Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

sản xuất chè an toàn chứng nhận VietGAP với tổng diện tích gần 205ha

Chè Thái Nguyên được sản xuất theo mô hình nào?

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh theo phương án sản xuất nông nghiệp năm 2017, 7 tháng qua, Ban Quản lý Dự án phát triển chè Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã phối hợp với các địa phương thực hiện được 18 mô hình sản xuất chè an toàn chứng nhận VietGAP với tổng diện tích gần 205ha, 657 hộ tham gia.

Đồng thời, triển khai được 3 mô hình tưới tiết kiệm và 2 mô hình sử dụng máy sao chè bằng gas tại các vùng sản xuất chè tập trung trọng điểm của các huyện, thành phố, thị xã. Mức hỗ trợ cụ thể cho các mô hình là: cấp 100% kinh phí chứng nhận VietGAP (6 triệu đồng/ha); 70% giá trị cho máy bơm, thiết bị tưới và máy sao chè bằng gas.
Đến nay, các mô hình sản xuất chè an toàn chứng nhận VietGAP đã tiến hành tập huấn kỹ thuật, tư vấn chứng nhận, hướng dẫn ghi chép nhật ký nông hộ và xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận; các mô hình tưới tiết kiệm và mô hình sử dụng máy sao chè bằng gas đang được triển khai, khảo sát, đánh giá lựa chọn hộ và xây dựng dự toán chi tiết.
ban giao thiet bi che bien bao quan che
Thực hiện Đề án triển khai nhân rộng làng nghề điểm năm 2017, Làng nghề chè truyền thống Yên Thủy 4 được hỗ trợ 1 máy hút chân không, 38 tôn quay và 37 máy vò chè Thái Nguyên, tổng trị giá trên 290 triệu đồng. Trong đó, kinh phí Nhà nước hỗ trợ 50%, nhân dân đối ứng 50%. Trước sự quan tâm, tạo điều kiện của Hiệp hội Làng nghề tỉnh, đại diện làng nghề cam kết sẽ bảo quản, sử dụng và phát huy tối đa giá trị của thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, tạo sự cạnh tranh trên thương trường.
Được biết, xóm Yên Thủy 4 được UBND tỉnh công nhận làng nghề chè truyền thống vào năm 2010. Hiện, xóm có 110/140 hộ trồng chè với tổng diện tích trên 40ha. Cùng với Làng nghề mộc mỹ nghệ Giã Trung (xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên), đây là 2 làng nghề điểm được nhận hỗ trợ trong năm 2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét