Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trưng bày sản phẩm của các ý tưởng

  Ngày 6-10, tại TP Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên và UBND Đặc sản Thái Nguyên tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đặc sản Thái Nguyên năm 2020 nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm trên địa bàn.



Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đặc sản chè Thái Nguyên năm 2020 có nhiều hoạt động ý nghĩa, như hội thảo, chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trưng bày sản phẩm của các ý tưởng, dự án lọt vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020.

Các hoạt động này là dịp để các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, các trường đại học, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhóm khởi nghiệp, sinh viên... cùng nhau trao đổi, thảo luận, học hỏi làm sáng tỏ nhiều chủ đề, như thanh niên đối với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - vai trò tiên phong và động lực mới phát triển kinh tế - xã hội; định hướng nghề nghiệp; sự đồng hành giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng nguồn nhân lực; khởi nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp.

Những năm gần đây Đặc sản Thái Nguyên rất quan tâm hỗ trợ, khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó quy định nội dung, mức chi thực hiện hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật. Đây là cơ sở để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 Sản phẩm của các ý tưởng, dự án lọt vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đặc sản Thái Nguyên năm 2020.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Đặc sản Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13-10. Đại hội lần này sẽ đề ra các giải pháp huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực để xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Một trong những giải pháp để đạt mục tiêu này, nhiều diễn giả và đại biểu dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đặc sản Thái Nguyên năm 2020 cho rằng, tỉnh đang nỗ lực kiến tạo môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030

(TG) – Chiều 5/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức họp báo thông tin về Đại hội Đảng bộ Đặc sảnThái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Lê văn Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì buổi họp báo.

Các đồng chí: Lê Văn Tuấn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Quốc Hữu, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo.

Được tổ chức từ ngày 11-13/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ Đặc sản Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 có chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quốc phòng, an ninh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.”

Đại hội có 350 đại biểu chính thức, trong đó 46 đại biểu đương nhiên và 304 đại biểu   được bầu từ Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. 

Đại hội có 4 nhiệm vụ quan trọng gồm tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đặc sản Thái Nguyên khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Lê Văn Tuấn - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết, việc xây dựng các văn kiện Đại hội được thực hiện bài bản, khoa học, chặt chẽ, kỹ lưỡng và đã lấy ý kiến góp ý của các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, nhân dân, của các ban, bộ, ngành Trung ương.

Công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo cấp ủy khóa XX được thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công tác tổ chức phục vụ chuẩn bị Đại hội được thực hiện đầy đủ, chu đáo, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm. Các nội dung về công tác tổ chức Đại hội đã được Bộ Chính trị duyệt, đủ điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025...

Để chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Đặc sản Thái Nguyên lần thứ XX, 16/16 Đảng bộ trực thuộc đã hoàn thành đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 trước ngày 30/8/2020, bảo đảm đúng kế hoạch đề ra và đầy đủ 4 nội dung theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII.

 Các Đại hội đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy Thái Nguyên đã bầu được 506 đồng chí cấp ủy viên, trong đó số cấp ủy viên nữ có 109 người (đạt 21,5%), cấp ủy viên trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 74 người (14,68%) và cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số 101 người (đạt 19,9%), độ tuổi bình quân của cấp ủy viên là 44,71 tuổi.

Đồng chí Lê Văn Tuấn cũng khẳng định làm tốt công tác thông tin tuyên truyền là góp phần vào thành công của Đại hội. Vì vậy, đồng chí đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, của tỉnh tuyên truyền làm nổi bật các thành tố của chủ đề Đại hội; những định hướng lớn trong thời gian tới, đặc biệt là các khâu đột phá xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Đặc sản Thái Nguyên lần thứ XX là sự kiện chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, người dân tạo thành đợt sinh hoạt có ý nghĩa chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ. 

Tại buổi họp báo, đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Báo chí Đại hội và quán triệt nội dung quy định tác nghiệp của phóng viên báo chí tại Đại hội. Đồng thời trao đổi, giải đáp, làm rõ những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến công tác tuyên truyền Đại hội.

Kiên trì sản xuất chè theo hướng hữu cơ

Sau khi đã làm chè an toàn, chè VietGAP, làng nghề chè truyền thống xóm 10, xã Tân Linh, huyện Đại Từ, Đặc sản Thái Nguyên bắt tay vào sản xuất chè hữu cơ.

Đã quen sản xuất chè an toàn

Từ năm 2013, nhằm góp phần xây dựng thương hiệu vùng chè địa phương và giúp người dân vùng ảnh hưởng bởi dự án Núi Pháo làm giàu từ cây chè, Công ty Núi Pháo đã hỗ trợ nông dân huyện Đại Từ trong đầu tư, sản xuất chè tập trung áp dụng quy trình chè an toàn, chè VietGAP. Và hiện nay đang sản xuất theo hường chè an toàn hữu cơ.

Tổ sản xuất chè hữu cơ Núi Chúa xóm 10, xã Tân Linh hiện đang thực hiện dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm chè hữu cơ nhằm nâng cao giá trị cho ngành chè Đặc sản Thái Nguyên" với tổng số 51 hộ trên tổng diện tích 10ha.

 

Vùng sản xuất chè an toàn hữu cơ được quy hoạch tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai quy trình sản xuất. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Tân Linh là xã có diện tích chè lớn nhất huyện Đại Từ với trên 629ha chè, trong đó có 546ha chè kinh doanh. Cây chè trở thành nguồn thu chính của hơn 1.600 hộ dân, chiếm 98% số hộ trong xã.

Ông Võ Tiến Dũng, Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng và Môi trường (Công ty Núi Pháo) cho biết, việc đồng hành với người dân thực hành và sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP và theo hướng hữu cơ nhằm giúp phát huy thế mạnh của địa phương trên cơ sở gây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững, đem lại nguồn thu nhập đảm bảo đời sống người dân. Những năm trước, Công ty đã hỗ trợ lên đến 91ha cho gần 400 hộ dân thuộc 14 tổ hợp tác trong vùng ảnh hưởng bởi Dự án Núi Pháo, với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Diện tích sản xuất theo quy trình an toàn được Công ty hỗ trợ chiếm 21% tổng số chè được chứng nhận của toàn huyện Đại Từ. 

Với những kết quả đạt được cộng với những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, bên cạnh việc đầu tư hỗ trợ huyện mở rộng diện tích chè theo quy trình VietGAP, năm 2019 Công ty tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình chè hữu cơ tại xóm 10 với 51 hộ tham gia trên tổng diện tích 10ha. 

Theo đó, phía Công ty đã thực hiện kết nối, hỗ trợ xuyên suốt trong thời gian thực hành hữu cơ, trong năm đầu hỗ trợ thành lập vận hành kết nối các đơn vị thu mua đồng hành, hỗ trợ một phần kinh phí để bà con mua phân bón hữu cơ.

Ông Phạm Ngọc Tân, Bí thư Chi bộ xóm 10 khẳng định, cùng với việc phát triển diện tích chè, những năm qua, bà con đã thay đổi tư duy và tích cực chuyển đổi diện tích chè trung du già cỗi sang trồng chè cành như Kim Tuyên, LDP1… Đến nay, toàn xóm có hơn 85% diện tích là các giống chè cành, năng suất chè hiện đạt từ 20 - 25kg/sào. Từ năm 2013, Công ty Núi Pháo đã phối hợp với các đơn vị nhà nước tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, tham quan học tập, đánh giá chất lượng để cấp giấy chứng nhận chè an toàn theo quy trình VietGAP. Trong 7 năm qua, nhiều hộ trong xóm đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc chè theo quy trình sản xuất an toàn. Trên cơ sở đó, tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ cũng khá thuận lợi.

Mỗi năm lỗ cả trăm triệu

Ông Phạm Ngọc Năm, xóm 10, xã Tân Linh cho hay, gia đình ông có gần 2 mẫu chè sản xuất theo dự án, đều là chè lai LDP1, 1 mẫu 20 năm tuổi và 1 mẫu 7 năm tuổi. Trước đây chè nhà ông bán rất tốt, nhưng năm nay khó bán. Đây, lá chè đủ phân bón nó xanh mơn mởn thế này, còn chè "vào hữu cơ" kiểu nó còi xương suy dinh dưỡng, lá vàng vọt, búp cứng. Khi sao khô, cánh chè hữu cơ cũng không xanh đen đẹp như chè thường. Hiện mỗi lứa nhà tôi thu hái sản lượng thấp hơn trước 30%, giá bán cũng thấp hơn 20%, thất thu từ 8-10 triệu so với năm trước.

Ông Nguyễn Quốc Trưởng, 45 tuổi, Tổ trưởng Tổ sản xuất đặc sản Thái Nguyên hữu cơ Núi Chúa, xóm 10, xã Tân Linh chia sẻ, các hộ quyết tâm nhất và có diện tích tham gia mô hình hữu cơ nhiều nhất trên dưới 2 mẫu, như nhà ông Trưởng, ông Phạm Ngọc Năm, ông Đỗ Ngọc Việt. Đây cũng là các hộ được đánh giá là làm chè giỏi của xóm, xác định rõ sản xuất theo hướng hữu cơ là lâu dài và đòi hỏi hết sức kiên trì.

Tuy nhiên, khi chè của đa số các hộ dân sản xuất theo phương pháp cũ năng suất hơn hẳn, chè được bón nhiều phân đủ dinh dưỡng, tươi tốt nên bán được giá. Trong khi chè sạch vừa giảm năng suất vừa hình thức xấu hơn rất khó bán. Thương lái đi thua mua cứ phải chè xanh đẹp họ mới mua, không quá quan trọng "sạch" hay "không sạch". Mỗi lứa chè, mỗi hộ này thiệt hại cả chục triệu đồng so với trước đây. Nếu không tìm được đầu ra cho sản phẩm chè, khả năng cao nhiều hộ quay trở lại làm như trước đây.

 

Nương chè ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm chè hữu cơ tại xóm 10, xã Tân Linh, huyện Đại Từ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thực tế, hầu hết các hộ trong xóm vẫn sản xuất chè theo thế "chân trong, chân ngoài", như nhà ông Phạm Ngọc Tân, có 3 mẫu chè, chỉ có 8 sào chuyển đổi theo hướng hữu cơ, diện tích còn lại như ông giải thích thì hiện đang nằm ngoài khoanh vùng. Song, ngay trong "khoanh vùng" cũng còn một số bãi chủ hộ không đồng ý chuyển đổi, mặc dù đã được thuyết phục rất nhiều.

Vẫn phải làm bằng được

Chúng tôi đã thưởng thức sản phẩm chè sạch của gia đình ông Trưởng. Mặc dù hình thức cánh chè không được đẹp, không có độ đanh và màu đen ánh như chè đủ dinh dưỡng, màu nước cũng đỏ hơn, kém trong hơn, nhưng nước chè đúng là "thật nước" và "thơm sâu", rất có hậu.

Ông Trưởng thay mặt các thành viên trong Tổ sản xuất chè hữu cơ Núi Chúa xóm 10 bày tỏ, chè của chúng tôi đã sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn 7 năm qua, nay lại nâng cao lên 1 bước, sản xuất theo hướng hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có thành phần vô cơ, thực sự rất tốt cho sức khỏe. Chúng tôi mong muốn sản phẩm chè đến được với người tiêu dùng, với giá cả hợp lý để bà con nông dân yên tâm làm ra những sản phẩm thật ngon, thật sạch.

Về thực tế trên, ông Đinh Xuân Tuyến (Chủ tịch UBND xã Tân Linh) cho biết, Tân Linh vốn được coi là vựa chè của huyện Đại Từ về mặt năng suất, sản lượng. Các hộ làm chè thuộc tổ Núi Chúa xóm 10 từng trải nghiệm quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và nhận thức rõ hiệu quả bền vững của nó. Vì mới bắt tay vào sản xuất chè an toàn hữu cơ nên sản phẩm chưa được đón nhận. Tuy nhiên, đích đến của bà con không phải ngày một, ngày hai mà thời gian có thể một năm, vài năm với hiệu quả bền vững, lâu dài. Hiện đã có nhiều đơn đặt hàng với giá rất cao cho sản phẩm chè hữu cơ Tân Linh khi đạt chứng nhận. Đó chính là mục tiêu để bà con nỗ lực đoàn kết thực hiện.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét