi, ớt, …) để diệt sâu, bọ, côn trùng… hại Chè Thái Nguyên. Sử dụng đạm, lân hữu cơ thay vì vô cơ như trước đây. Lúc đầu, do chưa quen với phương thức sản xuất mới, năng suất Chè Thái Nguyên bị giảm khoảng 30%. Nhưng nay, khi áp dụng “thuần thục”, tôi thấy sản xuất Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ năng suất Chè Thái Nguyên ổn định, hương vị ngon, thơm hơn. Hiện, giá Chè Thái Nguyên búp khô của gia đình tôi đang bán dao động từ 350-400 nghìn đồng/kg (cao hơn 150-200 nghìn đồng/kg so với lúc trước khi làm Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ). Trừ chi phí, trung bình 1 năm, tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng.

 

Thành lập tháng 8-2019, HTX hiện có 12 thành viên. Với 50ha Chè Thái Nguyên giống LDP1, TRI777... trong đó có 3ha Chè Thái Nguyên đang được các thành viên của HTX sản xuất theo hướng hữu cơ. Chia sẻ về quyết định tìm hướng đi mới cho HTX, anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc HTX cho biết: Người tiêu dùng ngày càng kỹ tính hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm Trà Thái Nguyên, vì thế tôi luôn đau đáu làm sao để sản xuất ra sản phẩm Trà Thái Nguyên đảm bảo chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, được thị trường đón nhận. Bởi vậy, ngay sau khi thành lập HTX, chúng tôi bắt tay ngay vào sản xuất Chè Thái Nguyên theo hướng hữu cơ. Trong đó, yêu cầu các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất Chè Thái Nguyên (không sử dụng thuốc diệt cỏ; chỉ sử dụng đạm, lân hữu cơ, phân chuồng ủ mục; sử dụng thuốc thảo mộc để diệt sâu, bọ, côn trùng; sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây…). Trong quá trình sản xuất, chúng tôi thường xuyên kiểm soát chất lượng sản phẩm.

 

Đến nay, sản phẩm Trà Thái Nguyên của HTX Trà Thái Nguyên Cao Sơn đã đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm; có mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện, HTX đang hoàn thiện hồ sơ để tham gia thi chứng nhận OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh. Hiện, thu nhập bình quân của các thành viên trong HTX đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm (cao hơn 15 triệu đồng so với năm 2017).

 

Nói về những dự định cũng như kế hoạch trong thời gian tới, anh Phạm Văn Tiến cho biết thêm: Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các thành viên của HTX tham gia các lớp tập huấn về sản xuất Chè Thái Nguyên hữu cơ do tỉnh, Thành phố tổ chức để các thành viên đáp ứng các tiêu chí trong sản xuất Chè Thái Nguyên hữu cơ; tích cực tham gia các kỳ hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm tới người dân trong và ngoài tỉnh; mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm T.P Sông Công; xây dựng khu chế biến tập trung (rộng khoảng 1.000m2) vừa phục vụ chế biến Chè Thái Nguyên vừa để khách tham quan trải nghiệm làm Chè Thái Nguyên… Qua đó, tiếp tục khẳng định thương hiệu, quảng bá Trà Thái Nguyên Cao Sơn để người tiêu dùng đến và đón nhận sản phẩm nhiều hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét