Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Chinh phục "cụ chè" shan tuyết - "kho báu" của đại ngàn Tây Bắc


Độc đáo những cây chè thái nguyên khổng lồ 500 năm tuổi giữa biển mây Tà Xùa

Cập nhật lúc: 12:30 08/02/2019

Chinh phục "cụ chè" shan tuyết - "kho báu" của đại ngàn Tây Bắc

Những vườn chè cổ thụ trăm tuổi “hái ra tiền” ở Việt Nam

(Kiến Thức) -Tà Xùa ngoài nổi tiếng như 1 địa điểm săn mây đẹp nhất miền Bắc thì nó còn được biết đến với rừng chè Shan tuyết cô thụ có tuổi đời hàng trăm năm, mang lại giá trị kinh tế cho người dân nơi đây.

 

Rừng trà cổ giữa biển mây Tà Xùa
Xã Tà Xùa (Sơn La) cao chừng 2.000m so với mực nước biển, quanh năm không khí trong lành, mây giăng trắng núi tạo nên cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ. 
Cả xã Tà Xùa có khoảng 400-500 cây chè cổ thụ. Riêng bản Mống Vàng và Chung Chinh có vài trăm cây chè từ 300-500 năm tuổi, tán rộng, thân xù xì màu bạc cao 10-15 mét, bán kính thân 10-40 cm. Đã từ bao đời nay, cây chè như báu vật của làng, bám trụ với xóm làng từ đời này qua đời khác.
 Mây mù bao phủ đỉnh núi Tà Xùa.


 Cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa.
Ngay cả những cụ già người dân tộc H.Mông ở đây cũng không còn nhớ cây chè cổ có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, đã từ bao đời nay, họ đã thấy có một loại cây tự nhiên mọc thành rừng. Cây xanh tốt, lá to, dầy, búp mọng, to và màu trắng.
Họ hái búp về đun nước uống thấy ngọt nơi cổ họng và sảng khoái tinh thần. Tiếng H.Mông gọi là “Xùa Rề”. Mãi say này, người dưới xuôi lên đây mới đem những mầm chè đó về xuôi và đặt cho nó cái tên chè Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa.
 Mầm Chè Shan tuyết cổ thụ.
Theo ông Mùa A Tu, Bản Mống Vàng, nhà ông có những cây chè cổ thụ 5 đời, chừng 300 tuổi. Những gốc cây cổ thụ mọc rêu, địa y đeo bám, tô điểm cho nó vẻ cổ kính và hoang sơ. Cây chè ở đây rất đặc biệt, có búp trắng như sương tuyết, cánh lại màu vàng. Vị trà ngọt dịu, mùi thơm kỳ lạ. Đặc biệt, ngay cả cái tên gọi Shan tuyết – nghĩa là tuyết trên núi, được bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi như tuyết của lớp lông mao dày trên búp chè non.
Chè Tà Xùa có 2 loại, loại búp trắng và loại búp vàng. Loại búp vàng giá rẻ hơn hơn, trên dưới 1 triệu mỗi kg. Loại búp trắng có giá bán gấp nhiều lần, giá mua tại địa phương đã vài triệu mỗi kg. Thậm chí, thương lái thu mua về dưới xuôi bán với giá hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay chè búp trắng như tuyết còn rất ít nên rất hiếm. Chè búp trắng quý vì hương vị rất đượm, ngọt dịu đầu môi và cả cổ họng.
Theo người dân địa phương, sức sống của cây chè cổ thụ cực kỳ mãnh liệt. Đợt lạnh vào cuối năm 2016. Lúc ấy, đất trời Tà Xùa như đóng băng chỉ có cây sa mu và chè cổ thụ có thể sống sót qua đợt rét đậm rét hại ấy.
Kỳ công thu hái và sao chè
Anh Mùa A Sềnh, bản Mống Vàng cho hay, anh có gần 2 héc ta trà Shan cổ thụ trồng từ đời các cụ. Gia đình anh cũng có nhiều làm trà nên rất am hiểu về thu hái sao chế.
Theo kinh nghiệm các cụ đúc kết lại, nên hái chè trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Tốt nhất là hái chè buổi sáng, bởi lúc đó lá trà còn nhiều dưỡng chất nhất. Người dân địa phương thường trèo lên những cây chè cao từ 10 – 20m để hái từng búp bỏ vào gùi. Lúc vận chuyển phải rất nhẹ nhàng và uyển chuyển, tránh chè dễ bị dập nát, ảnh hưởng đến chất lượng. Chè cổ thụ rất ít nên mỗi lần thu hái cả cây cũng chỉ được vài kg tươi.
Thiếu nữ hái chè cổ thụ.

 Trà cho vào gùi để tránh bị hư hỏng.
Bí quyết sao chè quyết định đến hương và vị của chè cổ thụ. Kinh nghiệm của người dân địa phương, chè Shan tuyết cổ thụ phải được sao bằng phương pháp thủ công. Nghĩa là dùng chảo gang đun trên bếp lửa để sao cho búp chè khô héo.
 Chuẩn bị sao chè.
Công đoạn sao chè phải thực hiện bằng tay để cảm nhận được độ nóng, độ khô của chè. Sao đến khi nào cánh chè sém lại thì cho ra mẹt, dùng tay vo lại cho chè cuộn khít hơn, đẹp hơn. Sau đó đem chè ủ kín trong chum để đằm mùi.
 Sao chè trong chảo gang.
Chè ngon khi nó có hương của mây, của gió, hương của lửa, chảo gang, khói bếp… để tôi luyện nên vị độc đáo của chè đại ngàn.
 Thành phẩm chè Shan tuyết cổ thụ đã sao khô.

 Đóng gói bảo quản chè.
Thưởng thức hương đại ngàn
Theo người dân địa phương, để thưởng thức được hương vị chè cổ ngon nhất phải pha chè theo đúng theo cách của người dân địa phương.
Nước pha chè thái nguyên phải hứng từ khe suối. Đây là nguồn nước tinh khiết chảy từ khe núi, không có tạp chất nên sẽ không làm ảnh hưởng đến hương vị trà.
Ngày xưa, chưa có siêu, ấm đun nước, các cụ còn có dùng ống che để đun nước sôi pha chè.
Dùng siêu đun nước khe trên bếp lửa bập bùng. Khi nước đun sôi già thì bắc xuống để giảm độ sôi của nước. Đợi đến khi nước lặng, không sủi nữa thì dùng để pha trà. Lấy cái muôi bằng tre, gỗ để lấy chè cho vào ấm. Cho một lượng chè vừa đủ.
 Thưởng trà cổ thụ Tà Xùa cũng lắm công phu.
Đánh trà bằng cách lắc nhẹ ấm và rót ra ngay. Dùng nước đó để tráng qua chén của khách. Tiếp đến ta rót nước vào ấm. Khi rót để dòng nước từ siêu, phích cách với ấm trà khoảng 1 gang tay. Rót nước chảy nhẹ ngập trà quá nửa. Ủ một lúc để trà ngấm, sau đó rót ra các chén mời khách.
Cách thưởng chè cũng lắm công phu. Chén trà đầu tiên uống thành 3 ngụm, ngụ ý vừa kiểm tra chè, thưởng thức cũng vừa tỏ lòng cảm tạ đối với người mời trà.
Ngụm đầu đủ để nếm ở đầu lưỡi và đồng thời ngửi hương thơm của trà. Ngụm thứ hai uống một ngụm lớn gần hết chén trà đẩy cho trà tràn vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng, tuyệt đối không để phát ra tiếng, tránh ảnh hưởng người khác thưởng chè. Ngụm thứ ba uống hết chỗ còn lại nhằm kiểm lại tiền hương, tiền vị và kiểm thêm hậu vị của chè.
Sau khi uống hết trà của nước ủ đầu tiên chúng ta tiến hành ủ tiếp trà để cùng nhau thưởng thức. Lượng nước rót vẫn như lần ủ đầu tiên xong thời gian ủ phải lâu hơn chút xíu.
Điều đặc biệt của chè Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa là nước chè có mầu nâu sẫm, không xanh như chè Thái Nguyên. Một ấm chè có thể thêm bốn, năm lần nước vẫn giữ nguyên hương và vị chè, dù búp chè đã nở bung ra. Một ấm chè búp trắng có thể pha hết cả phích nước.
Vị chè như mía từ ngọt cứ qua mỗi lần nước, hương vị lại ngọt dần, đượm dần. Nó quyến rũ ta từ lúc mê đến say rồi ngất ngây và mê đắm cứ muốn nhấp mãi không thôi.
Giới sành chè khi nhấp ngụm chè cổ Tà Xùa cũng cảm thấy rất lạ. Cảm giác đầu tiên là vị hơi đắng ngọt rồi đượm dần.
Tìm hiểu về trà và thưởng thức hương vị của nó giữa bốn bề mây phủ mới cảm nhận được hương vị của hoang sơ, sự tinh túy của đất, trời, mây, gió, trải nghiệm sức sống vùng cao và cảm giác bình yên đến lạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét