Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Chè xanh dòng thượng hạng, hảo hạng và cao cấp với giá bán trung bình từ 500 đến 1,5 triệu đồng/kg

Có phải trà Thái Nguyên vài năm trở lại đây, vấn nạn thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng?

Nhất là vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông nghiệp. Trước thực trạng đó, anh Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc sản xuất chè Thái Nguyên theo phương pháp hữu cơ tại xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ) với mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm chè an toàn và từng bước góp phần thay đổi nhận thức của người dân


Đến thăm nương chè của Công ty, chúng tôi quan sát thấy mỗi lô chè đều được quy hoạch và có biển ghi thứ tự riêng. Ở các lô đều có giàn van xoay tưới tự động cùng hệ thống cảm biến điều khiển tự động từ xa. Bước vào bên trong nương chè, không khí dịu mát, trong lành khiến chúng tôi cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Nguyễn Kim Tuấn chia sẻ: Tôi quê gốc ở Văn Chấn (Yên Bái), mảnh đất nơi cây chè đã nuôi sống bao thế hệ. Từ nhỏ đến lớn, tôi đã được chứng kiến cảnh những người nông dân oằn lưng khoác trên vai những bình thuốc sâu, mồ hôi mồ kê nhễ nhại để phun chè bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa. Sau những đợt phun ấy, cả làng, cả xóm lại phải cùng nhau hít thở bầu trong không khí nồng nặc mùi thuốc. Rồi nhà nào nhà nấy bón phân hóa học vô tội vạ khiến đất đai bị chai lì, không còn độ tơi xốp màu mỡ nữa.
Mang theo những điều trăn trở ấy trong hành trang lập nghiệp, anh Tuấn đã nảy ra ý tưởng đầu tư sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Và anh chọn mảnh đất Thái Nguyên - nơi nổi tiếng đệ nhất danh trà để bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Anh Tuấn kể: Khi tôi mới bắt đầu ý tưởng làm chè hữu cơ, bạn bè ai cũng nói tôi là viển vông. Họ nói người dân Thái Nguyên làm trà xanh thái nguyên bao đời nay, có phun thuốc, bón phân hóa học thì chè mới có năng suất. Giờ không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân kích thích thì có mà "ăn cám". Riêng tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ của mình. Bắt tay vào làm, năm 2012, tôi đã chọn xóm Văn Hữu, xã Hóa Thượng để mua và thuê lại 5ha diện tích chè của bà con. Vừa làm tôi vừa tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con cùng làm. Bởi, làm chè hữu cơ không phải nói làm là làm ngay được mà phải kiên trì theo đuổi. Đối với cây chè, phải mất ít nhất 3 năm không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cây và đất mới hết tồn dư chất hóa học.
Trong khoảng thời gian này, anh Tuấn đã chỉ đạo công nhân tập trung ủ phân vô cơ để bón cho cây chè, đồng thời, đầu tư hệ thống từ nhà xưởng, kho bảo quản, trưng bày sản phẩm, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, chăm sóc cho cây chè... với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác cũng như chế biến sản phẩm chè. Đồng thời sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng chip điện tử để theo dõi hướng gió, độ ẩm, dinh dưỡng và dự báo thời tiết. Ngoài việc sử dụng phân vô cơ đã được ủ kỹ, Công ty còn dùng các loại chế phẩm như IMZ, BIO FIM để kích thích khả năng hấp thụ của cây. Vừa làm vừa cải tạo đất, chăm sóc cho cây, đến đầu năm 2016, sản phẩm chè của Công ty mới được công nhận đạt sản phẩm chè hữu cơ. Hiện, trung bình mỗi năm, Công ty thu hoạch được 12 tấn chè búp tươi/ha/năm.
Với phương châm "lấy chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh, lấy sự an toàn của người tiêu dùng là thước đo giá trị", hiện nay, Công ty đã tạo ra các dòng sản phẩm từ nguồn nguyên liệu chè sạch như: Chè xanh dòng thượng hạng, hảo hạng và cao cấp với giá bán trung bình từ 500 đến 1,5 triệu đồng/kg. Ngoài ra, còn có các sản phẩm được ưa chuộng như: trà túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa. Trong thời gian tới, hướng phát triển của Công ty sẽ áp dụng sản phẩm chè sạch để làm nguyên liệu cho hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng... Sản phẩm của Công ty ngoài tiêu thụ trong nước còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức... Đến nay, Công ty cổ phần NETA Việt Nam là đơn vị đầu tiên trong Hiệp hội Chè Việt Nam được tổ chức chứng nhận Quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM. Để đạt được chứng nhận này, trước đó, các điều kiện về tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước, sản phẩm sơ chế của Công ty đã phải trải qua hàng loạt những kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phân tích một cách khoa học theo các tiêu chuẩn Quốc tế.
Nói về những khó khăn trước mắt, anh Tuấn chia sẻ: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đem lại những sản phẩm sạch, an toàn nhưng hiện nay còn khá mới mẻ với người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều khách hàng còn khá rụt rè với các sản phẩm chè hữu cơ. Hiện tại, vùng nguyên liệu của Công ty mới chỉ có 5ha, chúng tôi rất mong được tỉnh tạo điều kiện để mở rộng vùng nguyên liệu, hỗ trợ vay vốn ưu đãi để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Có thể thấy, việc đạt được chứng nhận hữu cơ quốc tế cho sản phẩm chè của Thái Nguyên đã khẳng định niềm tin với bạn bè trong nước, quốc tế về sản phẩm trà ngon sạch, chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên. Đây chính là giấy phép "thông hành" tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm; đồng thời, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm chè, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để mô hình tiếp tục phát triển và nhân rộng trong thời gian tới rất cần sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, giúp đỡ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét