Xuân
Lương là vùng trồng chè lâu đời song chỉ khoảng 5 năm nay vùng đất này mới thực
sự khởi sắc từ cây chè.
Xã
Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chủ yếu là đồng bào dân tộc Cao Lan
sinh sống. Nơi đây giáp ranh với huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên- vựa chè của miền Bắc.
Thương
hiệu chè bản Ven đã được nhiều người biết đến. Trong việc này ông Thân Nhân
Khuyến, Chủ tịch UBND xã là người góp công rất lớn.
Đánh thức một vùng
chè thái nguyên
Trên
đường đưa chúng tôi đến thăm các đồi chè ở bản Ven, Chủ tịch xã Khuyến vui
miệng nói: “Tiền đâu phải là lá nhưng với người Cao Lan ở Xuân Lương nay lá lại
là tiền, lá chè tươi già giờ vẫn có thể bán được 30 nghìn đồng/kg, trong khi
búp chè tươi có lúc lên đến 60 nghìn đồng mỗi kg, vậy cái thứ lá chúng ta chỉ
việc hái để lấy tiền mà dân mình còn nghèo nữa là lỗi của chính chúng ta”.
Chủ tịch UBND xã Xuân Lương- Thân Nhân
Khuyến dẫn khách tham quan đồi chè
|
Nói
về chè, vị Chủ tịch xã có lẽ “chém gió” cả ngày không biết chán và mỗi khi nhắc
đến cây chè, tôi nhận thấy ông luôn hào hứng và trong đôi mắt ánh lên đầy hy
vọng. Ông cho biết, do khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp đã cho cây chè ở Xuân
Lương có những hương vị đặc biệt. Chè ở đây khi hãm, nước có màu xanh vàng như
màu mật ong, vị đậm, thoảng hương cốm nhẹ. Trước đây mỗi gia đình trong xã chỉ
trồng chè trên diện tích vài thửa đất, cây chè cằn cỗi già nua, từ chăm sóc,
thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ đều theo tập tục cũ nên chất lượng sản phẩm,
giá thành rất thấp. Thông thường bà con trồng chè để cung cấp nguyên liệu cho
các nhà máy chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên.
“Sao
dân Cao Lan mình trồng được chè thái nguyên ngon mà ít người biết đến, thậm chí lại phải
mang danh chè Thái Nguyên, phải làm một thương hiệu gì đó cho riêng mình chứ?
Câu hỏi đó của anh Thân Nhân Khuyến khi còn là cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng
huyện Yên Thế (năm 2011) trong một chuyến công tác lên Xuân Lương khiến ông
Ninh Quản Nghiệp (dân tộc Cao Lan), Chủ tịch xã Xuân Lương lúc ấy, nay là Bí
thư Đảng ủy xã hết sức trăn trở.
Ông
Nghiệp trả lời: “Đồng bào chúng tôi có đất, có nhân lực, kinh nghiệm làm chè
nhưng ngặt một nỗi chưa có công nghệ chế biến, bảo quản và chưa xây dựng được
thương hiệu, thị trường”. Sau cuộc trò chuyện ấy, hai người đã “tâm đầu ý hợp”
cùng chí hướng và bắt tay hợp tác vận động bà con nông dân chuyên canh làm chè.
Như
một cơ duyên, không bao lâu sau một người trẻ, năng động như anh Khuyến được
luân chuyển lên làm Chủ tịch UBND ở xã vùng cao này. Sau khi cân nhắc, bàn bạc
rất kỹ với nhân dân, anh Khuyến đã đóng vai trò chính trong việc vận động
thành lập Hợp tác xã Thân Trường mà chính anh là người góp đầu tư vốn, tìm hiểu
khoa học, kỹ thuật, đầu tư công sức tạo dựng thương hiệu chè bản Ven và kết nối
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kể từ đó, tiềm năng cây chè của Xuân
Lương dần được đánh thức.
Thoát nghèo ở vùng
đất khó
Từ đây, HTX
Thân Trường trở thành nơi trung gian chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiêu thụ
sản phẩm chè, liên kết với các doanh nghiệp, nhà khoa học.
Mô hình liên kết trồng chè của HTX
Thân Trường
|
Tuy
nhiên, phải từ năm 2015, sau khi áp dụng quy trình, kỹ thuật sản xuất mới và
cách làm chuyên nghiệp sản lượng, chất lượng chè Xuân Lương mới thực sự được
nâng lên và thương hiệu chè bản Ven của HTX Thân Trường là sản phẩm đại
diện cho sự thành công đó. Từ vài chục ha (năm 2012) đến nay diện tích chè trong
xã đã phát triển tới gần 300 ha, năng suất có thời điểm cáo nhất đạt tới 15
tấn/ha (cao hơn nhiều lần so với bình quân chung toàn huyện Yên Thế).
Chè
Xuân Lương được trồng theo quy trình VietGAP, kết hợp với những công
nghệ, kỹ thuật mới. Nông dân được HTX tập huấn ứng dụng những công nghệ,
phương pháp hái, sao, bảo quản chè mới, giữ cho hương vị chè được đậm đà lâu
hơn. Họ đã chuyên nghiệp hơn, thuê nhân công hái chè hoặc đổi công nên chè
được hái đúng vụ, cộng thêm đầu tư máy sao, được đến đâu sao đến đây nên chè
không bị ôi. Bà con cũng đã chuyển từ giống chè hạt sang chè cành, sản
lượng và chất lượng đều tăng. Cộng thêm việc chăm sóc đúng quy trình đã tạo
được uy tín, đa phần các hộ đã sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu sinh học, đầu
tư máy làm cỏ thay cho việc dùng thuốc trừ cỏ như trước.
Muốn
có chè ngon, nguyên liệu phải được hái đúng tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá non, không bị
dập nát sau đó làm héo sơ bộ bằng cách rải lên nong để ở nơi thoáng mát khoảng
4 giờ. Để búp chè mềm mại, xoăn chặt, chín đều không bị gãy, HTX sau khi thu
mua chè tươi của người dân sẽ sử dụng máy sao liên tục với công suất 40kg chè
nguyên liệu/giờ. Sau đó cho vào máy vò khoảng 10 - 15 phút để cánh chè cứng
chắc, cho vào máy sao thêm chừng 20 - 25 phút, sàng qua để loại bỏ chè vụn rồi
sao 25 - 30 phút cho khô hẳn.
Thu hái chè tại bản Ven
|
Bản
Ven, nơi có diện tích chè lớn nhất xã (hơn 23 ha). Bí thư chi bộ kiêm trưởng
bản Ven- ông Trần Văn Kính khoe: Nếu 2 năm trước bản có hơn 60 hộ nghèo nay
giảm xuống còn 35 hộ. Bản có sự bứt phá mạnh mẽ nhờ mạnh dạn đầu tư theo hướng
thâm canh cây chè đã cho thu nhập 150 đến 200 triệu/ha sau khi trừ chi phí. Nhờ
đó đa số đều thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả, xây nhà cao cửa rộng. Nhẩm
tính của ông Kính, bản Ven có tới 5 hộ có xe hơi nhờ nguồn thu nhập chính từ
trồng chè.
Thị trường chè thái nguyên trên thế giới và triển vọng
Thị trường chè vốn đã
lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi chiếm gần
40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao nhất trong
lịch sử.
Chè đã trở thành đồ
uống được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa ra tại Diễn đàn
Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống không cồn sử
dụng trên toàn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên toàn cầu, mức
tiêu thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà
phê (21,1 lít).
Vùng
chè Thái Nguyên hướng đến sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường
|
Thị trường chè vốn đã
lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi chiếm gần
40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao nhất trong
lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không ngừng tăng
lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu (nơi
doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai).
Nhìn chung, thị trường
Châu Âu phần lớn đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập
kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước nhập khẩu truyền
thống ở Châu Âu, ngoại trừ Đức.
Năm 2018, giá chè thế
giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất và xuất khẩu chủ chốt. Nếu so
giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017, giá chè thế giới năm
vừa qua tại các thị trường nhìn chung vững đến giảm.
Tại Ấn Độ, giá
chè giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, từ mức 97,15 rupee tháng 1/2018 xuống
77,82 rupee vào tháng 6/2018 (thấp nhất trong năm 2018). Tuy nhiên, bắt đầu từ
tháng7/2018, giá đảo chiều tăng, bước vào đầu năm 2019 ở mức trung bình 100
rupee/kg, cao hơn 28 rupee so với cùng kỳ năm trước (gần 40%), và cũng là mức
cao nhất kể từ 21/4/2017. Nguyên nhân bởi nhu cầu tăng trong khi sản lượng trì
trệ. Ngoài ra, đồng rupee mạnh lên so với USD và chi phí sản xuất tăng cũng đẩy
giá chè tăng lên.
Khác với thị trường Ấn
Độ, giá chè Bangladesh tăng ngay đầu năm 2018, từ mức 238,25 taka/kg
lên 280 taka/kg vào tháng 8/2018 và duy trì ở mức cao cho đến cuối năm.
Tại Sri
Lanka, giá chè trung bình giảm trong năm 2018 từ mức cao kỷ lục của năm
trước do đồng rupee Sri Lanka giảm mạnh so với USD, nhất là trong 4 tháng cuối
năm. Trung bình trong năm 2018, giá chè Sri Lanka ở mức 581,91 rupee/kg, giảm
36,23 rupee so với 618,14 rupee của năm 2017 (khi giá cao kỷ lục lịch sử). Nếu
tính theo USD, giá chè trung bình năm 2018 là 3,59 USD/kg, giảm 52 US cent so
với 4,11 USD trung bình của năm 2017.
Giá
chè Kenya liên tiếp giảm trong năm 2018 và kéo dài tới đầu năm 2019.
Cuối năm 2018, giá xuống mức thấp nhất kể từ 2014, là 219 shilling/kg, so với
mức 278 shilling một năm trước đó, nguyên nhân bởi nguồn cung tăng mạnh.
Tại Việt Nam,
bước sang năm 2018, giá chè cành chất lượng cao tại Thái Nguyên ở mức 195.000
đồng/kg, chè xanh búp khô tại Thái Nguyên 105.000 đồng/kg, chè búp tươi loại 1
(nguyên liệu chè) tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) 9.000 đồng/kg, trong khi chè búp tươi
loại làm nguyên liệu sản xuất chè đen ở Bảo Lộc 6.000 đồng/kg.
Giá chè cành chất
lượng cao nhích nhẹ trong tháng 2/2018 khi nhu cầu tăng trong dịp Tết cổ
truyền, lên 200.000 đồng/kg. Các loại chè khác giữ ổn định. Kể từ đó, giá chè
ổn định cho tới cuối năm, trong bối cảnh thời tiết diễn biến thuận lợi nên cây
chè phát triển tốt.
Sản lượng chè
đen toàn cầu tăng 3,14% trong năm 2018 so với năm 2017, chủ yếu do
sản lượng của Kenya tăng mạnh. Cụ thể, sản lượng chè đen thế giới trong năm vừa
qua đạt 2.102,79 triệu kg, so với 2.038,78 triệu kg năm 2017.
Tại Ấn
Độ, sản lượng năm 2018 giảm 0,8% so với năm trước đó, chỉ đạt 1.311,63
triệu kg, khiến cho xuất khẩu của nước sản xuất chè đen lớn thứ 2 thế giới này
cũng giảm 1,1%. Xuất khẩu loại orthodox bị chậm chủ yếu do sự sụt giảm xuất
khẩu sang Iran bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran khiến cho việc thanh toán
tiền giữa 2 bên trở nên khó khăn.
Tại thị trường Mỹ, chè
Ấn Độ đang mất dần thị phần do những quy định khắt khe hơn về dư lượng thuốc
trừ sâu. Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè Ấn Độ sang Mỹ giảm 33%
xuống 7,84 triệu kg (so với cùng kỳ năm trước). Ấn Độ hàng năm xuất khẩu chè
orthodox sangIran, Saudi Arabia, Nga, Đức, Mỹ, Nhật Bản…
Tại Việt
Nam, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng chè búp năm 2018 đạt 987,3 nghìn
tấn, tăng 1,6% so với năm 2017. Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, năm 2018 cả nước xuất khẩu 127.338 tấn chè, thu về 217,83 triệu USD, giảm
8,9% về lượng và giảm 4,4%về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình
quân trong năm 2018 đạt 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với năm 2017.
Pakistan tiếp tục là
thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam nhất trong năm qua, với 38.213 tấn,
tương đương 81,63 triệu USD, chiếm 30% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của
Việt Nam và chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch, tăng 19,4% về lượng và tăng 18,8%
về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu sang Pakistan giảm nhẹ 0,5%,
đạt 2.136,3 USD/tấn.
Đài Loan là thị trường
lớn thứ 2 tiêu thụ chè của Việt Nam chiếm gần 14,6% trong tổng khối lượng và
chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch, đạt 18.573 tấn, tương đương 28,75 triệu USD,
tăng 6% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch; giá xuất khẩu sang thị trường này
sụt giảm 0,6%, chỉ đạt 1.548 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị
trường Nga – thị trường lớn thứ 3 sụt giảm mạnh 20% về lượng và giảm 114,6%về
kim ngạch, đạt 13.897 tấn, tương đương trên 21,21 triệu USD, chiếm 10,9% trong
tổng khối lượng và chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu tăng 6,7%,
đạt 1.526,2 USD/tấn.
Riêng chè xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc lại tăng giá rất mạnh so với năm 2017, tăng 47,3%,
đạt trung bình 1.943,3 USD/tấn, vì vậy lượng chè xuất khẩu tuy giảm 8,8%, đạt
10.121 tấn nhưng kim ngạch lại tăng 34,2%, đạt 19,67 triệu USD.
Các thị trường nổi bật
về mức tăng mạnh kim ngạch trong năm 2018 gồm có: Đức tăng 39%, đạt 1,96 triệu
USD; Philippines tăng 24%, đạt 1,6 triệu USD, Saudi Arabia tăng 33,1%, đạt 5,72
triệu USD; Pakistan tăng18,8%, đạt 81,63 triệu USD.
|
Chế
biến chè sạch
|
Các thị trường sụt
giảm mạnh về kim ngạch gồm có: Ấn Độ giảm 56,6%, đạt 0,91 triệu USD; U.A.E giảm
59,1%, đạt 4,21 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 48%, đạt 0,78 triệu USD.
Dự báo sản lượng ở cả
Kenya và Trung Quốc đều hồi phục mạnh trong năm 2018 sau khi bị sụt giảm trong
năm 2017. Do đó sản lượng toàn cầu niên vụ 2018/2019 ước tính tăng nhẹ, khoảng
4,5%, nhưng sẽ chỉ tăng 2,8% trong năm 2019/2020 (thấp hơn mức tăng trung bình
4,5% giai đoạn 2006 - 2016), theo nhận định của EIU.
Trong khi đó, có một
số yếu tố có thể sẽ cản trở sản lượng tăng trong khoảng thời gian dự báo, đó là
lạm phát khiến lợi nhuận từ trồng chè giảm so với thập kỷ trước, trong khi chi
phí đầu vào tăng có thể khiến đầu tư giảm đi.
Các nước sản xuất chè
ngày càng quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng hóa chất sẽ khiến sản lượng chè
thế giới khó tăng mạnh, chẳng hạn như ở Sri Lanka. Ngoài ra, năng suất thấp do
nhiều diện tích chè già cỗi cũng cản trở việc tăng sản lượng, như ở Ấn Độ.
Về nhu cầu, triển vọng
nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước sản xuất ngày càng tăng. Do đó, mặc dù sản
lượng của nhiều nước cũngtăng, song lượng dư thừa dành cho xuất khẩu không có
sự đột biến, thậm chí ở một số nơi sụt giảm. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị
trường điển hình có mức tiêu thụ tăng nhanh, có thể khiến cầu vượt cung ngày
càng xa, dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng. Tại Mỹ cũng tương tự, phân
khúc thị trường trà đá ngày càng phát triển, là một trong những lý do khiến cho
xuất khẩu chè của Sri Lanka sang Mỹ năm 2018 tăng khá.
Về thị hiếu, mấy năm
qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người
tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống trong bữa
sáng, là chè đen hoặc trà xanh ướp hương.
Tuy nhiên hiện có 2
phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công
(theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ trà thảo mộc
lên ngôi là bởi đó được đánh giá là đồ uống có lợi cho sức khỏe, với những tác
dụng như giảm stress, chống viêm, thải độc, tốt cho tiêu hóa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét