Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

việc áp dụng sản xuất chè Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ đảm bảo an toàn cho cả người sản xuất

Chè Thái Nguyên nâng cao chất lượng và giá trị tại huyện Đồng Hỷ

Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cây chè Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ xác định xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh và an toàn là một trong những giải pháp chủ yếu.

dong hy co them 40ha che san xuat theo quy trinh vietgap
Nông dân thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) thu hái chè vụ Đông
Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cây chè, huyện Đồng Hỷ xác định xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh và an toàn là một trong những giải pháp chủ yếu.
Trong năm 2017, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện thêm 40ha chè sản xuất theo quy trình VietGAP tại xã Văn Lăng và thị trấn Sông Cầu. Đồng thời, duy trì vùng chè sản xuất chè an toàn tại các xã: Hòa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông Cầu. Tính tới nay, toàn huyện Đồng Hỷ đã có gần 170ha chè VietGAP.
Theo đánh giá, việc áp dụng sản xuất chè Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ đảm bảo an toàn cho cả người sản xuất và tiêu thụ mà còn giúp nâng cao chất lượng thành phẩm, từ đó tăng giá bán. Chi phí sản xuất cũng thấp hơn do người dân hạn chế sử dụng thuốc và phân bón hóa học.
Là một trong những địa phương nhiều chè nhất của tỉnh, huyện Đồng Hỷ hiện có 3.260ha chè, trong đó chè kinh doanh là 2.944ha. Trong năm 2017, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện ước đạt 36.500 tấn, vượt gần 6% so với kế hoạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét