Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng đều, năm 2014 xuất khẩu chè đạt 12,9 triệu USD


Để nâng cao giá trị sản phẩm chè thái nguyên
Cập nhật ngày: 10/04/2015 15:01 (GMT +7)

Cơ sở sản xuất chè An Dương (xã Tân Cương) sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên tiếp cận được thị trường T.P Hà Nội, các tỉnh: Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Tây Ninh.
Là vùng chè trọng điểm của cả nước, thiên nhiên ưu đãi cho Thái Nguyên thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước phù hợp để phát triển cây chè.
Sản phẩm chè của Thái Nguyên có hương thơm, vị đượm, ngọt chát rất đặc trưng khiến người sành chè nhất và thị trường khó tính nhất trong nước cũng như ở nước ngoài đều hài lòng.

Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển chè, triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất; xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ. Trong đó các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHHT) đối với sản phẩm chè được đặc biệt quan tâm. Bên cạnh nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, đã được bảo hộ từ năm 2006, tỉnh đã hoàn thiện thủ tục để Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm chè của các vùng chè thái nguyên khác trên địa bàn tỉnh như Chỉ dẫn địa lý Tân Cương (được bảo hộ năm 2007) cho các sản phẩm chè được sản xuất tại ba xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên); Chè Trại Cài và Chè La Bằng, Chè Vô Tranh, Chè Phổ Yên. Các nhãn hiệu này đã góp phần giới thiệu, quảng bá và phát triển chè Thái Nguyên trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam.

Toàn tỉnh hiện có 20.764ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 192.951tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng đều, năm 2014 xuất khẩu chè đạt 12,9 triệu USD. Nghề làm chè đã góp phần giải quyết lao động cho khoảng 60 nghìn hộ nông dân. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề cũng như sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm chè Thái Nguyên nhằm xác định tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển kinh tế bền vững từ sản phẩm chè, tăng thu nhập cho người trồng chè. Đến nay, toàn tỉnh có 436 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên; 7/9 huyện thành, thị có tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã chủ động phối hợp giải quyết, xử lý các vi phạm về SHTT, từng bước tác động và làm lành mạnh môi trường kinh doanh chè trên địa bàn, góp phần bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng. Thông qua các hoạt động thực thi quyền SHTT và quảng bá sản phẩm của tỉnh, sản phẩm chè Thái Nguyên ngày càng khẳng định thương hiệu với người tiêu dùng. Nhiều đơn vị, cá nhân, người làm chè đã có ý thức hơn trong việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Năm 2014, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên tại các nước Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ, giải pháp đặt ra cho ngành chè Thái Nguyên là phát triển sản xuất chè an toàn thông qua việc áp dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm mang các nhãn hiệu chè Thái Nguyên; tăng cường xúc tiến các hoạt động giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm mang các nhãn hiệu chè Thái Nguyên. Tiến hành đăng ký các nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại thị trường nước ngoài tiềm năng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm chè sang các thị trường này trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Kim Thu, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Pedemark khẳng định: Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên ra nước ngoài là rất cần thiết, khẳng định hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam tại thị trường nước ngoài; được độc quyền khai thác sản phẩm mang thương hiệu của chính mình tại thị trường nước ngoài; hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, tránh chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Sau khi được bảo hộ tại nước ngoài, các sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân các cơ quan báo chí địa phương… tăng cường công tác tuyên truyền nhãn hiệu Chè Thái Nguyên và nhận dạng của nhãn hiệu để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nhãn hiệu của các nước đã đồng ý bảo hộ; tập trung phát triển chè theo hướng an toàn; tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tại các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét