Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Hướng dẫn sản xuất chè Tân Cương Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP

Các sản phẩm trà Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên sản xuất đều an toàn cho người tiêu dùng

Tiền thân là Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh Trà Xanh Thái Nguyên tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, HTX  Trà Xanh Thái Nguyên được thành lập từ tháng 12 năm 2016 với 8 thành viên và hơn 50 hộ liên kết cung cấp Trà nguyên liệu. Đến nay HTX Trà Xanh Thái Nguyên đang hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.


tr_tn_cng_thi_nguyn_9
Năm 2007, bà Đặng Thị Hồng Vân (Giám đốc HTX Trà Xanh Thái Nguyên) đứng ra vận động một số chị em trong xóm thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất Trà với mong muốn cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao thương hiệu Trà Thái Nguyên trên thị trường.
Đến cuối năm 2016, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tư vấn hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, tổ hợp tác của bà Hảo đã phát triển thành HTX Trà Xanh Thái Nguyênvới 8 thành viên, quy mô vùng nguyên liệu 52.000 m2, trong đó chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất Trà an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu Trà đầu vào của HTX luôn đạt chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm.

chethainguyen_1
Khu vườn Trà bên cạnh khu chế biến thủ công của HTX Trà Xanh Thái Nguyên, Tân Cương, Thái Nguyên

Đến nay HTX có 40 thành viên, với hơn 6 ha trồng Trà và các hộ liên kết là 35 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, và hệ thống nhà xưởng có tổng diện tích trên 1.000m2, dây chuyền sản xuất khép kín, được tự động hóa 70%; công suất từ 4,0 - 4,5 tấn Trà búp tươi/ngày. Bình quân mỗi năm, HTX chế biến được 1.500 tấn Trà búp tươi, cung cấp ra thị trường từ 250 - 300 tấn Trà búp khô an toàn, chất lượng cao, với các dòng sản phẩm chính như: Trà Đinh, Trà Tôm Nõn, Trà Móc Câu, Trà Bát Tiên, Trà truyền thống…
Doanh thu hàng năm của HTX tăng trưởng đều đặn theo từng năm, trung bình đạt khoảng 5-6 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 – 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 đến 6,0 triệu đồng/ người/ tháng và khoảng 30 lao động thời vụ với mức lương thỏa thuận. Ngoài ra, hàng năm Hợp tác xã còn thường xuyên giúp đỡ 15 hộ nghèo về vốn với số tiền 10 đến 15 triệu đồng/hộ không lãi suất, hỗ trợ về kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc, chế biến Trà đặc sản, hiện đã có 4 hộ vươn lên có cuộc sống ổn định và phát triển kinh tế, trở thành những hộ khác giả trong xóm.
HTX Trà Xanh Thái Nguyên được bố trí với không gian trưng bày rộng rãi, có nhiều mẫu sản phẩm Trà khô đã đóng hộp và ấm pha trà rất đẹp; bảng niêm yết công khai giá Trà với nhiều mức, từ bình dân (250.000 đồng/kg) đến loại cao cấp nhất là Trà Đinh (2,5 triệu đồng/kg). Cạnh đó là khu lấy hương và đóng gói Trà. 
Đi qua bên kia đường, HTX Trà Xanh Thái Nguyên phục dựng một khu chế biến Trà thủ công bằng tay, bao gồm có khu vườn Trà, khu chế biến và trưng bay sản phẩm. Năm 2019, HTX Trà Xanh Thái Nguyên đã tổ chức hội thi hái Trà, chế biến để vinh danh những nghệ nhân, thành viên có tay nghề giỏi nhất. Khu chế biến Trà thủ công được đông đảo khách hàng và những thành viên đánh giá rất có ý nghĩa trong gìn giữ văn hóa Trà.
Khách hàng đến được trải nghiệm uống trà, thăm quan truy trình chế biến Trà thủ công và khu chế biến hiện đại, có thể chụp ảnh với vườn Trà. 

Để từng bước tạo dựng uy tín của Trà Thái Nguyên trên thị trường, Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, cung cấp ra thị trường các loại Trà sạch, Trà an toàn, Hợp tác xã Trà Xanh Thái Nguyêncòn đặc biệt chú trọng đến mẫu mã bao bì sản phẩm, từ đơn giản đến sang trọng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung.
HTX cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đến các tỉnh, thành phố trong  nước và cả thị trường nước ngoài khó tính. Đến nay các dòng sản phẩm Trà Xanh Thái Nguyênđã dần khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước  bởi chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Thanh Hảo cho biết, ban đầu vận động bà con tham gia tổ hợp tác, HTX khó lắm, nhưng khi mình làm, để cho bà con thấy được hiệu quả thực sự, thì họ tự nguyên tham gia. Bản thân chị rất thích mô hình HTX, phù hợp với phát triển nghề truyền thống địa phương, giải quyết việc làm cho thành viên và người lao động, nâng cao đời sống cho bà con, góp phần xóa đói giảm nghèo địa phương.
Trong thời gian tới, HTX sẽ tiến hành mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng doanh thu, giải quyết việc làm thường xuyên cho thành viên và người lao động.

Đối với Việt Nam, tiêu chuẩn VietGAP đã ra đời ngày 28-1-2008, nhằm hạn chế tranh chấp thương mại giữa các nước, không gây lãng phí và thể hiện tính tất yếu của nền nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Việc phát triển các mô hình chè VietGAP đang được các nhà quản lý, người tiêu dùng và người trồng đặc biệt quan tâm.

tr_tn_cng_thi_nguyn_2
Quy trình sản xuất trà sạch theo tiêu chuẩn VietGap
Sản xuất chè theo quy trình VietGAP quy định các nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý và thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh Chè tại Việt Nam. Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm Chè tại Việt Nam.
Hướng dẫn sản xuất chè Tân Cương Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP gồm 12 nội dung sau:
1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  1. Giống và gốc ghép
  2. Quản lý đất và giá thể
  3. Phân bón và chất phụ gia
  4. Nước tưới
  5. Sử dụng hóa chất, thuốc BVTV
  6. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
  7. Quản lý và xử lý nước thải
  8. Người lao động
  9. Ghi chép, lưu dữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  10. Kiểm tra nội bộ
  11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Diện tích trồng chè của Việt Nam hiện nay trên 130.000 ha với sản lượng hàng triệu tấn/ năm. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chưa cao. Nguyên nhân khiến giá chè của Việt Nam thấp là do ngành chè còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp…
Vì vậy, điều kiện tiên quyết của ngành chè Việt Nam là phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu tuyển chọn giống, sản xuất cho tới thu hái, chế biến, đặc biệt là phải thực sự an toàn và sạch.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét