Vùng chè Thái Nguyên: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững
THẢO NGUYÊN
07:04 17/09/2020
Theo thống kê mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm đáng kể từ 13,4% (năm 2016) xuống còn khoảng 3,1% vào cuối năm 2020, bình quân giảm 2,06%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra.
Một gia đình ở xóm Chùa, xã Bình Long, huyện Võ Nhai được nhận hỗ trợ từ mô hình nhân rộng nuôi bò cái sinh sản.
Một gia đình ở xóm Chùa, xã Bình Long, huyện Võ Nhai được nhận hỗ trợ từ mô hình nhân rộng nuôi bò cái sinh sản.
Trong gần 5 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã cho hơn 51.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí cho vay trên 2.200 tỷ đồng, trong đó hơn 26.400 lượt hộ nghèo vay trên 1.000 tỷ đồng, gần 18.000 lượt hộ cận nghèo vay 785 tỷ đồng, hơn 7.000 hộ mới thoát nghèo vay 346 tỷ đồng để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, mua con giống, cây giống, phương tiện hỗ trợ sản xuất nhằm từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thái Nguyên còn thực hiện tốt nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo như: 100% người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỉnh hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho người hộ cận nghèo, nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế dự kiến năm 2020 đạt 98,5%; miễn giảm học phí cho 185.905 học sinh, sinh viên, người dân tộc thiểu số và người nghèo với kinh phí trên 49 tỷ đồng; trợ cấp xã hội cho hơn 156.000 học sinh vùng khó khăn với kinh phí trên 42.000 tỷ đồng; hỗ trợ về nhà ở cho hơn 3.500 hộ nghèo; tạo việc làm mới cho hơn 21.000 lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xã, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 70%.
Ngoài các cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định của Chính phủ, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống” tại 4 huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, gần 7.000 lượt hộ đồng bào dân tộc Mông đã được hỗ trợ giống, phân bón trồng ngô lai trên tổng diện tích hơn 3.100 ha với kinh phí ngân sách hỗ trợ gần 15 tỷ đồng.
Tỉnh trích ngân sách đầu tư hỗ trợ xây dựng 15 tuyến đường vào các xóm bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng chiều dài 42,7 km, kinh phí 64,5 tỷ đồng; triển khai xây dựng 15 công trình lớp học, 3 công trình nhà văn hóa, 11 công trình điện lưới quốc gia, 2 công trình nước sinh hoạt tập trung bằng nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách, trong đó kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ là 15,62 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên đã triển khai dự án xóa “trắng điện” tại 34 xóm, bản chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện Võ Nhai và 14 xóm của huyện Đồng Hỷ.... giúp các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, các hộ nghèo nâng cao thu nhập, thoát nghèo, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn...
Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên Nguyễn Thị Quỳnh Hương, trong giai đoạn đến năm 2025, để nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn; cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã nghèo ở các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ. Đồng thời, tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã nghèo, tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới..
Khuyên nông Thái Nguyên góp sức xây dựng nông thôn mới
10:00 - Thứ tư, 16/09/2020
KTNT Thành công trong xây dựng nông thôn mới của Thái Nguyên hôm nay là nhờ có sự chung sức đồng lòng của cả Hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, sự đóng góp tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
QR Code Quét mã QR để xem trên mobile
Thái Nguyên: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
TP. Thái Nguyên: Điểm sáng trong xây dựng sản phẩm OCOP
Thái Nguyên phát triển cây ăn quả chất lượng cao
Thủ tướng: Thu hút nhà đầu tư để đưa Chè Thái Nguyên Thái Nguyên vươn xa
Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, được thành lập theo Quyết định 2539/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở sát nhập Ban Quản lý dự án Phát triển Chè Thái Nguyên vào Trung tâm Khuyến nông.
01.JPG
Hội nghị triển khai Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN11041), tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ
Các mô hình hiệu quả
Ông Nguyễn Đình Thông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên chia sẻ: Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, trung tâm tiến hành xây dựng chương trình công tác bám sát vào mục tiêu, định hướng phát triển của ngành; các chương trình, mô hình chủ yếu là áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất an toàn theo VietGAP…
Năm 2019, trung tâm đã triển khai, thực hiện thành công và có hiệu quả 05 dự án khuyến nông bằng nguồn vốn Trung ương, 01 dự án khuyến nông bằng nguồn vốn nông thôn mới, 14 mô hình khuyến nông, 01 chương trình hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc nông sản rau, quả, lúa, Chè Thái Nguyên và chương trình trồng cây phân tán bằng nguồn ngân sách của tỉnh; một số mô hình đã phát huy rất hiệu quả, thể hiện được nhiều ưu điểm, được người dân đánh giá cao và tích tham gia áp dụng.
Nhằm đối phó với tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thời gian qua, trung tâm đã triển khai mô hình trồng giống dưa lê an toàn sinh học trong nhà kính. Qua thời gian khảo nghiệm cho thấy, trong điều kiện nhà kính, dưa lê có tỉ lệ cây sống tới 100%, cho quả đạt 98%; áp dụng phương pháp an toàn sinh học đều sinh trưởng và phát triển tốt. Theo một cán bộ phụ trách kỹ thuật của trung tâm: “Trồng dưa lê trong nhà kính, chúng ta quản lý được dinh dưỡng, quản lý được khả năng phát triển tạo quả; dễ dàng xử lý được độ lớn của quả và thời gian thu hoạch”.
02.JPG
Mô hình trồng dưa lê Ngân Huy và Gia Huy hữu cơ tại xóm Cầu Đá, xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên
Một trong những mô hình hiệu quả trong việc sử dụng đất đó là trồng cây ba kích xen canh đồi rừng đã được trung tâm triển khai, đang phát huy tốt ở TP. Sông Công. Gia đình anh Nguyễn Văn Chỉnh (xóm Vinh Quang 2, xã Vinh Sơn, TP. Sông Công) là một trong 18 hộ tham gia mô hình này, với tổng diện tích 5 ha. Anh Chỉnh chia sẻ: “Mình trồng ba kích thấy phát triển tốt, đạt thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng keo nên mình sẽ chuyển hướng mạnh sang trồng ba kích trong thời gian tới”.
Xây dựng các vùng nông sản hàng hóa
Những năm qua, Khuyến nông Thái Nguyên đã triển khai một số dự án sản xuất nông nghiệp theo hương hữu cơ, như mô hình Chè Thái Nguyên hữu cơ với quy mô từ 5 – 20ha ở các địa phương: Đồng Hỷ (20 ha), Phú Lương (15 ha), Đại Từ (15 ha), TP. Sông Công và TP. Thái Nguyên mỗi đơn vị có 5 ha. Để thực hiện tốt dự án này, trung tâm đã tổ chức tập huấn được 06 lớp, với 300 hộ tham gia; tiến hành cấp vật tư (phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc BVTV sinh học, phân chuồng ủ mục, thuốc BVTV thảo mộc) hỗ trợ cho các hộ trong dự án.
Với việc tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật, mô hình đã giảm được 50% lượng phân bón hóa học, thay thế bằng phân vi sinh, phân chuồng hoai mục; thay thế hoàn toàn thuốc trừ sâu hóa học bằng thuốc trừ sâu sinh học, một số đã sử dụng thuốc thảo mộc. Cây Chè Thái Nguyên trong những vùng thực hiện mô hình đang dần thích ứng, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh giảm, năng suất ổn định, giá bán đã tăng hơn 5 – 7 nghìn/kg Chè Thái Nguyên búp tươi; đây chính là tiền đề tạo vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm OCOP.
03.JPG
Mô hình sản xuất Chè Thái Nguyên hữu cơ tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ
Bên cạnh những vùng Chè Thái Nguyên sạch, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ quy mô 35 ha đã được trung tâm triển khai tại các xã Tân Đức, Úc Kỳ của huyện Phú Bình. Tại xã Tân Đức, mô hình có diện tích 21 ha, sử dụng giống lúa J02 và U17; xã Úc Kỳ với quy mô 14 ha sử dụng giống nếp thầu dầu; các hộ tham gia mô hình đều được tập huấn kỹ thuật, cấp vật tư theo đúng quy định. Cây lúa trong các mô hình đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; năng suất của giống J02 đạt 2 tạ/sao, giống U17 đạt 2,2 tạ/sào, giống nếp thầu dầu đạt 42,7 tạ/ha.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cây lúa cứng hơn, hạn chế được sâu bệnh, giảm được số lần phun thuốc BVTV, giữ được môi trường sinh thái tự nhiên. Những mô hình này đang được chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục phát huy, mở rộng diện tích, vùng lúa hàng hóa chất lượng cao đang dần hình thành.
04.JPG
Mô hình sản xuất lúa nếp thầu dầu theo hướng hữu cơ tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình
Với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật bằng những mô hình điểm nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng, thích ứng với các điều kiện canh tác... Khuyến nông Thái Nguyên đang từng bước, từng bước mang tới cho bà con nông dân những cách làm mới, cách làm hiệu quả, cách làm an toàn, đưa thu nhập của người dân từng bước nâng cao; chất lượng cuộc sống các vùng nông thôn trên địa bàn không ngừng cải thiện, đó chính là những đích đến của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét