Tìm hương chè thái nguyên cũ
Cuộc
"cách mạng" về giống chè tại Thái Nguyên trong gần 2 thập kỷ qua đã
mang lại những thành công lớn. Đó cũng là lúc người ta giật mình bởi mải mê
chạy theo năng suất, sản lượng thì nguồn cội của hương chè Thái – chè trung du
lá nhỏ có nguy cơ mai một.
Lưu giữ hồn trà Thái
Danh
tiếng của chè Thái Nguyên đã vững vàng cả thế kỷ nay là nhờ vào hương vị của
giống chè trung du truyền thống. Cùng với thổ nhưỡng phù hợp, không thể phủ
nhận những đặc điểm vượt trội về hương, vị, hình thức của giống chè này. Tuy
nhiên, những năm qua, do chè trung du dần bị thoái hóa, năng suất và chất lượng
thấp khiến nhiều người dân vùng chè đặc sản Tân Cương (TP Thái Nguyên) phá bỏ,
chuyển sang trồng các loại chè cành.
Chè trung du lá nhỏ là cốt cách, thần
thái của chè Thái Nguyên
|
Nhằm
bảo tồn hương vị chè truyền thống đã được nhiều thế hệ người Việt Nam ưa chuộng
cũng như duy trì diện tích chè trung du đã có thị trường bền vững, từ năm 2015,
Sở Khoa học - Công nghệ và Trạm Khuyến nông Thành phố Thái Nguyên đã triển khai
các Dự án “Cải tạo nương chè giống trung du năng suất thấp tại vùng chè Tân
Cương”, “Xây dựng mô hình cải tạo nương chè giống trung du theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, bền vững tại vùng chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên”.
Bên cạnh phục tráng những vườn chè lâu năm, người dân sẽ trồng mới nhiều vườn
chè trung du.
Nhìn
vườn chè xanh tươi mơn mởn tua tủa búp non đang vào độ thu hái của gia đình anh
Trần Thái Lâm, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, ít ai tin nổi vườn chè đã được
trồng từ gần 50 năm trước.
Gia
đình anh Lâm có 1 mẫu chè, trong đó có 8 sào chè trung du. Mấy năm trước đây,
chè có dấu hiệu cằn cỗi, năng suất giảm. Song, từ tháng 2/2015, tham gia dự án
cải tạo nương chè trung du năng suất thấp, anh đã thực hiện kỹ thuật chăm sóc,
bón phân theo quy trình, vườn chè như được dùng thuốc hồi xuân. Ngoài việc tăng
thu nhập, hiện vườn chè của anh được chọn làm vườn giống gốc để SX
cung cấp giống cho các hộ trong cả vùng.
Anh
Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc HTX Chè trung du Tân Cương cho hay, gia đình anh
gắn bó với cây chè Tân Cương từ đời ông bà, sống nhờ chè, làm giàu nhờ chè nên
anh rất tâm huyết với cây chè trung du.
Trong
khi nhiều hộ dân vùng chè chặt bỏ những vườn chè 40-50 tuổi để trồng các loại
chè lai, chè giống mới, thì bản thân gia đình anh và vận động thêm một số người
thân tiếp tục duy trì vườn chè cổ. Sản phẩm chính của hợp tác xã cũng là chè
trung du.
Nhiệt
thành chứng minh chè trung du có hiệu quả kinh tế hơn hẳn chè lai, anh Dương
cho biết, hộ gia đình anh chị Tuyên Bích là thành viên HTX Chè trung du Tân
Cương, chỉ có một vườn chè cổ diện tích chưa tới 5.000m2 nhưng “đỉnh nhất”.
Gia
đình anh chị Tuyên Bích là một trong những tỷ phú hết sức “âm thầm” của vùng
chè Tân Cương, mỗi năm vườn chè cho thu hái từ 8 - 9 lứa, mỗi lứa được 50kg búp
khô, quanh năm bán buôn với mức giá 1- 1,2 triệu đồng/kg. Sở dĩ chè trung du có
giá ngất ngưởng như vậy vì chỉ giống chè này mới làm được chè đinh (giá bán 4 -
6 triệu đồng/kg búp khô) và chè matcha.
Bảo tồn
Dự
án “Cải tạo nương chè giống trung du năng suất thấp tại vùng chè Tân Cương”
được triển khai ở 3 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu trên quy mô 6ha với 23
hộ tham gia. Trước khi triển khai dự án, cán bộ kỹ thuật đã tiến hành khảo sát,
chọn các hộ có diện tích chè trung du phù hợp với yêu cầu.
Trạm
Khuyến nông thành phố yêu cầu các hộ gia đình có vườn chè thái nguyên trung du cần cải tạo
phải tự nguyện, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất chè nhằm tăng năng
suất, chất lượng. Đặc biệt, các hộ phải tuyệt đối tuân theo quy trình sản xuất,
không sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục gây hại đến môi trường và sức khỏe
người tiêu dùng.
|
Chè trung du lá nhỏ là cốt cách, thần
thái của chè Thái Nguyên
|
Trong
khi tiến hành cải tạo nương chè, các hộ dân được hỗ trợ 40% giá phân bón, đồng
thời cán bộ kỹ thuật cũng thường xuyên bám sát quá trình thực hiện và hướng dẫn
kỹ thuật cải tạo, trồng cây cải tạo đất xung quanh vườn chè và sử dụng các loại
phân bón phù hợp như: bón thêm các loại phân vi lượng, bón đủ lượng và đúng
cách, bổ sung phân bón qua lá... Theo hạch toán sơ bộ, chè trung du sau khi
được đầu tư cải tạo, năng suất chè búp khô tăng lên 5kg/sào/lứa; giá bán chè
cũng tăng khoảng 15 - 20% nên bà con rất phấn khởi.
Quyết
định phá bỏ vườn chè lai 13 năm tuổi, diện tích gần 2 mẫu để trồng mới chè
trung du, ngoài khoản đầu tư hơn 100 triệu đồng, gia đình ông Nguyễn Tiến Ngọc,
ở xóm Phú Tiến, xã Phúc Trìu còn mất luôn nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng
mỗi năm.
Ông
Tiến cho biết, với thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây chè như ở đây, bất cứ
giống chè nào đưa vào trồng cũng đều ngon hơn trồng ở các nơi khác. Tuy vậy,
người làm chè như ông vẫn muốn giữ hương vị của chè truyền thống, đó là chè búp
xao sấy từ giống chè trung du lá nhỏ các cụ trồng từ xưa.
Chính
vì suy nghĩ đó, vợ ông rất ủng hộ ông phá bỏ vườn chè cũ để trồng lại chè trung
du. Trước đây, gia đình ông có nguồn thu ổn định từ chè, sản phẩm búp khô
thường xuyên được bán với giá 300 - 500 nghìn đồng/kg. Trong những năm trước
mắt, ông sẽ trồng xen cây khoai tàu, vừa để che mát cho chè phát triển, vừa có
thu nhập thay thế.
Bên
cạnh quyết tâm của gia đình, việc trồng chè trung du thay thế cũng rất thuận
lợi vì được Trạm Khuyến nông thành phố hỗ trợ giống và kỹ thuật.
Với
diện tích đất gần 2 mẫu, ông được “cho không” 8 nghìn cây giống, giá chè giống
trên thị trường hiện tại là 900 đồng/cây. Đặc biệt, tuy là chè trung du truyền
thống nhưng không phải trồng bằng hạt như trước mà trồng bằng cành, rất nhanh
cho thu hái. Cách trồng và chăm sóc chè cành đúng kĩ thuật thì gia đình cũng đã
làm nhiều năm nay, rất quen thuộc.
Là
một trong những hộ đầu tiên quay lại trồng mới giống chè trung du truyền thống
thay vì trồng chè lai, dịp tết này vườn chè 3 năm tuổi của anh Dương đã bắt đầu
cho thu hái lứa đầu tiên.
Cầu
kì vào tận dãy Tam Đảo lấy nước khe suối về pha trà thái nguyên để mời khách thưởng thức,
anh Nguyễn Thanh Dương rất kiên trì hướng dẫn, phân tích cho khách nhận biết
đặc điểm của từng loại chè cho từng hương vị trà rất khác biệt.
Theo
anh Dương, hương vị chè trung du chính là “cốt cách của chè Thái Nguyên” với
hương thơm cốm cùng với vị chát đậm ngọt hậu mà những giống chè khác không thể
có.
Mặc
dù không mấy sành trà, chúng tôi đều nhận rõ hương vị không thể trộn lẫn của
chè trung du truyền thống, và nhất trí với anh Dương, hương vị chè trung du
chính là hương của trà Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét