Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

để bơm tưới gần 1ha chè Thái Nguyên, gia đình anh mất 3 ngày

Chè Thái Nguyên được trồng trong nhà kính đảm bảo sạch và an toàn

Anh Đinh Quốc Văn, ở xóm Trung Thành 1, xã Vô Tranh từng được biết đến là người tiên phong ở huyện Phú Lương thực hiện mô hình làm chè Thái Nguyên trong nhà kính đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, tháng 6-2016, anh còn mạnh dạn đầu tư cả trăm triệu đồng vào hệ thống tưới chè tự động được điều khiển bằng điện thoại di động. Cách làm này không chỉ giảm công lao động mà năng suất, chất lượng sản phẩm chè của gia đình anh ngày càng nâng cao.

manh dan ung dung cong nghe cao trong san xuat che
Hiện nay, chỉ cần bấm điện thoại di động, toàn bộ diện tích chè của gia đình anh Văn, xóm Trung Thành 1, xã Vô Tranh (Phú Lương) đã được bơm tưới.
Cho đến bây giờ, khi bơm nước tưới chè, bà con phải thực hiện khá nhiều công đoạn từ việc cắm máy bơm, dòng dây và cần ít nhất 1 người để tưới thì với gia đình anh Văn lại khác. Anh chỉ cần một tháo tác là bấm nút trên điện thoại di động, toàn bộ diện tích chè của gia đình anh đều được tưới đồng loạt cùng lúc. Giới thiệu với chúng tôi về cách làm này, anh Văn cho biết: Đây là hệ thống điều khiển máy bơm nước từ xa bằng sóng điện thoại di động. Trong đó, có sử dụng 2 sim điện thoại, 1 chiếc lắp trong bộ điều khiển, chiếc còn lại sử dụng ở điện thoại cá nhân. Trong bộ điều khiển, ngoài sim điện thoại được lắp sẵn còn có một bộ mạch, hệ thống động lực. Bộ điều khiển được cắm với nguồn điện 220V, đầu ra của bộ điều khiển nối với máy bơm nước. Khi cần máy bơm hoạt động, chỉ cần sử dụng điện thoại cá nhân gọi đến số của sim lắp trong bộ điều khiển là nó sẽ tự động bật công tắc khởi động máy bơm, nước sẽ theo đường ống đã lắp đặt sẵn ở các vườn chè qua pép để tưới.
Nói về lý do lắp đặt hệ thống điều khiển tưới chè tự động, anh Văn chia sẻ thêm: Gia đình tôi có gần 1ha chè (toàn bộ là giống chè giâm cành) nhưng lao động chính chỉ có 2 vợ chồng (nhà còn có bố mẹ già và 2 con nhỏ). Người lao động ít mà diện tích chè lớn nên nếu để làm được chè ngon sẽ không đơn giản. Năm ngoái, tôi đã tìm hiểu qua sách báo, mạng internet cách chăm sóc, chế biến chè và vô tình biết được cách tưới chè điều khiển bằng điện thoại di động. Tôi đã liên lạc với nhà cung cấp và đặt hàng chuyển từ T.P Hồ Chí Minh với tổng kinh phí đầu tư gần 100 triệu đồng. Ngoài bộ điều khiển mua sẵn, trước khi lắp đặt, tôi phải tự thiết kế và lắp đặt hệ thống ống dẫn tưới tại các điểm vườn chè. Theo đó, cứ khoảng 4m dài đặt 1 pép tưới và ở mỗi vườn chè có nhiều van khóa, mở nguồn nước để chủ động được trong việc bơm tưới.
Với cách làm trên, gia đình anh Văn đã giảm được đáng kể công lao động. Nếu như trước đây, để bơm tưới gần 1ha chè Thái Nguyên, gia đình anh mất 3 ngày và ít nhất 1 lao động mới xong thì nay chỉ mất khoảng 1 buổi sáng và không cần người làm. Không chỉ giảm được công lao động, chủ động được việc bơm tưới, chăm sóc nên năng suất và chất lượng chè của gia đình anh cũng được nâng lên. Hiện nay, mỗi lứa gia đình anh thu được khoảng 2 tạ chè búp khô (trước chỉ thu được 1,8 tạ/lứa), giá bán đạt từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, cao hơn 50.000-100.000 đồng/kg so với trước.
Bên cạnh việc tưới chè tự động bằng điện thoại di động, anh Văn còn mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc vào trồng, chăm sóc, chế biến chè như: máy hút chân không, kho lạnh bảo quản chè, máy vò bằng innox,… Đặc biệt, mới đây, anh còn đầu tư gần 70 triệu đồng để xây dựng nhà kính kiên cố cho hơn 2.000m2 diện tích chè của gia đình.

Nhận xét về mô hình làm chè của gia đình anh Văn, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vô Tranh cho biết: Đây là mô hình trồng, chăm sóc và sản xuất chè đầu tiên của xã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tưới chè tự động bằng điện thoại di động. Từ mô hình này, xã sẽ từng bước vận động các hộ dân trồng chè có sự liên kết với nhau, cùng nhau áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè, đồng thời nhân rộng mô hình này trong toàn xã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét