Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Trà Thái Nguyên được trồng chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam

Nguồn gốc cây trà bắc thái nguyên và điều đặc biệt làm nên trà tân cương thái nguyên nức tiếng

che tan cuong thai nguyen (257)


      Chè bắc hay trà bắc từ lâu đã là cái tên không quá xa lạ với hầu hết những người uống trà, trà không đơn thuần chỉ là thức uống dân dã thông thường mà ẩn chứa bên trong đó là cả một bầu trời văn hóa đậm chất bản sắc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, uống trà bắc nhiều là thế nhưng có mấy ai hiểu hết được lai lịch của loại trà bắc là như thế nào, nguồn gốc ra sao, có bao nhiêu loại, uống vào sẽ có tác dụng gì và trà bắc vào mùa nào là ngon nhất,… Việc uống trà sẽ trở nên ý nghĩa và thú vị hơn nếu bạn biết được những nét đọc đáo trong nó. Vì thế, hãy cùng Lộc tân Cương tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hơn về trà bắc nhé!

1.Trà bắc là gì?
trC3A0bE1BAAFc28229
      Trà bắc hay trà (chè) miền bắc là cái tên được gọi chung cho tất cả loại trà ở miền Bắc. Đó là cái tên mà người miền nam đặt riêng cho tất cả các loại trà mạn, dần dần cái tên ấy cũng trở nên phổ biến hơn không chỉ người nam mà hầu hết những người con đất bắc cũng gọi chung như thế.
Trà bắc thái nguyên
Vậy sự thật trà bắc là gì?
      Trà bắc bao gồm những loại trà được trồng ở các tỉnh: Phú Thọ, Mộc Châu, Tuyên Quang, Thái Nguyên… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở thái nguyên. Chính vì thế, ngày nay vẫn còn số đông người thường gọi chung cái tên trà bắc là trà thái nguyên.
[VIDEO] GIẢI THÍCH CHI TIẾT TRÀ BẮC LÀ GÌ?
  1. Nguồn gốc cây trà bắc và điều đặc biệt làm nên trà tân cương thái nguyên nức tiếng
    bột trà xanh (25)
      Lịch sử trà bắc Thái Nguyên tồn tại song song cùng với lịch sử phát triển của trà Việt. Sau bao thăng trầm của thời gian trà Thái Nguyên luôn giữ cho mình một chỗ đứng vững chắc và bền bỉ, giữ vững vị thế là cây mũi nhọn thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển. Đã nhiều lần uống trà tân cương thái nguyên, bạn biết rất rõ hương vị đậm đà quen thuộc của nó rồi. Vậy có khi nào các bạn tự hỏi: Trà Tân Cương Thái Nguyên có từ khi nào và do ai trồng không?
      Cứ nhắc đến Thái Nguyên là người ta nhắc đến đất chè (trà) và cứ nhắc đến chè (trà) thì người ta lại nhắc đến ngay vùng đất chè (trà) Tân Cương.
      Tân Cương là một vùng đất bán sơn địa trực thuộc thành phố Thái Nguyên. Mới nghe bạn nghĩ địa danh này nằm đâu đó bên Trung Quốc ấy nhỉ? Vậy bạn đã nghe về lịch sử vùng đất Tân Cương Thái Nguyên này chưa?
      Tân Cương là một xã ngoại thành, nằm về phía tây nam của thành phố Thái Nguyên. Rời trung tâm thành phố Thái Nguyên theo tỉnh lộ Thịnh Đán- Núi cốc chừng 10km bạn sẽ bị choáng ngợp ngay bởi những nương chè xanh đang đơm lộc biếc. Đất nước ta có rất nhiều vùng sản xuất chè ngon nhưng hương vị Trà Tân Cương Thái Nguyên đã đi sâu vào tâm tưởng của mỗi người.. Được nhiều người dân du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Đồi trà bắc tân cương
      Ngày nay, Tân Cương là vùng đất đã quá nổi tiếng vì trà bắc thái nguyên tân cương thái nguyên ngon nức tiếng, nhưng bạn sẽ không thể ngờ. Trước kia, Tân Cương là một vùng rừng núi hoang vu. Năm 1919, sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, Có một nhóm lính Việt Nam mãn hạn phục vụ quân đội trở về từ Pháp, được Nhà Nước bảo hộ Pháp cho phép lên Tân Cương lập đồn điền để khai thác đất hoang. Năm 1921, vùng Tân Cương đã có vài chục nóc nhà, trong đó có những ông đồ như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ… Là những nhà nho nên các cụ đã kết bạn được với ông Nghè Tuân là Tuần Phủ, người đứng đầu một tỉnh.
      Do không muốn bị phụ thuộc và cũng do khoảng cách khá xa với các xã lân cận nên dân Tân Cương xin với ông Nghè cho lập ra một xã riêng. Ông Nghè chuẩn y, cho tiến hành các thủ tục thành lập xã mới, lấy tên là Tân Cương. Sau khi xã được thành lập, ngày 10 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1922) nhân dân Tân Cương mời cụ Nghè Sổ về cắm hướng đình và đình được chính thức khởi công xây dựng, hơn một năm thì xong. Để bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ, dân Tân Cương đã suy tôn ông Nghè Sổ làm thành hoàng làng và thờ sống.
      Dạo đó, Tân Cương là vùng đất hoang sơ rừng rú, đêm nằm nghe tiếng hổ gầm, vượn hú cũng đủ rùng mình run sợ. Nhân dân khai hoang chỉ biết trồng sắn, khoai nên cái đói còn bám dai dẳng. Lắm khi mấy tháng liền không nhìn thấy hạt gạo, chỉ ăn toàn sắn khoai. Thấy vậy, ông Nghè Sổ mới bàn với dân Tân Cương đem giống chè về trồng để có thêm thu nhập. Theo chỉ dẫn và có phần chu cấp của ông Nghè, ông Đội Năm là tiên chỉ đầu tiên của xã Tân Cương cùng một số trai tráng đã lặn lội lên Phú Thọ để xin giống chè. Ngày lại ngày, năm lại năm, Tân Cương chẳng mấy chốc đã choàng lên mình màu xanh mướt của các nương chè. Và trà tân cương thái nguyên chính thức bước chân ra thị trường rộng lớn.
      Năm 1925, ông Đội Năm dựng xưởng chế biến chè, mở hiệu bán chè ở thị xã Thái Nguyên, rồi đặt địa chỉ giao dịch ở một số tỉnh thuộc 3 kỳ trong nước. Trà tân cương thái nguyên của cụ nổi tiếng đến mức năm 1935, mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội, đoạt giải nhất. Các thương gia Ấn Độ hàng năm đều nhập của cụ hàng chục tấn trà. Chính vì công lao to lớn của cụ mà dân làng Tân Cương mới suy tôn ông Đội Năm là ông tổ trà”
[VIDEO] NGUỒN GỐC TRÀ BẮC THÁI NGUYÊN – TRÀ TÂN CƯƠNG
  1. Các loại trà bắc thái nguyên phổ biến hiện nay

      Tùy theo quy cách sản xuất và mục đích kinh doanh riêng của nhiều công ty cổ phần trà bắc khác nhau mà trà bắc sẽ được phân ra làm nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau. Chính vì điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho khách hàng khi phân biệt các loại trà.
      Ví dụ: khi nói về loại trà chỉ được hái 1 đọt non và 1 lá non liền kề, có nơi sẽ gọi là trà nõn tôm, có nơi lại kêu với tên gọi khác là trà Thái Nguyên TC1, …
      Ở đây, để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tên của các loại trà và hương vị của từng loại, chúng tôi xin được giới thiệu với những tên gọi phổ biến như sau:
Chung quy lại, trà bắc bao gồm 3 loại trà cơ bản:
3.1. Trà Đinh Ngọc
      Trà Đinh Ngọc hay trà đinh là loại trà từ lâu đã được khẳng định là sản vật trà ngon nức tiếng và có giá đắt đỏ nhất vùng Trà Tân Cương Thái Nguyên. Sở dĩ loại trà này trở nên nổi tiếng đến thế là vì để cho ra thành phẩm, loại trà này được thu hái chỉ 1 nõn (đọt non) của cây trà.
Tại sao chúng lại đặc biệt và đắt đỏ đến thế?
      Nõn trà là thành phần quyết định nên độ ngon, ngậy và hương thơm của trà. Chính vì thế, trong cây trà, nõn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định nên hương vị và độ ngon của nước trà. Sản phẩm trà càng nhiều lá thì độ đậm và chát của trà sẽ càng rõ.
      Từ quá trình thu hái cho đến công đoạn sản xuất và cho ra thành phẩm, người nghệ nhân phải thật sự tỉ mỉ và khéo léo thì mới có thể cho ra 1 mẻ trà ngon và thẩm mĩ. Trà được thu hái từ những mầm trà mới nhú lên trong tiết trời mát mẻ, từ độ sáng sớm tinh sương, bởi vậy khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được ngon không thể tả của trà đinh.
Cánh trà đinh ngọc thái nguyên
Hương vị của trà đinh:
  • Vị trà đinh:vị chát dịu nhẹ, hậu ngọt sâu, khi uống có thể cảm nhận được vị ngầy ngậy, sánh của nước.
  • Hương thơm:hương cốm non thanh khiết.
  • Màu nước:vàng vàng xanh xanh, màu sắc đặc trưng của trà thái nguyên.
3.2. Trà Nõn Tôm
      Sau trà đinh, trà nõn tôm được xem là đặc sản nổi tiếng nhất trong các loại trà bắc thái nguyên. Từ những đồi trà được tuyển chọn và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap trên vùng đất mang tên “đệ nhất danh trà” Tân Cương Thái Nguyên.
      Trà Nõn Tôm được thu hái vào những buổi sáng sớm, khi những búp trà còn ngặm chặt sương bên trong. Từ những nõn trà non nhất có chứa nhiều dinh dưỡng nhất trên búp trà tạo nên một thức uống trà nõn tôm thơm ngon đặc trưng và làm say mê lòng người.
      Nguyên liệu làm trà nõn tôm: 1 đọt + 1 lá non ngay phía dưới đọt.
Cánh trà nõn tôm thái nguyên
Hương vị của trà nõn tôm:
  • Hương thơm của trà: Trà Nõn Tôm Tân Cươngcó cánh trà nhỏ ti, khi cầm một ít cánh trà lên mũi ngửi đã thấy mùi thơm nức của hương cốm non dễ chịu và ngạt ngào ở khoang mũi.
  • Màu nước:khi pha trà có màu nước xanh vàng và sánh lại như mật ong, chỉ cần nhấp một ngụm đầu tiên đã cảm nhận được hương vị thơm ngon lan tỏa của trà.
  • Vị trà:trà nõn tôm có vị chát dịu nhẹ mà đậm đà, để một lúc thấy hậu ngọt đậm bùi và sâu trong cổ họng rất sảng khoái.
3.3. Trà Móc Câu
      Từ những đồi trà được tuyển chọn ở vùng tân cương thái nguyên, trà móc câu được thu hái một cách khéo léo bởi bàn tay của những người dân bản xứ, trà với nguyên liệu chỉ thu hái từ 1 nõn + 1 đến 2 lá non liền kề để tạo nên thức uống trà móc câu ngon đúng chuẩn.
      Trà móc câu: có nghĩa là trà có hình móc câu hay trà có màu mốc như thân cây cau nên gọi là trà móc câu. Đây là loại trà có hình dáng và màu khá đặc biệt, nó là sự kết hợp của 2 cách suy nghĩ trên. Trà sau khi chế biến sẽ cho ra cánh trà thành phẩm có hình dạng soăn lại như chiếc móc câu, hơn thế nữa, trà trãi qua nhiều công đoạn sao, vò, đánh hương nên khi nhìn vào bạn sẽ đễ dàng nhận thấy trà có màu mốc (trắng trắng bạc bạc) như thân của cây câu.
[VIDEO] TRÀ MÓC CÂU LÀ GÌ? 
Trà móc câu hiện nay tại Lộc Tân Cương được phân chia làm 2 loại:
3.3.1. Trà móc câu đặc biệt
– Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
– Cách hái: 1 đọt + 1 đến 2 lá non ngay phía dưới
– Hương vị: Thơm tự nhiên, trà khi chưa pha đã có hương vị dịu nhẹ, đặc trưng của trà thái nguyên nhưng khi pha trà lại có hương ngào ngạt và nồng nàng hơn gấp bội.
– Vị: vị của trà móc câu đặc biệt chát dịu hơn và hậu ngọt sâu, kèm theo hậu ngọt đó là vị bùi và ngậy của trà.
– Màu nước: vàng sánh nhưng vẫn xen lẫn màu xanh xanh của cốm non.
Cánh trà móc câu đặc biệt thái nguyên
3.3.2. Trà Móc Câu Hảo Hạng
 – Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
– Cách hái: 1 đọt + 2 lá non ngay phía dưới
– Hương vị: Thơm tự nhiên cộng với hương cốm non đặc trưng. Vị trà chát dịu, hậu ngọt sâu
– Màu nước: vàng sánh nhưng vẫn xen lẫn màu xanh xanh của cốm non.
Cánh trà móc câu hảo hạng thái nguyên
3.3.3. Trà Búp Lộc Xuân
– Được lấy nguyên liệu từ những búp chè xanh tươi hái từ đồi trà Tân Cương Thái Nguyên.
 Cách hái: 1 đọt + 2 đến 3 lá non bên dưới đọt
– Trà khi pha có màu nước xanh và sáng
– Vị trà búp: tiền vị chát (đậm hơn so với các loại trà còn lại) và hậu vị ngọt sâu.
– Trà mang hương thơm dịu dàng của cốm non
– Trà búp rất được lòng các khách hàng lớn tuổi có gu uống trà đậm, đặc biệt là những người con đất Bắc, bởi chúng mang hương vị truyền thống của hầu hết các loại trà bắc.
Cánh trà búp thái nguyên
bột trà xanh (19)
  1. Quy trình sản xuất trà bắc tân cương

      Với sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại, chè bắc cũng dần được đưa vào sản xuất với quy mô lớn bằng máy móc tân tiến, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực.
      Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bậc sành trà thì trà được sản xuất thủ công theo truyền thống vẫn là thơm ngon và chuẩn nhất bởi theo phương pháp này đòi hỏi người nghệ nhân phải trực tiếp tham gia vào từng khâu để đánh giá chất lượng, cũng như có thể cảm nhận được chính xác khi nào trà sẽ đạt đến độ thơm ngon nhất định.
      Dưới đây là quy trình 7 bước chế biến trà bằng phương pháp thủ công:
4.1. Hái trà (chè)
      Đây là công đoạn tiên quyết và hầu hết là đều được thực hiện dưới đôi bàn tay của người phụ nữ. Dân gian quan niệm rằng trà được hái bằng tay của phụ nữ sẽ ngon hơn rất nhiều, bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cộng thêm sự kiên nhẫn và nâng niu dành cho từng búp chè.
      Trà bắc thái nguyên được hái vào lúc sáng sớm khi ánh nắng chưa lên cao và hút đi những giọt sương vẫn còn ngậm chặt trong búp trà. Không hái trà vào mùa mưa vì nước mưa sẽ làm cho trà giảm chất lượng.
      1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa là câu nói thể hiện lên quy tắc từ bao đời nay của dân khi hái trà để cây chè vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt yêu cầu chế biến.
      Dụng cụ đựng trà khi hái cũng phải đảm bảo sạch, không mùi, che ánh nắng trực tiếp vào búp trà mới hái nhưng không bị kín quá.
Công đoạn hái chè bắc
4.2. Làm héo nhẹ
      Dùng nong thưa (hoặc giàn lưới đối với sản xuất công nghiệp) để rải làm héo chè, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg. Các nong được đặt lên giàn hoặc giá gỗ có nhiều tầng, các tầng cách nhau 15-25 cm. Trong thời gian hong héo, cứ sau 0,5 – 1h lại đảo nhẹ chè trên nong một lần. Thời gian héo nhẹ từ 4 – 6h tùy theo thủy phần trong búp chè và nước trên bề mặt búp chè, khi chè đạt tới hương thơm mùi hoa tươi thì đưa đi diệt men. Thuỷ phần của chè còn lại sau khi héo khoảng 74-75%. Quá trình héo được đồng đều, khối chè móc câu luôn được thoáng gió, phát huy được hương thơm, tươi tự nhiên của nguyên liệu.
Giai đoạn làm héo chè
4.3. Diệt men
      Là giai đoạn cho trà vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình này giúp trà loại bỏ các thành phần ‘men’ hay enzyme trong lá trà xanh, nguyên nhân gây nên hiện tượng oxy hóa trong trà, giúp các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ được bảo toàn nhiều nhất có thể.
Diệt men chè
 Trà sau khi diệt men phải đạt những yêu cầu sau:
– Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
– Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời
– Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
– Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.
4.4. Vò trà
      Khi lá trà gần đủ thơm và có độ dẻo nhất định thì cho ra nông tre để vò. Giai đoạn này giúp cho từng búp trà xoắn lại và cuộn vào với nhau, tuy nhiên chỉ được xoa trà theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát.
Giai đoạn vò chè
      Trà sau khi được sao xong kế đến cho ra nong để sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đủ tiêu chuẩn như không xoắn hoặc bị nát ra ngoài và giữ lại những cánh trà đạt tiêu chuẩn.
4.5. Sao trà
      Sau khi nhựa trà đã tiết vào nhau, tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào chảo để xao khô lần 1, đây là giai đoạn mang tính quyết định xem chè có ngon và cánh có đẹp hay không.
      Quá trình xao trà khá vất vả bởi toàn bộ đều được làm bằng tay. Nghệ nhân phải dùng tay xao trà trên chảo nhôm nóng để có thể cảm nhận nhiệt thích hợp, toàn bộ vị trà lúc này được vò lại thấm ngược trở vào trong và hơi nước bốc đi hết. Xao thật lâu đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô.
      Đặc biệt, người xao khi thực hiện công đoạn này không được sử dụng nước hoa, dầu cù là vì chúng dễ làm trà mất đi mùi hương.
Giai đoạn sao trà
4.6. Lấy hương
      Công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của trà. Nhiệt độ bếp vừa phải, chỉ còn những đốm than để xao thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ, xao khoảng15-20p đến khi cảm nhận được hương thơm của trà, hương cốm đặc trưng thì lúc này việc chế biến trà đã hoàn tất.
Giai đoạn lên hương trà bắc
4.7. Đóng gói
Chè thành phẩm có thể đóng gói theo 2 hình thức sau:
– Chè đóng trong túi PE, túi PE tráng thiếc, túi PE tráng bạc…với trọng lượng khác nhau và được hút chân không.
– Chè đóng vào túi PE, PP sau đó đưa vào hộp với các chất liệu như carton, nhựa, tre, gỗ,…
Trà bắc – trà đinh ngọc sau khi đóng gói

  1. Cách pha trà bắc thái nguyên ngon đúng chuẩn người sành trà

      Nếu bạn đã từng nghe nói về trà đạo thì có thể thấy trong đó cách pha trà sẽ cầu kỳ và công phu đến nhường nào. Pha trà nghe tưởng chừng như đơn giàn nhưng pha để cho ra 1 ấm trà ngon, thơm và trọn vị thì không hề dễ dàng chút nào.
      Tuy nhiên, ngày nay uống trà chỉ đơn thuần là để thưởng thức, để chiêu đãi khách quý nên người ta không quá cầu kỳ, lễ nghi mà chỉ pha theo cách của riêng mình, miễn sao họ thấy hợp khẩu vị là được.
      Để có 1 ấm trà ngon còn phải phụ thuộc vào rất nhiều thứ phải kể đến như nước dùng để pha trà có ngọt không, loại trà có ngon hay không, cách pha như thế nào và chọn ấm ra làm sao đểu có ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra còn 1 yếu tố cũng không kém phần quan trọng nữa chính là “tâm trạng”, tôi dám cá với bạn rằng khi tâm trạng bạn không tốt, lẽ dĩ nhiên ấm trà bạn pha ra sẽ không ai có thể uống nổi.
      Dưới đây là những bí quyết về cách pha trà bắc ngon mà Lộc Tân Cương đã đúc kết qua nhiều kinh nghiệm từ các cao nhân về trà để cho ra cách pha đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được tại nhà:
4 yếu tố quan trọng cần phải biết trước khi pha trà: “Nhất thủy, Nhì trà, Tam pha, Tứ ấm”
“Nhất thủy”
      Nên chọn dùng các loại nước tinh khiết đã được lọc kỹ như nước khoáng Vĩnh Hảo, Lavie, Aquafina,…để pha trà và cần lưu ý không nên dùng nước máy vì nó sẽ làm mất độ ngon của trà.
Nước khoáng dùng để pha trà bắc
Mách bạn: dùng đá thạch anh bỏ vào bình chứa nước lọc để khử những tạp chất không cần thiết trong nước, giúp nước được ngọt và thanh khiết hơn.
“Nhì trà”
       Chính là cách chọn trà: Tùy theo sở thích mỗi người mà chọn cho mình một loại trà ngon ưng ý và tạo nên một gu thưởng trà khác nhau. Đối với tôi, trà được xem là ngon nhất khi đó là sản phẩm trà sạch, thuần mộc, được thu hái sao chế theo phương thức thủ công và nguyên liệu phải được lựa chọn từ những vùng trà đặc sản như vùng trà Tân Cương Thái Nguyên. Đặc biệt với các loại trà Móc Câu, trà Nõn Tôm, trà búp…
Trà bắc ngon dùng để pha trà
3 yếu tố quyết định nên trà ngon:
  • Màu nước:trong, xanh, óng màu vàng cốm (vàng vàng xanh xanh)
  • Hương trà:mùi hương cốm non dịu nhẹ. Nếu trà có mùi cốm non thì bạn có thể đảm bảo đúng đó là hương thơm của trà Thái Nguyên ngon.
  • Vị trà:có vị hơi chát nhẹ chứ không chát đậm. Sau khi uống trà có cảm giác “Tiền chát, hậu ngọt” nghĩa là đầu tiên uống vào sẽ có vị chát nhẹ, vị hơi đắng lan tỏa khắp đầu lưỡi, rồi đọng lại một vị ngọt dịu nơi cổ họng người thưởng thức.
 “Tam Pha”
Các bước để pha trà bắc tân cương thái nguyên ngon:
– Bước 1: Chuẩn bị
      8gr trà, ấm trà, chén Tống (chuyên trà), chén Quân (chén nhỏ uống trà), lọc trà (dụng cụ dùng để lọc cặn nước trà rót từ ấm ra chuyên trà), dụng cụ gắp trà, nước sôi
– Bước 2: Tráng ấm, chén trà bằng nước sôi.
      Rót nước sôi để tráng ấm chén pha trà: Giúp tiệt trùng dụng cụ pha trà và làm ấm Ấm chén pha trà.
– Bước 3: Tráng trà
      Cho trà vào ấm, châm nước ở nhiệt độ 80 độ C vào ấm và lập tức rót hết nước tráng trong ấm ra ngay, mục đích để đánh thức lá trà, giúp trà nở nhanh và thoát hương hiệu quả.
– Bước 4: Pha trà
       Châm 200 ml nước sôi có nhiệt độ 75 – 80 độ C vào ấm, rồi hãm 20 -25 giây.
      Rót trà từ ấm: hãm đủ thời gian, bạn hãy rót hết lượng trà trong ấm ra chén Tống qua chiếc lọc trà và tránh để lại nước trong ấm. (lọc trà giúp giữ lại những xác trà nhỏ giúp nước trà trong và tinh khiết hơn).
      Rót trà từ chén Tống: Rót trà từ chén Tống ra chén Quân để thưởng thức
Hướng dẫn pha trà bắc đúng cách
“Tứ ấm”
      Ấm trà được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, kim loại, sứ, thủy tinh, hoặc đất nung nhưng được quét lớp vecni bên trong ấm. Nhưng để có được một ấm trà bắc tân cương Thái Nguyên ngon thì ấm được chọn nên có chất liệu từ gốm, đất nung hay ấm tử sa của Trung Quốc. Ấm đất nung có ưu điểm là giữ nhiệt rất tốt, hương trà sẽ dần thẩm thấu, lưu lại trong ấm sau mỗi lần pha. (Tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà và hạn chế dùng ấm sứ do ấm sứ đã được tráng men nên không giữ nhiệt lâu).
Ấm pha trà tại Lộc Tân Cương

  1. Cách bảo quản trà bắc thái nguyên

      Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, cần phải được bảo quản thật tốt và kỹ thì mới có thể sử dụng lâu dài, trà cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, trà loại thực phẩm có tính hút ẩm rất cao và rất dễ bay hương nên cần được bảo quản trà 1 cách hợp lý để trà được sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ được vị ngon vốn có. Hãy tham khảo những cách bảo dưới đây:
6.1. Hũ đựng trà:
Nên:
  • Dùng lọ thủy tinh có màu đục
  • Hủ nhựa có màu tối.
  • Loại hũ được làm bằng gốm, sứ
  • Hũ đựng trà có nắp kín, chặt
Không nên:
  • Không dùng các vật dụng như hũ nhựa, lọ thủy tinh, bình,… trong suốt bởi ánh sáng sẽ rất dễ xuyên qua chứa rất nhiều tia tử ngoại, làm mất mùi và làm hỏng trà.
  • Không nên dùng lọ bằng giấy carton để chứa chè bắc. Bởi lọ bằng giấy carton có tính hút ẩm cực lớn, bỏ trà trực tiếp trong đó, giấy sẽ hút hết hương trà, và bản thân giấy không phải là môi trường cách ly được độ ẩm. Trà của bạn sẽ bị giảm chất lượng đi và hương thơm cũng giảm đi phần nào.
  • Tránh để trà trực tiếp trong hộp gỗ hoặc giấy vì trong đó chứa tạp mùi không tốt cho trà, những loại hộp này thường có tính hút ẩm cao nên sẽ làm giảm chất lượng của trà trong thời gian ngắn.

    Hũ đựng trà bằng sứ
6.2. Tránh ẩm, ánh sáng, hơi nóng và cách ly không khí
      Ánh sáng, độ ẩm, hơi nóng là kẻ thù lớn nhất của trà. Khi gặp những tác nhân này, trà nhanh chóng biến chất, mất hương thơm, giòn của cốm, gặp độ ẩm cao thì trà bị mốc, quả là tệ hại. Nếu không chú ý trà có thể hỏng bất cứ lúc nào.
Bảo vệ trà bắc khỏi ánh nắng mặt trời

6.3. Bảo quản trà bằng tủ lạnh
      Bọc kỹ gói trà qua lớp giấy báo rồi cất trong tủ lạnh. Nếu bạn để trong một thời gian dài đảm bảo trà vẫn còn mùi vị như ban đầu.
Bảo quản trà bắc bằng tủ lạnh
6.4. Bảo quản trà tránh xa các loại mùi
  • Nên cho trà vào trong những chiếc lọ kín hơi chính là cách tốt nhất để ngăn chúng không hấp thu những mùi mạnh và giữ được hương thơm của lá trà.
  • Cách ly các thực phẩm có mùi mạnh, hăng cay.
    Để trà bắc tránh xa các loại mùi
6.5. Nên cột thật kĩ gói trà nếu bạn không dùng hũ để đựng
      Nếu bạn không có hũ thuỷ tinh, sứ hay gốm để đựng trà thì sau khi cắt gói trà ra, bạn nên vỗ nhẹ gói trà trên bàn tay cho trà dồn hết xuống đáy bao, dùng tay vuốt sạch không khí bên trong túi, sau đó cuộn tròn mép túi làm nhiều vòng và cột kĩ lại để tránh không khí vào trong túi. Hoặc có thể dùng kẹp túi trà để giữ kín hơi cho gói trà.
Dùng kẹp trà bảo quản chè bắc
6.6. Không để trà (chè) khô thái nguyên đã được ướp hương chung với trà chưa ướp
      Nếu để hai loại trà này chung với nhau, mùi hương của trà đã ướp sẽ “lây” sang loại trà chưa ướp. Cần ngửi thử mùi hương của trà trước khi bảo quản vì sự pha trộn của nhiều mùi hương trong trà có thể tạo ra hương thơm khá mạnh, khiến trà không còn hương thơm tinh tế của chúng nữa.
6.7. Xử lý trà bị ẩm
      Nếu chè bị ẩm, không nên phơi chè ra ngoài nắng, vì trong nắng có các tia tử ngoại làm hỏng các thành phần trong lá chè, ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của chè. Bạn có thể dùng nồi hoặc đồ bằng sắt không có mùi, đặt lên một tờ giấy trắng, đổ chè vào, dùng lửa nhỏ để sấy khô, vừa sấy vừa đảo khoảng 1 – 2 phút cho đến khi chè không còn ẩm nữa, chú ý không được để chè cháy. Sau khi sấy xong, bạn nên để cho chè nguội hẳn mới cất giữ.

  1. Trà bắc nào ngon nhất?

     Theo như trên đã nói, trà bắc là danh từ dùng để gọi chung cho tất cả loại trà ở miền Bắc. Tuy nhiên, để nói đến trà bắc loại nào ngon nhất thì chỉ có thể là trà ở vùng Tân Cương – Thái Nguyên hay trà (chè) thái nguyên.
     Trong vùng trà Tân Cương Thái Nguyên, để nói đến độ ngon của các loại trà trong vùng này thì cần phải xét về sắc nước hương vị và cánh trà của từng loại sau khi đã chế biến như thế nào.
      Theo đại đa số ý kiến của các tín đồ thưởng trà cho rằng: trà càng ít lá non tức lá ngọn trà khi hái ngoài nõn thì càng ít lá liền kề bên dưới thì được xếp vào loại trà bắc ngon, cao cấp.
      Nếu dựa theo quan điểm trên, có thể thấy trà đinh nõn là loại trà có thể gọi là thượng phẩm đến xếp vào hàng trà bắc thượng hạng bởi so về nguyên liệu loại trà này chỉ dùng 1 nõn (đọt non) để làm nên thành phẩm, lại cho ra vị ngậy, bùi, chát ít, dịu và hậu ngọt sâu tinh tế, say đắm lòng người.
     Kế đến, trà bắc loại 1 sẽ được dành tặng danh hiệu cho trà nõn tôm, 1 tôm (nõn) + 1 lá non liền kề, đây là loai trà được rất nhiều khách hàng ưa chuộng bởi độ chát dịu, nhẹ, hậu ngọt sâu lắng, ngầy ngậy và màu nước vàng vàng xanh xanh vô cùng đẹp mắt.
Trà bắc thái nguyên ngon nhất
     Nhưng theo quan điểm cá nhân và độ thân hữu của tôi với trà lâu năm, tôi cho rằng trà được cho là ngon hay không sẽ phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Có người thích trà nhẹ sẽ chê bai nếu như trà quá đậm, cũng có người sẽ than phiền vì trà quá nhẹ không đủ đô với gu uống trà mạnh (đậm). Chính vì thế, khẩu vị của người thưởng trà vẫn là quan trọng nhất, trà ngon đúng gu, bền nước, màu đẹp thì không còn gì bằng.

  1. Giá trà bắc thái nguyên

      Giá trà bắc thái nguyên trên thị trường hiện nay dao động từ 200.000đ – 3.000.000đ 1kg. Mỗi đơn vị kinh doanh khác nhau sẽ có những tiêu chí để quyết định giá khác nhau. Giá trà cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc, quy cách chế biến, chất lượng sản phẩm, hương vị, nguyên liệu và mẫu mã. Chính vì thế, hãy chọn cho mình 1 mức giá hợp lý phù hợp với chất lượng sản phầm nhé.
Dưới đây là giá 1kg trà bắc giá bao nhiêu tiền mới nhất tại Lộc Tân Cương:
8.1. Trà Búp Lộc Xuân
  • Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
  • Cách hái: 1 đọt + 2 đến 3 lá non ngay phía dưới
  • Quy cách đóng gói: 100g, 250g, 500g
  • Giá: 300.000đ/1kg


>> Click xem sản phẩm Trà Búp Lộc Xuân
8.2. Trà Móc Câu Hảo Hạng
  • Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
  • Cách hái: 1 đọt + 2 lá non ngay phía dưới
  • Quy cách đóng gói: 10g, 100g, 250g, 500g
  • Giá: 450.000đ/1kg

    Trà móc câu hảo hạng Lộc Tân Cương
>> Click xem sản phẩm Trà Móc Câu Hảo Hạng
8.3. Trà Móc Câu Đặc Biệt
  • Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
  • Cách hái: 1 đọt + 1 đến 2 lá non ngay phía dưới
  • Quy cách đóng gói: 10g, 100g, 250g, 500g
  • Gía: 600.000đ/1kg
    Trà móc câu đặc biệt Lộc Tân Cương
>> Click xem sản phẩm Trà Móc Câu Đặc Biệt
8.4. Trà Nõn Tôm
  • Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
  • Cách hái: 1 đọt + 1 lá non ngay phía dưới
  • Quy cách đóng gói: 10g, 100g, 250g, 500g
  • Giá: 900.000đ/1kg
    Trà nõn tôm Lộc Tân Cương
>> Click xem sản phẩm Trà Nõn Tôm
8.5. Trà Đinh Ngọc
  • Vùng nguyên liệu: Tân Cương – Thái Nguyên
  • Quy cách hái: 1 nõn (đọt non)
  • Giá: 2.500.000 đ/1kg
  • Quy cách đóng gói: 100g, 250g, 500g, hộp 25 tép (10g/tép)
    Trà đinh Thái Nguyên 100gr – Thương hiệu Lộc Tân Cương
>> Click xem chi tiết tất cả sản phẩm Trà Đinh Ngọc

  1. Mua trà bắc thái nguyên ngon ở TP. Hồ Chí Minh

     Tại TP.HCM hiện nay có rất nhiều công ty, đại lý và cửa hàng bán lẻ kinh doanh trà bắc với nhiều thương hiệu, chiêu trò quảng cáo và giá cả rất khác nhau. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi chọn lựa sản phẩm một cách tinh tế, cẩn thận để không phải chịu hậu quả tiền mất tật mang.
     Khi tìm hiểu việc mua trà bắc thái nguyên ở đâu ngon, mua chỗ nào thì an toàn, bạn cần để chú ý đến các yếu tố sau:
– Bạn nên mua ở các đơn vị uy tín, có tên tuổi thương hiệu rõ ràng, trên bao bì có thể hiện rõ đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
– Đơn vị có cam kết và thực hiện cam kết uy tín
– Bạn được thử các loại trà trước khi đưa ra quyết định mua
– Được đổi trả và hoàn tiền nếu không hài lòng.
Trà búp thái nguyên bán tại Lộc Tân Cương
     Nếu đã tìm được đại lý trà thái nguyên ưng ý thì bạn hãy là khách trung thành của họ, bởi khách quen thường sẽ được ưu ái hơn khách vãng lai.
     Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, khách hàng không cần phải đến tận nơi để chọn lựa mà chỉ cần ngồi ở nhà khảo sát các nhà cung cấp và nhấc điện thoại lên gọi hoặc đặt hàng ngay trên website, trà sẽ được giao tận nơi mà bạn không phải mất công sức đi tìm. Nếu không ưng trà, bạn vẫn có thể phản ánh trực tiếp với nhà bán để được đổi trả.

  1. Trà bắc thái nguyên bán ở đâu?

     Đối với những người mới bắt đầu uống trà sẽ luôn xuất hiện những câu hỏi: trà bắc thái nguyên bán ở đâu? trà bắc giá bao nhiêu tiền? … và còn vô số các câu hỏi liên quan đến trà bắc bởi họ chưa biết phải đặt lòng tin vào đâu.
     Nếu vẫn chưa tìm được nơi ưng ý thì hãy thử 1 lần ghé đến các cửa hàng của Lộc Tân Cương để được trãi nghiệm trà ở đây và tư vấn tận tình nhé!
  1. TẠI HÀ NỘI 
Số 31 ngách 67 ngõ 99/110 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội.
ĐT:  0933 86 25 89
  1. TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cửa hàng chính:
  • Công ty Trà LỘC TÂN CƯƠNG
  • ĐC: 52A Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh
  • ĐT: 028 7300 4747 – 0933 86 25 89
Chi nhánh:
  • Shop Trà LỘC TÂN CƯƠNG 
  • ĐC: 589 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình
  • ĐT: 028 7300 4747 hoặc 0933 86 25 89
     Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh trà bắc, muốn được mua trà bắc giá rẻ và trà bắc giá sỉ tốt nhất, chiết khấu cao thì cứ liên hệ cho chúng tôi qua các số hotline trên để được tư vấn tận tình.

  1. Phân biệt trà bắc thái nguyên sạch và không sạch

      Để tháo gỡ một số khó khăn cho những người còn chưa biết cách chọn Trà sạch nói chung và Trà Sạch Tân Cương Thái Nguyên nói riêng, Lộc Tân Cương xin đưa ra cách phân biệt giữa trà sạch và trà không sạch dưới dây để mọi người cùng tham khảo, nếu còn thiếu sót thì Lộc Tân Cương rất mong muốn được xin thêm ý kiến của các bạn đọc.
Trà Không SạchTrà Sạch Tân Cương Thái Nguyên
– Khi mở gói trà ra thường không có mùi, nếu có thì đó là mùi hắc hoặc mùi hơi mốc hoặc ngang ngang.– Khi mở gói trà tỏa ra khắp phòng một mùi thơm cốm của trà, cánh trà khô cong và xanh.
– Khi pha: màu nước thường vàng đục hoặc nâu (Màu cánh chè sẽ quyết định màu nước chè), nhiều cặn, không mùi, vị chát đắng, hơi xốc, uống xong cảm thấy khé cổ do chè nhiều lá và cành già.– Khi pha: nước của trà sạch có màu xanh vàng, vị chát nhẹ, hậu ngọt rõ ràng nơi cổ họng, vị ngậy và hương thơm cốm non thanh khiết
– Đặc biệt là nếu mức độ thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều thì sau khi uống sẽ có cảm giác hơi đau bụng (Mức độ đau nhiều hay ít là tùy thuộc vào lượng thuốc và lượng chè mình uống).– Một biểu hiện nữa của chất tanin có trong chè là sau khi uống, đặc biệt là sau khi ăn thì miệng sẽ có cảm giác sạch và hơi zít răng. Nó cũng lý giải vì sao sau khi ăn cơm chúng ta thường làm chén nước chè cho sạch miệng là vì thế.
    

      Bởi vậy cách để các bạn chọn được trà Tân Cương Thái Nguyên ngon và sạch nhất là nên pha trà để thử, như vậy thì sẽ cảm nhận được hết hương, sắc và vị của trà trước khi mua trà.

  1. Trà bắc ngon nhất vào mùa nào?

      Dưới đây là những lý giải cho những thắc mắc của khách hàng khi mua trà ở cùng 1 công ty nhưng có đợt uống sẽ cảm nhận được trà rất ngon, rất bền nước nhưng có đợt lại chẳng được như vậy.
      Trà Thái Nguyên được trồng chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam. Với khí hậu chia mùa rõ rệt đặc trưng của thời tiết Bắc Bộ, có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trà ngon hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng góp phần quan trọng đó là yếu tố con người và thời tiết.
  1. Trà vụ xuân
      Vào xuân, thời tiết ấm áp, cây trà phát triển tốt và những búp trà non cũng sum suê, đầy chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nhất định, trà được thu hái và đem chế biến thành phẩm thì được gọi là đợt trà của vụ xuân.
      Trà xuân được đánh giá ngon và được lòng rất nhiều khách hàng bởi vị trà nhẹ nhưng rất đậm đà. Khi pha trà bạn sẽ cảm nhận hương thơm nhẹ nhàng, mang hương của cốm non, hương của những búp trà non mới đâm chồi, hương của cây cỏ lá non khi thời tiết sang xuân.
Trà mùa xuân
  1. Trà vụ hè
      Mùa hè thường có nhiệt độ cao hơn so với các mùa khác, khí hậu oi bức, nguồn nước cũng khan hiếm hơn gây nhiều khó khăn trong việc tưới tiêu cho các loại cây trồng và cây trà cũng không nằm ngoại lệ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hương vị của trà rất nhiều.
      Trà vào mùa này sẽ có lá nhỏ và cứng hơn. Do nhiệt độ cao và nguồn nước ít nên cây trà chậm phát triển, sản lượng trà ít, và thậm chí do khô hạn cây trà có thể bị chết hạn. Hương vị trà vào mùa này vị chát đậm hơn một chút nhưng vẫn giữ được hương vị ngon của trà Thái Nguyên, hương cốm non đặc trưng.
Trà bắc vào vụ hè
  1. Trà vụ thu
      Tiết trời mùa thu thường mát mẻ, thời tiết ôn hòa, dễ chịu hơn mùa hè rất nhiều nhưng đôi khi vẫn còn động lại chút oi bức của mùa hẹ.
      Cây trà vẫn phát triển đều, người dân vẫn thu hoạch trà đúng theo định kì tiêu chuẩn đã đề ra. Trong tất cả các mùa, trà mùa thu là đợt trà ngon nhất trong năm  và rất được lòng nhiều vị khách hàng khó tính nhất cũng phải công nhận. Bởi trà mùa này pha rất bền nước, đượm vị, tất cả các vị đặc trưng như bùi, ngậy và sánh đểu rất rõ nét và hương cốm non quyến rũ lòng người thưởng thức.
Chè bắc thái vào mùa thu
  1. Trà vụ đông
      Mùa đông ở miền Bắc thường rất lạnh. Nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều, mưa phùn làm cho cây cối cũng chậm phát triển hơn. Và thậm chí có nhiều cây trà bị chết nếu gặp phải đợt nhiệt độ xuống quá thấp kéo dài kèm theo sương muối. Chính vì vậy thời gian để thu được một mẻ trà thường lâu hơn so với các mùa khác trong năm, sản lượng cũng giảm. Mùa đông trà thường đậm đà hơn nhưng luôn giữ được hương cũng như vị nguyên thủy của trà bắc “tiền chát hậu ngọt”.
Trà bắc thái nguyên vào mùa đông
     Trà mỗi mùa sẽ có chút hương vị đậm đà khác nhau. Khẩu vị uống trà của mỗi người cũng khác nhau có người thích vị chát đậm của mùa hè, mùa đông, hoặc ai thích vị nhẹ thì lại thích trà vụ xuân, vụ thu. Với trà mỗi mùa khi thưởng thức sẽ cho bạn cảm nhận riêng nét đặc trưng riêng.

  1. Nghệ thuật trà đạo trong uống trà

      Trà từ lâu được xem là thức uống dân dã, mộc mạc chỉ đơn thuần là thưởng thức, giải khát và chiêu đã khách đến chơi nhà. Tuy nhiên, ý nghĩa ẩn chứa sâu bên trong của việc uống trà ở một góc nhìn khác có thể được đánh giá là 1 nghệ thuật tuyệt hảo đến hoàn mỹ.
      Nghệ thuật uống trà của người Việt ngày nay hầu như được xuất phát từ nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Vậy trà đạo là gì?
      Trà đạo xuất thân từ thiền trong Phật giáo, là truyền thống uống trà người Nhật, nhưng nó không đơn thuần chỉ là để thưởng thức thú vui tao nhã mà phần đông những người đến với trà đạo là để lắng tâm, tĩnh lặng trong tâm hồn.
      Trà đạo rất tinh tế, vì bản thân nó sẽ cho thấy tiện nghi cùng khắp trong sự giản dị hơn là trong sự phức tạp và tốn kém. Bất kì ai ngồi thanh thản bên chén trà cũng đều hiện lên nét phong lưu quý tộc, dù kẻ đó là ông vua hay gã ăn mày đầu đường xó chợ, …
Nghệ thuật trà đạo
      Nói đến TRÀ ĐẠO, chính là nói đến trạng thái của TÂM, diễn biến của TÂM khi uống trà. Đỉnh cao của Trà Đạo, cũng giống như đỉnh cao của Kiếm đạo,cung đạo, hoa đạo, thư đạo,… Cái ý nghĩa đích thật của những đường kiếm, những lằn tên, những lần vung tay phóng bút, sự hiện hữu của nó không còn là sự hiện diện của một môn thể thao, một môn giải trí hay nghệ thuật nữa mà tất cả được diễn ra trong sự QUÊN MÌNH. Đó là tình trạng thâm tâm hoàn toàn buông xả để vô tư hòa nhập vào sự việc một cách trọng vẹn nhất, thuần khiết nhất.
      Một ý nghĩa quan trọng nữa của Trà Đạo, chính là mang lại sự bình yên, thanh thản cho người uống trà, sự êm dịu của tâm hồn và sự khỏe mạnh của thể xác.
      Tóm lại, Trà Đạo giúp con người nhận ra những bất an và ổn định lại trạng thái bất an một cách nhanh nhất. Ngồi vào bàn trà mà tâm nôn nóng, suy nghĩ lăng xăng chắc chắn sẽ khó mà cảm nhận trọn vẹn hương vị của trà.
      Một điều cũng đáng lưu ý nữa, nếu ở các môn nghệ thuật khác như Kiếm Đạo, Thư Đạo, Võ Đạo… đều cùng phải dụng tâm, dụng ý, tập trung tinh thần cao độ, mà không có một trở lực nào thúc đẩy, thì các loại trà đều có khả năng làm cho các trà nhân tỉnh táo hơn bởi nhờ vào những dược tính của trà.
[VIDEO] NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TRÀ ĐẠO

  1. Đôi nét về Công Ty Trà Lộc Tân Cương

      Lộc Tân Cương với nhiều năm kinh nghiệm làm trà, là đơn vị cung cấp các sản phẩm trà như: trà Thái Nguyên, trà lài, trà oolong, trà shan tuyết cổ thụ Tà xùa, trà sen Tây Hồ, Bột trà xanh Thái Nguyên nguyên chất…
      Khách hàng của Trà Lộc Tân Cương là những người lớn tuổi, trung niên, những người đang bận rộn với cuộc sống công nghiệp hối hả hay những người con đất Bắc xa quê hương, mong muốn tìm thấy hương vị truyền thống quê hương thông qua những chén trà điếu thuốc.
      Những người tìm đến trà không chỉ để uống mà còn để thưởng thức, để được đi chậm lại, chiêm nghiệm những điều giản dị trong cuộc sống giữa xung quanh nhịp sống gấp gáp vội vàng của thời đại công nghiệp.
      Khác với đồ uống nhanh trong cuộc sống công nghiệp, Trà Lộc Tân Cương sẽ đem lại những phút giây thưởng thức lắng đọng hương vị quê hương, giúp duy trì và giáo dục thế hệ trẻ về Phong cách uống trà của người Việt.
      Trong suốt gần 5 năm qua, Chúng tôi đã phục vụ hơn 5000 khách hàng thân thiết trên khắp tỉnh thành, rất nhiều trong số đó đã trở thành khách hàng thân thiết, trở thành người bạn của gia đình Lộc Tân Cương. Sứ mệnh hàng đầu đó là kết nối khách hàng đến với niềm đam mê trà, giới thiệu về các loại trà ngon khác nhau và văn hóa trà Việt Nam đến mọi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét