Tỉnh Thái Nguyên dự kiến từ nay đến
năm 2020 đầu tư trên 220 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách khoảng 150 tỷ
đồng. Còn lại là các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các
nguồn vốn khác để triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền
vững cây chè thái nguyên.
Thu
hái chè tại vùng chè Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng
Nguyên/TTXVN
|
Theo đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ: quy
hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi phù hợp với cơ cấu loại sản phẩm đối
với từng huyện, thành phố, thị xã. Đồng thời, gắn với quy hoạch vùng sản xuất
chè ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất chè thái nguyên tập trung, ứng dụng
công nghệ cao với quy mô diện tích 3.900 ha tại Tp.Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng
Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Võ Nhai, thị xã Phổ Yên;
Đề án cũng đặt mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, trồng mới, trồng thay thế 4.400 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Mỗi năm hỗ trợ chứng nhận trên 300 ha chè an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác), hỗ trợ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm.
Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên, phát triển nhanh mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị...
Trong giai đoạn mới, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các địa phương khẩn trương chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè trung du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Phát triển chè giống mới, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Xác định cơ cấu giống chè, trong đó chè trung du chỉ chiếm 20% diện tích, các giống mới như: LDP1, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên, Hương Tích Sơn... chiếm 80% diện tích, hàng năm sản xuất khoảng 40 triệu cây giống phục vụ trồng mới và trồng thay thế.
Tỉnh chủ trương phát triển mạnh thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện đặng ký nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng.
Đề án cũng đặt mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, trồng mới, trồng thay thế 4.400 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Mỗi năm hỗ trợ chứng nhận trên 300 ha chè an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác), hỗ trợ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm.
Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên, phát triển nhanh mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị...
Trong giai đoạn mới, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các địa phương khẩn trương chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè trung du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Phát triển chè giống mới, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Xác định cơ cấu giống chè, trong đó chè trung du chỉ chiếm 20% diện tích, các giống mới như: LDP1, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên, Hương Tích Sơn... chiếm 80% diện tích, hàng năm sản xuất khoảng 40 triệu cây giống phục vụ trồng mới và trồng thay thế.
Tỉnh chủ trương phát triển mạnh thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện đặng ký nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng.
Bên cạnh đó, tỉnh áp dụng cơ chế
hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn
theo quy trình VietGAP và GAP khác. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kỹ
thuật chế biến chè đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ 50% kinh
phí xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối,
điểm du lịch, thưởng thức văn hóa chè Thái Nguyên tại không gian văn hóa chè tại
thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và các làng nghề trồng,
chế biến chè, các điểm dừng chân trong các tour, tuyến du lịch làng nghề đến
các vùng chè đặc sản của tỉnh như: Tân Cương, La Bằng, Điềm Mặc, Vô Tranh, Tức
Tranh, Trại Cài...
Ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt trên 21.100 ha, trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp truyền thống, cơ giới hoá bằng máy tôn quay, máy vò và dây truyền chế biến quy mô nhỏ tại 43 hợp tác xã và hơn 60 nghìn hộ tại 140 làng nghề sản xuất, chế biến chè với sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè xanh cao cấp; thu nhập từ cây chè tại Thái Nguyên đã đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài thế mạnh tiêu thụ trong khắp cả nước, chè Thái Nguyên đang có thị trường xuất khẩu ổn định tại Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Việc sớm triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè đến năm 2020 không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 300 nghìn lao động hoạt động trong các lĩnh vực. Cụ thể là trồng, chế biến và dịch vụ của ngành chè, tạo thảm xanh che phủ vùng đồi núi bảo vệ môi trường, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh rộng lớn, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu...
Ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt trên 21.100 ha, trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp truyền thống, cơ giới hoá bằng máy tôn quay, máy vò và dây truyền chế biến quy mô nhỏ tại 43 hợp tác xã và hơn 60 nghìn hộ tại 140 làng nghề sản xuất, chế biến chè với sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè xanh cao cấp; thu nhập từ cây chè tại Thái Nguyên đã đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài thế mạnh tiêu thụ trong khắp cả nước, chè Thái Nguyên đang có thị trường xuất khẩu ổn định tại Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Việc sớm triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè đến năm 2020 không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 300 nghìn lao động hoạt động trong các lĩnh vực. Cụ thể là trồng, chế biến và dịch vụ của ngành chè, tạo thảm xanh che phủ vùng đồi núi bảo vệ môi trường, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh rộng lớn, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu...
Theo thống kê của tỉnh
Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay, lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp trên
địa bàn chỉ đạt hơn 1.500 tấn, bằng khoảng 20% kế hoạch xuất khẩu của cả năm và
giảm 20% so với cùng kỳ. Trừ những vùng chè đặc sản chuyên sản xuất chè xanh phục
vụ nội tiêu như: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài...; ở các vùng chè nguyên liệu
khác, việc sản xuất cũng như tiêu thụ chè trong thời gian qua gặp không ít khó
khăn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty chè Việt Nam kiêm Giám đốc Chi nhánh chè Sông Cầu - một trong những doanh nghiệp sản xuất chè lớn nhất Thái Nguyên cho biết: Việc tiêu thụ chè, nhất là chè đen đang chững lại và giá cả khá thấp, trung bình chỉ đạt từ 1 - 1,2 USD/kg. Bên cạnh đó, do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao nên người trồng chè trong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp ít thâm canh đầu tư, khiến cho sản lượng chè búp tươi giảm so với năm trước khoảng 20%. Tuy vậy, giá chè xanh cũng không tăng mà thậm chí thấp hơn mọi năm, doanh nghiệp đang thu mua với giá trung bình từ 3.500 - 5.000 đồng/kg chè búp tươi... Hiện tại, Nhà máy chế biến của doanh nghiệp chỉ hoạt động đạt 50% công suất.
Cũng do biến động của thị trường, trong số hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè Thái Nguyên hiện nay chỉ vài ba doanh nghiệp sản xuất thực sự, số còn lại chủ yếu thu mua chè khô trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa đi tiêu thụ. Đáng lưu ý, thời gian qua đã xuất hiện việc một số tư thương thu gom chè phẩm cấp thấp hoặc chè mới qua sơ chế (phơi, sấy...) xuất theo đường tiểu ngạch. Điều này khiến cho người dân có thể tận thu cây chè, ảnh hưởng đến chất lượng cây chè sau này cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người trồng chè khi lượng cung vượt quá cầu...
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty chè Việt Nam kiêm Giám đốc Chi nhánh chè Sông Cầu - một trong những doanh nghiệp sản xuất chè lớn nhất Thái Nguyên cho biết: Việc tiêu thụ chè, nhất là chè đen đang chững lại và giá cả khá thấp, trung bình chỉ đạt từ 1 - 1,2 USD/kg. Bên cạnh đó, do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao nên người trồng chè trong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp ít thâm canh đầu tư, khiến cho sản lượng chè búp tươi giảm so với năm trước khoảng 20%. Tuy vậy, giá chè xanh cũng không tăng mà thậm chí thấp hơn mọi năm, doanh nghiệp đang thu mua với giá trung bình từ 3.500 - 5.000 đồng/kg chè búp tươi... Hiện tại, Nhà máy chế biến của doanh nghiệp chỉ hoạt động đạt 50% công suất.
Cũng do biến động của thị trường, trong số hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè Thái Nguyên hiện nay chỉ vài ba doanh nghiệp sản xuất thực sự, số còn lại chủ yếu thu mua chè khô trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa đi tiêu thụ. Đáng lưu ý, thời gian qua đã xuất hiện việc một số tư thương thu gom chè phẩm cấp thấp hoặc chè mới qua sơ chế (phơi, sấy...) xuất theo đường tiểu ngạch. Điều này khiến cho người dân có thể tận thu cây chè, ảnh hưởng đến chất lượng cây chè sau này cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người trồng chè khi lượng cung vượt quá cầu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét