Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

tôi quyết định đầu tư 4 máy sao, 5 máy vò chè Thái Nguyên bằng inox

Chè Thái Nguyên bén dễ ở Xóm Trung Thành từ năm 1982

Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chè Thái Nguyên, người dân xóm Trung Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) đã tập trung vào trồng, chế biến loại cây trồng này. Từ việc chỉ có vài hộ trồng, đến nay, cả xóm đã có 81/215 hộ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chè với diện tích gần 19ha.

Cây chè đã bén rễ ở xóm Trung Thành từ khoảng năm 1982, nhưng thời điểm đó người dân chưa chú trọng đầu tư phát triển kinh tế từ chè. Khoảng 6 năm trở lại đây, diện tích đất trồng chè ngày càng được mở rộng, trung bình mỗi năm có hơn 0,5ha chè được trồng mới, tính đến năm 2016, cả xóm có gần 19ha chè. Phần lớn diện tích chè này đều được bà con trồng bằng các giống chè mới: LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên…
Các hộ làm chè trong xóm cũng tích cực cải tiến quy trình sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn an toàn. Qua việc được đào tạo về kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn, người dân đã biết dùng các loại phân bón sinh học, phân hữu cơ thay vì phân đạm như trước kia, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng và thời gian quy định. Ngoài ra, chè chỉ được tiến hành thu hái khi đã đủ thời gian cách ly cho phép. Trong công đoạn chế biến chè, nhiều hộ dân đã áp dụng tôn sao inox, máy vò chè inox, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động.
Gia đình bà Trần Thị Thìn, một hộ dân trong xóm vừa cải tạo đất vườn tạp sang trồng chè đầu năm 2007, cho biết: Trước đây, gia đình tôi trồng màu và một số cây ăn quả trên 4 sào đất vườn nhưng thấy hiệu quả kinh tế không cao, nên đã quyết định chuyển sang trồng chè giống LDP1. Đến nay, trung bình mỗi lứa gia đình tôi thu được hơn 20 triệu đồng từ việc bán chè búp tươi.
Còn bà Phạm Thị Huệ, một trong những hộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè hơn 20 năm, thì chia sẻ: “Trước đây, làm chè theo phương pháp truyền thống mất rất nhiều công sức, mà lợi nhuận không nhiều. Năm 2011, tôi quyết định đầu tư 4 máy sao, 5 máy vò chè Thái Nguyên bằng inox, nâng năng suất lên tới hơn 1 tạ chè khô/ngày. Nhờ chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn an toàn từ khâu trồng trọt đến chế biến, mỗi lứa chè của gia đình tôi luôn bán được với giá dao động từ 250-500 nghìn đồng.
Ông Hoàng Trung Hải, Trưởng xóm cho biết: Năm 2016, cả xóm tiêu thụ được hơn 20 tấn chè búp khô, đạt doanh thu gần 13 tỷ đồng. Cây chè đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện đời sống của người dân trong những năm qua. Nếu như trước đây, xóm vẫn còn một số hộ nghèo thì đến nay không còn hộ nghèo nào.

Đầu tháng 7 vừa qua, xóm Trung Thành được công nhận là làng nghề chè, đây chính là điều kiện để cho các hộ làm chè liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè an toàn trong thời gian tới. Như vậy, người dân sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu chè của xóm, từ đó có điều kiện mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét