Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình XDNTM

  Áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc cho nông sản chè Thái Nguyên 2020

Cập nhật ngày: 06/08/2020 08:04 (GMT +7)

 Mô hình truy xuất nguồn gốc Chè Thái Nguyên hữu cơ sinh học của chị Vũ Thị Vương ở xóm Chiến Thắng, xã Bình Long được triển khai từ đầu năm 2020 và hiện sản phẩm đang được tiêu thụ tại một số thành phố lớn.

Mô hình truy xuất nguồn gốc Chè Thái Nguyên hữu cơ sinh học của chị Vũ Thị Vương ở xóm Chiến Thắng, xã Bình Long được triển khai từ đầu năm 2020 và hiện sản phẩm đang được tiêu thụ tại một số thành phố lớn.

Truy xuất nguồn gốc là giải pháp minh bạch quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá chất lượng từ đó nâng cao giá trị, tính bền vững cho sản phẩm. Giải pháp này đang được huyện Võ Nhai hỗ trợ bà con nông dân triển khai trên nhiều sản phẩm nông sản sạch, nông sản an toàn.

 

Chỉ khoảng 2 đến 3 tuần tới đây, sản phẩm na La Hiên sẽ chính thức vào mùa. Bà con nông dân nơi đây đang chuẩn bị cho một vụ thu hái đầy hứa hẹn. Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên xã La Hiên có 40ha na VietGAP với sản lượng ước đạt gần 700 tấn bán ra thị trường được dán tem truy xuất nguồn gốc chứa đầy đủ thông tin về nguồn gốc cây trồng, quy trình sản xuất, tiến trình chăm bón, thu hái và thông tin cụ thể về hộ sản xuất cũng như chỉ dẫn địa lý thương hiệu. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh đi kèm phần mềm quét tem mã hoá dán trên mỗi sản phẩm, người dùng có thể biết được toàn bộ thông tin.

 

Ông Trần Văn Cử, Chủ tịch UBND xã La Hiên cho biết: Từ năm 2019, xã La Hiên đã xây dựng thành công 40ha trồng na đạt tiêu chuẩn VietGAP thuộc các xóm: Hiên Minh, Xuân Hòa, Hiên Bình và La Đồng. Xã cử cán bộ thường xuyên phối hợp với bộ phận chuyên trách của Sở Khoa học & Công nghệ hướng dẫn, thống kê toàn bộ quy trình sản xuất, tiến trình chăm sóc, thu hái của các hộ dân trồng na VietGAP. Dữ liệu này được cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu điện tử để phục vụ người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm bán ra sau này.

 

Bà Chu Thị Quy, Tổ trưởng Tổ VietGAP xóm Hiên Minh (La Hiên) cho biết: Toàn bộ 54 thành viên trong tổ chúng tôi đều thống nhất cao và tuân thủ tuyệt đối quy trình sản xuất theo VietGAP nên việc báo cáo nhật trình chăm bón, thu hái để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là rất thuận lợi. Chúng tôi hy vọng sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm na an toàn do chúng tôi sản xuất.

 

Dù chưa phổ biến nhưng câu chuyện áp dụng truy xuất nguồn gốc cũng không còn xa lạ với nông dân Võ Nhai. Năm 2019, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã tuyên truyền, kết nối người sản xuất nông sản với các ngành chức năng, tổ chức kinh tế để hình thành một số mô hình sản xuất nông sản sạch, nông sản an toàn gắn liền với minh bạch quy trình, tiến trình sản xuất qua giải pháp truy xuất nguồn gốc. Trong đó, mô hình tiên phong là: Mô hình truy xuất nguồn gốc Chè Thái Nguyên hữu cơ sinh học của chị Vũ Thị Vương ở xóm Chiến Thắng, xã Bình Long; Mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi Trà Thái Nguyênng Xá của của HTX Nông nghiệp sạch Chè Thái Nguyên Xá.

 

Riêng HTX Nông nghiệp sạch Trà Thái Nguyênng Xá từ cuối năm 2019 đã xuất bán 5.000 quả bưởi an toàn được thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc. Dù chưa có đầy đủ thông tin về tiến trình chăm sóc, nhưng những thông tin về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc sản phẩm và quy trình sản xuất cũng đã giúp bưởi Trà Thái Nguyênng Xá tạo được uy tín trên thị trường. Anh Hoàng Ngọc Vũ, Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Trà Thái Nguyênng Xá chia sẻ: Tiếp nối thành công của quả bưởi, năm nay, HTX tiếp tục thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Chè Thái Nguyên và mật ong. Với sự giúp đỡ của chuyên môn của huyện, chúng tôi đã triển khai cho các các thành viên nòng cốt của HTX cập nhật thường xuyên tiến trình sản xuất nhằm minh bạch dữ liệu cho từng sản phẩm.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Minh Tuấn, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Võ Nhai cho biết: Tới đây, huyện sẽ đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn và hoàn thiện đề án xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp huyện Võ Nhai, hướng tới liên kết sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm giai đoạn 2020-2025. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi lưu trữ chung đối với cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn qua đó hỗ trợ tích cực cho người nông dân tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

 

"Bức tranh" nông thôn bừng sáng

Cập nhật ngày: 18/08/2020 08:27 (GMT +7)

 100% tuyến đường liên xã, trục xã ở Khe Mo đã được bê tông, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân địa phương.

100% tuyến đường liên xã, trục xã ở Khe Mo đã được bê tông, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân địa phương.

Những ai đã từng đặt chân đến huyện Đồng Hỷ 5 năm về trước, giờ đây khi trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của vùng đất này. Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang; đời sống của người dân ngày càng no ấm... Đó là kết quả sau nhiều năm nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ.

 

Nỗ lực tạo bứt phá trong nhiệm kỳ mới

Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Đồng Hỷ đề ra chỉ tiêu xây dựng 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu huyện Đồng Hỷ trở thành huyện nông thôn mới.

Xã Nam Hòa là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ đã “cán đích” chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2019. Ông Nguyễn Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Nam Hòa cho biết: Để thực hiện chương trình XDNTM, xã đã có những biện pháp, việc làm cụ thể. Cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, quán triệt và triển khai tới cán bộ, đảng viên và nhân dân đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chương trình, giúp người dân hiểu quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia XDNTM. Do đó, địa phương đã nhận được sự đồng thuận của người dân trong việc tham gia hiến đất làm các công trình cơ sở hạ tầng, đóng góp đối ứng, tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập và thực hiện các tiêu chí khác của chương trình. Việc được công nhận đạt chuẩn NTM, đánh dấu sự chuyển mình của vùng quê vốn nhiều năm liền phải nhận hỗ trợ từ Chương trình 135.

 

 

Không chỉ riêng xã Nam Hòa, “bức tranh”  nông thôn mới ở nhiều vùng quê khác trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giờ đây cũng đã được “vẽ” lại với những gam màu tươi sáng, đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trò chuyện với nhiều người dân ở các xã, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con khi đời sống của họ ngày càng được nâng lên, diện mạo quê hương ngày càng khởi sắc.

 

Bà Ngô Thị Sinh, người dân tộc Mông ở xóm Vân Lăng, xã Văn Lăng cho biết: Trước kia đường giao thông ở xóm toàn đá dăm, đá hộc, đi lại khó khăn, tham gia chương trình XDNTM, bà con đã hiến đất làm đường bê tông. Bây giờ, ô tô vào được đến cuối xóm, cứ đến vụ thu hoạch ngô là có người vào tận nơi thu mua, bà con không phải thồ ngựa đi bán như trước kia nữa.

 

Huyện Đồng Hỷ có 13 xã thực hiện chương trình XDNTM, trong giai đoạn 2015-2020, huyện đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình này. Theo đó, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình XDNTM và phân công nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể cho các thành viên; ban hành các nghị quyết, kế hoạch thực hiện chương trình; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện tại các xã; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc... Từ năm 2015 đến nay, tổng nguồn vốn huy động để XDNTM của huyện là trên 1.300 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách huyện hơn 306 tỷ đồng; vốn huy động từ nhân dân là gần 465 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác. Toàn huyện hiện có 11/13 xã đạt chuẩn NTM, bằng 122% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra, số xã đạt các tiêu chí tăng nhiều so với 2015. Cụ thể, về tiêu chí giao thông hiện có 12 xã đạt (tăng 9 xã); về tiêu chí giáo dục có 100% xã đạt (tăng 5 xã); về tiêu chí thu nhập có 11 xã đạt (tăng 4 xã); về tiêu chí hộ nghèo có 11 xã đạt (tăng 6 xã); về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa có 12 xã đạt (tăng 10 xã); về tiêu chí môi trường có 11 xã đạt (tăng 9 xã)...

 

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình XDNTM, giai đoạn 2020-2025 huyện Đồng Hỷ đề ra mục tiêu tổng quát là: XDNTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét