Nhẫn nại với việc sản xuất trà xanh thái nguyên chất lượng cao
Khi tham gia mô hình, có ít nhiều nhận thức về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhưng để tự thân người nông dân chuyển thành hành động là vô cùng nan giải. Sản xuất chè hữu cơ cũng không ngoại lệ. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng chủ chốt tạo ra mô hình bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ.Ông Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Cty Cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên cho rằng, đòi hỏi của người tiêu dùng về những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã khiến cho những thương hiệu tồn tại nương tựa vào hào quang của thương hiệu quá khứ dần bị mai một, mất chỗ đứng.
Chính vì vậy mà khi quyết định đầu tư vào Thái Nguyên để sản xuất chè hữu cơ, Cty không lựa chọn những vùng chè nổi tiếng. Địa điểm sản xuất của Cty được chọn là 5ha chè liền khoảnh thuộc xóm Văn Hữu (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ).
Ông Tuấn kể, ông sinh ra và lớn lên ở Văn Chấn (Yên Bái), nơi mà cây chè đã nuôi sống biết bao thế hệ của gia đình ông. Vậy nhưng, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã chứng kiến cảnh những người làm chè quê mình vãi sức, đổ độc lên những nương chè như thế nào.
Người người, nhà nhà dùng phân bón hóa học chút vô tôi vạ lên đồi chè. Cứ mưa lại đi bón đạm. Thấy sâu là phun. Phun một thứ thuốc không thấy hết sâu thì phun thuốc khác. Không được thì cộng hai ba loại lại phun tổng hợp. Phun buổi sáng, buổi chiều phun tiếp. Bao giờ hết sâu thì thôi. Nhiều người vác bình thuốc sâu về đến nhà thì nằm vật ra vì nhiễm độc.
Mang tư duy thay đổi và phương pháp sản xuất trà xanh thái nguyên hữu cơ đến Thái Nguyên - thủ phủ trà Việt để đầu tư, ông Tuấn đón nhận nhiều hoài nghi, phản ứng. Rằng làm chè mà không thuốc sâu, không phân bón hóa học, thuốc bón lá, kích phọt đủ loại thì chỉ có lấy sâu chè, lấy rễ chè pha nước mà uống.
Không nao núng, năm 2012, ông Tuấn chọn mua và thuê lại diện tích 5ha chè của người dân xóm Văn Hữu. Theo ông, làm chè hữu cơ không phải nói làm là làm ngay được mà phải kiên trì theo đuổi. Đối với cây chè, phải mất ít nhất 3 năm không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cây và đất mới hết tồn dư chất hóa học.
Với tổng nguồn vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng, Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên đã tạo ra phương thức sản xuất chè công nghệ cao. Áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác cũng như chế biến sản phẩm chè. Mỗi lô chè đều được quy hoạch và có biển ghi thứ tự riêng. Ở các lô đều có giàn van xoay tưới tự động cùng hệ thống cảm biến điều khiển tự động từ xa.
Đúng như tính toán, vừa làm, vừa tuyên truyền, vận động hướng dẫn bà con cùng làm, sau 3 năm, đến đầu năm 2016, sản phẩm chè của Chi nhánh Cty CP NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên đã được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm chè hữu cơ.
Từ nhà xưởng, kho bảo quản, trưng bày sản phẩm đều được lắp đặt các trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, chăm sóc cho cây chè, sản phẩm chè. Cty sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng chip điện tử để theo dõi hướng gió, độ ẩm, dinh dưỡng và dự báo thời tiết. Ngoài việc sử dụng phân đã được ủ kỹ, một số loại loại chế phẩm sinh học an toàn để kích thích khả năng hấp thụ của cây được sử dụng như IMZ, BIO FIM…
Thành công trà xanh thái nguyên Ngay lập tức, mỗi kg chè xanh hữu cơ NTEA Thái Nguyên đã được bán với giá từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/kg. Vấn đề không phải là những sản phẩm chè nói trên đều do phía Cty xuất khẩu mà chính nhiều bạn hàng, người sử dụng trong nước cũng tìm mua.
Ông Tuấn cho rằng, chiến lược đầu tư của Cty đã đúng. Vì, sản xuất hữu cơ đã tạo ra sản phẩm mà mọi người trong xã hội đều mong muốn tìm mua sử dụng. Rõ ràng, lúc này thương hiệu đã được khẳng định lại trên cơ sở xác lập sự an toàn cho sản phẩm chứ không phải là sản phẩm từ vùng nào, miền nào nữa.Từ chỗ đạt tiêu chuẩn sản phẩm chè hữu cơ, các điều kiện về tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước, sản phẩm sơ chế của công ty tiếp tục phải trải qua hàng loạt những kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phân tích một cách khoa học theo các tiêu chuẩn quốc tế. Với việc đầu tư nghiêm túc, bài bản, Cty NTEA Việt Nam là đơn vị đầu tiên trong Hiệp hội Chè Việt Nam được tổ chức chứng nhận quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM.
Nối tiếp thành công, Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên tiếp tục xây dựng bộ sản phẩm sản phẩm được ưa chuộng như: Trà túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa; áp dụng sản phẩm chè sạch để làm nguyên liệu cho hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng... Sản phẩm của Cty ngoài tiêu thụ trong nước còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…
Việc đạt được chứng nhận hữu cơ quốc tế cho sản phẩm chè chính là giấy thông hành cho chè Việt xuất ngoại với giá trị và đẳng cấp thế giới. Về chiến lược trong thời gian tiếp theo, ông Nguyễn Kim Tuấn cho biết, chủ động về phương thức sản xuất, Công ty đã nhắm đến một số thị trường tiềm năng, vì vậy, trong thời gian tới, Cty sẽ phải tiếp tục mở rộng sản xuất để có được sản lượng hàng hóa quy mô lớn hơn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.
Ông Dương Sơn Hà, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên: Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên không chỉ là doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương mà còn làm thay đổi nhận thức về sản xuất chè, là mô hình điểm, kiểu mẫu, có sức lan tỏa, cần nhân diện để sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, sản xuất chè hữu cơ nói riêng của Thái Nguyên phát triển đúng với lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới.
Trung tâm sẽ áp dụng đa dạng hóa công nghệ sau thu hoạch bằng công nghệ của Nhật Bản hoặc công nghệ tiên tiến trong nước để giảm chi phí nhân công lao động sau thu hoạch... - Nông nghiệp, nông thôn ngày nay, nông thôn mới, lúa nước, ngàn năm văn hiến, trống đồng, hợp tác xã, công nông nghiệp
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo UBND TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng và Đơn Dương cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của tỉnh này phối hợp với tổ chức JICA của Nhật Bản tại Việt Nam mở rộng mô hình trung tâm sau thu hoạch.
Trung tâm sẽ áp dụng đa dạng hóa công nghệ sau thu hoạch bằng công nghệ của Nhật Bản hoặc công nghệ tiên tiến trong nước để giảm chi phí nhân công lao động sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Đồng thời, các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tiến hành khảo sát vùng sản xuất, đánh giá, lựa chọn các sản phẩm có khả năng áp dụng công nghệ sau thu hoạch phù hợp với thực tiễn và nhu cầu thị trường.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, sau 7 tháng vận hành thí điểm hệ thống máy phân loại cà chua thuộc dự án Trung tâm Sau thu hoạch tại Doanh nghiệp Phong Thúy (huyện Đức Trọng), công suất phân loại nông sản mỗi tháng đã tăng từ 600 tấn lên 800 tấn.
Giảm công lao động mỗi ngày từ 8 người/8 giờ xuống còn 6 người/2 giờ. Ước tính lợi nhuận tăng thêm từ phân loại cà chua qua hệ thống máy móc khoảng 700 đồng/kg so với phân loại cà chua bằng phương pháp thủ công.
Trung tâm sau thu hoạch nằm trong Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư giữa tổ chức JICA với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Dự kiến đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ lựa chọn nhiều nhất là 10 doanh nghiệp có năng lực để nhân rộng mô hình trung tâm sau thu hoạch cho các sản phẩm rau, hoa, chè… phù hợp với từng vùng sản xuất, dự kiến tăng từ 25-30% sản phẩm nông sản tham gia sơ chế.