Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ là tin vui đối với người làm chè Thái Nguyên và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn.
Việc
xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường
có tiềm năng xuất khẩu là một đòi hỏi cần thiết”.Ảnh minh họa:
http://canthotv.vn
Ngày 20/4, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo nhãn hiệu tập thể “Chè Thái
Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu
trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Hiệp hội Chè Việt Nam và một số sở, ngành,
địa phương liên quan, đại diện các hộ sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn
tỉnh.
Năm 2006, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đến tháng 8/2016, nhãn hiệu này tiếp tục được gia hạn. UBND tỉnh Thái Nguyên giao Hội Nông dân tỉnh làm chủ sở hữu.
Năm 2006, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đến tháng 8/2016, nhãn hiệu này tiếp tục được gia hạn. UBND tỉnh Thái Nguyên giao Hội Nông dân tỉnh làm chủ sở hữu.
Đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong giai đoạn 2006-2016, nhãn hiệu tập thể
“Chè Thái Nguyên” đã nhận được 1.000 đơn đăng ký sử dụng của các cá nhân, hợp
tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè.
Hội Nông dân tỉnh Thái
Nguyên đã thẩm định và ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn
hiệu sản phẩm này cho 14 công ty, 5 doanh nghiệp tư nhân, 17 hợp tác xã, câu
lạc bộ, làng nghề, 3 đại lý chè và gần 800 hộ nông dân, góp phần đưa sản phẩm
chè Thái Nguyên trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giao Sở Khoa học và Công nghệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan.
Tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giao Sở Khoa học và Công nghệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan.
Sau quá trình thẩm định, ngày 23/2/2016, Cơ
quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã cấp Văn bằng bảo hộ có nhãn hiệu tập thể “Chè
Thái Nguyên” và dự kiến đến cuối năm 2017, sản phẩm này sẽ tiếp tục được bảo hộ
tại thị trường Trung Quốc và Đài Loan.
Đây là điều kiện thuận
lợi để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè Thái Nguyên tại
các thị trường nước ngoài tiềm năng, hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu
“Chè Thái Nguyên” tại thị trường quốc tế, tạo ra những cơ hội và lợi ích ngày
càng lớn cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh chè Thái
Nguyên.
Tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sản phẩm chè Thái Nguyên sẽ phải đối mặt với không ít thách thức về sở hữu trí tuệ. Các tranh chấp thương mại, dân sự tại thị trường nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
Tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sản phẩm chè Thái Nguyên sẽ phải đối mặt với không ít thách thức về sở hữu trí tuệ. Các tranh chấp thương mại, dân sự tại thị trường nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
Do vậy, việc xây dựng
và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường có tiềm
năng xuất khẩu là một đòi hỏi cần thiết”.
Việc bảo hộ Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín, giá trị của sản phẩm chè Thái Nguyên. Mỹ là thị trường tiềm năng cho sản phẩm “Chè Thái Nguyên”.
Việc bảo hộ Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín, giá trị của sản phẩm chè Thái Nguyên. Mỹ là thị trường tiềm năng cho sản phẩm “Chè Thái Nguyên”.
Tuy nhiên, để xúc tiến thương mại cho sản phẩm
này trên thị trường Mỹ, một số đại biểu cho rằng, Thái Nguyên cần tăng cường
công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại đối
với các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “chè Thái Nguyên” sang thị trường Mỹ
thông qua thương mại điện tử như: Website, Sàn giao dịch thương mại điện tử…
Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Cục
Xúc tiến thương mại ( Bộ Công Thương) xây dựng tài liệu thông tin thị trường
Mỹ, tìm hiểu xu hướng, thị hiếu, quy định cụ thể đối với sản phẩm chè để phổ
biến đến các đơn vị sản xuất kinh doanh chè; phối hợp với tham tán thương mại
Việt Nam tại Mỹ để tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại với doanh nghiệp
chè của tỉnh Thái Nguyên…
Điều quan trọng nữa là
quá trình trồng trọt, sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè phải theo chuỗi khép
kín, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Mỹ.
Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ là tin vui đối với người làm chè Thái Nguyên và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn.
Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ là tin vui đối với người làm chè Thái Nguyên và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn.
Theo bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Chè Thái
Nguyên, khó khăn của ngành chè hiện nay là vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm. Cả hai vấn đề này chủ yếu không phải do trình độ khoa học kỹ
thuật mà chủ yếu là do quan hệ sản xuất.
Hiện nay, người trồng chè ở Thái Nguyên hầu
hết sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ; chế biến vẫn là bán cơ giới. Việc liên kết giữa
các tác nhân liên quan đến chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè chưa chặt
chẽ…
Bên cạnh đó, sản phẩm
chè Thái Nguyên hiện được xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô với mức giá bình
quân chỉ bằng 60% so với giá trên thị trường thế giới…”.
Để các doanh nghiệp chè Thái Nguyên tiếp cận và xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng: Các doanh nghiệp chè cần phải kiểm soát được vùng nguyên liệu, cụ thể là kiểm soát được quá trình canh tác, thu hái chè búp tươi từ vùng nguyên liệu hoặc triển khai dự án tổ chức “Cánh đồng chè lớn” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Để các doanh nghiệp chè Thái Nguyên tiếp cận và xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng: Các doanh nghiệp chè cần phải kiểm soát được vùng nguyên liệu, cụ thể là kiểm soát được quá trình canh tác, thu hái chè búp tươi từ vùng nguyên liệu hoặc triển khai dự án tổ chức “Cánh đồng chè lớn” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chè Thái Nguyên
cần đảm bảo tiêu chuẩn cho chè xuất khẩu như tiêu chuẩn ISO 3720 do FAO và IGG
quy định; yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật áp theo chuẩn của Codex và
các tiêu chuẩn về bền vững, trách nhiệm xã hội như FRA, UTZ, Fair Trade…
Ngoài ra, việc đảm bảo
công nghệ chế biến và đa dạng hóa sản phẩm cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm cần
có chiến lược thực hiện cụ thể.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 22.000 ha chè, trong đó có 18.750 ha chè cho sản phẩm, chiếm 87,7%. Năng suất bình quân năm 2016 đạt 112,66 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt gần 211.300 tấn.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 22.000 ha chè, trong đó có 18.750 ha chè cho sản phẩm, chiếm 87,7%. Năng suất bình quân năm 2016 đạt 112,66 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt gần 211.300 tấn.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu giống, tỉnh
Thái Nguyên đã quan tâm đến các giải pháp an toàn cho sản phẩm chè.
Tổng diện tích sản xuất chè an toàn theo quy
trình VietGAP được chứng nhận là 735 ha với trên 2.100 hộ tham gia, sản lượng
chè búp tươi đạt trên 8.000 tấn/năm; toàn tỉnh có 241 cơ sở sản xuất, chế biến
chè được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Sự chung tay phối hợp giữa các cơ quan quản
lý, doanh nghiệp và người trồng chè trong việc cải tiến quy trình sản xuất, chế
biến, tiêu thụ theo hướng tập trung, đáp ứng đủ các quy chuẩn trong nước và
xuất khẩu là điều kiện cần và đủ để trong tương lai, “Chè Thái Nguyên” ngày
càng khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường nước và quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét