Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Ấn Độ đang dàn xếp để các vườn và nhà máy trà xanh thái nguyên - có thể được hái và sản xuất vào đầu tháng 4

Bột trà xanh - Vụ chè xuân năm 2020 đã tới

Tuy ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều bị tác động lớn hoặc rất lớn bởi dịch Covid – 19 và biến đổi khí hậu như mưa nắng thất thường cả mùa đông và mùa xuân, các tỉnh miền núi phía Bắc – vựa trà xanh thái nguyên - chính còn chịu sự tác động của các trận mưa đá, sau đó là hạn hán làm ảnh hưởng đến đồi chè, búp chè bị hư hại, sản lượng chè giảm từ 20 -30%, hãn hữu có 2 tỉnh miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh, sản lượng lại tăng hơn 10 % so với cùng kỳ.
Các đơn hàng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020 chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng bắt đầu từ tháng 3, dịch Covid 19 và các hoạt động cách ly toàn xã hội tại các quốc gia và Việt nam đã lộ rõ các nguy cơ, khó khăn. Các đơn hàng hầu như bị hoãn, hủy giao hàng hoặc bị yêu cầu giảm giá sâu. Hàng tồn kho tiếp tục bị tồn ảnh hưởng tới chất lượng và khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến việc mua nguyên liệu mới và duy trì cơ sở sản xuất.
Trước xu hướng khó khăn trên, Hiệp hội chè Việt Nam đã tham khảo với các doanh nghiệp về khả năng thu mua búp tươi và mức giá trong mùa vụ mới. Đa số các doanh nghiệp sản xuất khẳng định họ sẽ tiếp tục sản xuất nhưng sẽ đàm phán với người dân để giảm giá nguyên liệu nhằm có thể duy trì thu nhập tối thiếu cho nông dân, đồng thời hỗ trợ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp khi mà giá bán trong nước hay giá xuất khẩu có xu hướng giảm sâu. Tùy vào loại chè và vùng sản xuất mà mức độ thay đổi giá cũng khác nhau giao động từ 10-30%. Tiếp tục sản xuất cũng khiến doanh nghiệp gặp thêm nhiều khó khăn do việc huy động vốn vay cũng trở nên khó khăn hơn khi các món nợ cũ chưa kịp trả, các gói hỗ trợ từ Chính phủ và ngân hàng luôn có độ trễ và điều kiện áp dụng quá khó để thực thi.
Các nhà máy cơ bản đã được bảo dưỡng máy móc thiết bị sẵn sàng đón vụ chè mới. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid -19 buộc phải hạn chế tập trung trên 20 người buộc các nhà máy phải bố trí lại lực lượng lao động, triển khai nhanh cơ giới hóa một số khâu cần nhiều người cùng một lúc. Việc bố trí, thu xếp phương tiện đi lại và bảo hộ lao động an toàn trong mùa dịch, huy động lao động nhàn rỗi trong thời gian cách ly xã hội sẽ khiến chị phí đầu vào tăng mạnh.
Nếu dịch Covid- 19 kéo dài thì khả năng duy trì sản xuất của các nhà máy sẽ khó trụ vững do thiếu vốn, khó tích trữ chè do chưa bán được hàng tồn, chất lượng chè (đặc biệt chè xanh) bị ảnh hưởng.
Một khó khăn khác là tỷ giá đô la tại các thị trường nhập khẩu biến động mạnh mức giao động lên đến 30%, khan hiếm tiền dẫn đến người mua thậm chí có nhu cầu mua nhưng khó gom đủ tiền và đồng tiền mất giá liên tục. Ngoài ra việc vận tải và vận chuyến cũng bị tác động không nhỏ của lệnh cách ly xã hội.
Bán lẻ có thể ảnh hưởng ít hoặc thậm chí tăng do sự phát triển của mua bán online nhưng toàn bộ hệ thống khách sạn, nhà hàng và cantin thì gần như bị giảm về 0. Các công ty đóng gói lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng do nhu cầu tại các siêu thị có thể giảm.
Ngày 1/4/2020 vừa qua đại diện của các Hiệp hội chè các nước đã có buổi họp online đầu tiên bàn về thực trạng của chè thế giới và có khá nhiều thông tin được cập nhật.
Các quốc gia sản xuất lớn như Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều đóng cửa, chưa hoặc không sản xuất hoặc sản lượng bị giảm do hạn hán, trừ Kenya. Ấn Độ đang dàn xếp để các vườn và nhà máy trà xanh thái nguyên - có thể được hái và sản xuất vào đầu tháng 4, Srilanka đang hoàn tất các thủ tục để có thể đấu giá điện tử thay vì sàn đấu giá thường. Hiện tại, vụ xuân đã tới, các cơ sở chè của Trung Quốc đã được phép quay trở lại sản xuất, nhưng công suất và sản lượng vẫn là một dấu hỏi lớn khi nhu cầu toàn thị trường giảm sút.
Các quốc gia tiêu thụ chè lớn đều đang lao đao vì số lượng ca bệnh tăng cũng như chưa thể biết được thời gian kết thúc dịch bệnh.
Cũng có trường hợp cho rằng đây là một cơ hội khi các chi phí đầu vào giảm, người sản xuất có thể tích trữ nhiều hơn và đợi chờ tín hiệu tốt từ thị trường vào cuối năm. Một cơ hội nữa có thể thấy rõ đó là chất lượng búp tươi hái sẽ có thể tốt hơn năm ngoái khi nhu cầu từ doanh nghiệp giảm sút, người nông dân sẽ không còn cơ hội bán cho các xưởng chế biến không yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên, cơ hội này đòi hỏi người sản xuất cần có nhiều vốn – một điều kiện quá khó hiện tại.
Khuyến nghị người làm chè:
- Đây là thời gian tốt trong 10 năm trở lại để cả nông dân và nhà sản xuất xem xét lại các quy trình canh tác, thu hái và chế biến để tăng năng suất, chất lượng búp tươi cũng như cải thiện được chất lượng sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động chộp giật, sản xuất chè kém chất lượng sẽ bị loại trừ dần khi thị trường có thể đòi hỏi chè tốt hơn ở mức giá hợp lý hơn.
- Không chạy theo số lượng mà duy trì và ổn định chất lượng. Cân đối việc sản xuất và khả năng tiêu thụ để thương thảo với người dân mức giá mua nguyên liệu tại từng thời điểm cụ thể đảm bảo người dân không bỏ cây chè và có mức thu nhập tối thiểu.
- Thường xuyên thông tin với hiệp hội chè hoặc các hội doanh nghiệp địa phương để cùng nhau các tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn vượt qua giai đoạn này cũng như đảm bảo an toàn, sức khỏe cho công nhân tại các nhà máy sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét