Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Các cây trồng thế mạnh của địa phương đã được tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả rõ nét

Nơi hội tụ sự đam mê ẩm thực trà xanh Thái Nguyên.

 Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn giữa các thành viên thủ tục pháp lý về quy định sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. >. Dự báo, cập nhật giá cả thị trường về trà xanh thái nguyên. >. Nơi các thành viên kết lối hợp tác, mua bán chè nguyên liệu, chè thành phẩm. >. Hỗ trợ, giới thiệu, kết hợp tư vấn thiết kế tem nhãn, bao bì sản phẩm. >. Trang có quy chế hoạt động và nguyên tắc hoạt động. + Mọi đóng góp Thông tin: 0368118116 hoặc trực tiếp lên trang. Rất mong mọi người tham gia vì mục tiêu thương hiệu chè Thái Nguyên được mở rộng trong nước và nước ngoài

bột trà xanh (17)
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung rà soát, định hướng qui hoạch phát triển các vùng sản xuất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao, các giống dặc sản thế mạnh của địa phương vào sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu sản xuất, chế biến trà xanh thái nguyên; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn theo qui trình VIETGAP và hữu cơ. Sau 03 năm thực hiện đề án, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể trên các lĩnh vực:
Lĩnh vực trồng trọt: Các cây trồng thế mạnh của địa phương đã được tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả rõ nét, đặc biệt là đối với cây chè đã có sự phát triển nhanh cả về diện tích, cơ cấu giống mới, năng suất, sản lượng, công nghệ chế biến, chất lượng, mẫu mã sản phẩm; đến hết năm 2019 diện tích chè toàn tỉnh đã đạt 22.311 ha, trong đó tỷ lệ giống mới có năng suất, chất lượng tốt đạt 17.278 ha chiếm 77,4% (tăng 3,5% so năm 2016), sản lượng đạt gần 240.000 tấn (tăng 14% so với 2016); diện tích sản xuất tập trung được đầu tư thâm canh và sản xuất theo qui trình VIETGAP, hữu cơ tăng nhanh, đến nay đạt gần 6.000 ha; giá trị sản phẩm sau chế biến trên 1ha chè đạt bình quân 250-300 triệu đồng, ở một số vùng chè đặc sản đạt từ 450-600 triệu (tăng 2 lần so với năm 2016). Chè Thái Nguyên tiếp tục được khẳng định được vị thế là “đệ nhất danh trà”, nhiều sản phẩm đã đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế. Hiện nay, Thái Nguyên là địa phương dẫn đầu cả nước cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên 1ha chè.

bột trà xanh (16)
Trong sản xuất lúa, đã thực hiện rà soát chuyển đổi gần 6.000 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng một số cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như rau, hoa, cây màu, chè và cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản; một số giống mới có năng suất cao, chất lượng gạo tốt được đưa vào sản xuất, các giống đặc sản trà xanh thái nguyên của địa phương như: Nếp Thầu Dầu Phú Bình, nếp Vải Phú Lương, gạo Bao Thai huyện Định Hóa...được phục tráng, củng cố thương hiệu và mở rộng diện tích đã nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đến nay diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản đã chiếm trên 30% tổng diện tích, giá trị trên 1ha cao hơn 1,3-1,5 lần so với sản xuất đại trà.
Diện tích gieo trồng rau, hoa tăng qua các năm, năm 2019 đạt gần 14.000 ha (tăng 1.100 ha so năm 2016). Hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung với tổng diện tích 1.215 ha có giá trị kinh tế cao do áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn, VietGAP, ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động, sản xuất rau trái vụ. Một số vùng sản xuất rau tập trung (Thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, Đại Từ) đạt giá trị trên 01 ha từ 400-450 triệu đồng.

che tan cuong thai nguyen (176)
Duy trì, cải tạo và mở rộng diện tích cây ăn quả của địa phương có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định như: Nhãn, na, ổi...đồng thời phát triển một số vùng cây ăn quả với một số giống mới như thanh long ruột đỏ, cây có múi, chuối cấy mô... đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung có hiệu quả kinh tế cao với diện tích trên 1.500 ha như: Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân - Phổ Yên; La Hiên, Tràng Xá - Võ Nhai; Tiên Hội, Quân Chu - Đại Từ...Một số mô hình đã ứng dụng công nghệ quản lý nước tưới bằng hệ thống tưới tiết kiệm, sản xuất an toàn theo qui trình VietGAP và truy xuất nguồn gốc.
Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: Phát triển mạnh chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại qui mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, an toàn sinh học trong chăn nuôi; tăng nhóm vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao trong cơ cấu đàn gia súc, đại gia súc, gia cầm, thủy sản; Đến hết năm 2019 chăn nuôi trang trại đã cung ứng khoảng 35% tổng sản lượng thịt hơi các loại (tăng 10% so năm 2016); tỷ lệ đàn bò lai đạt 55%, đàn lợn ngoại, lợn lai năng suất, chất lượng đạt 70%, tỷ lệ các giống gà lông mầu thả vườn, gà bản địa có chất lượng, giá trị cao đạt 75%, giống thủy sản có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao chiếm 70%.

trC3A0bE1BAAFc281029
Lĩnh vực Lâm nghiệp: 80% diện tích rừng được trồng bằng giống keo tai tượng Australia có năng suất, chất lượng cao; bước đầu hình thành mô hình trồng rừng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững, mô hình trồng rừng bằng cây quế với qui mô trên 2.000 ha tại huyện Định Hóa bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nên sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng khá (bình quân 4,5%/năm), giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng 12,5% so với năm 2016 (năm 2019 đạt 100 triệu đồng/ha), góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và xây dựng NTM của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, đó là:
Việc đổi mới tổ chức sản xuất trà xanh thái nguyên gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung qui mô lớn và xây dựng thương hiệu sản phẩm với một số cây trồng như rau, cây ăn quả còn chậm, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc chuyển đổi sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau, quả, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; chưa có những mô hình lớn trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thông qua đó thúc đẩy và nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu đó là:
Rà soát qui hoạch, xác lập rõ các vùng sản xuất tập trung để định hướng phát triển và khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất đối với các cây trồng chủ lực như: Chè, lúa, rau, hoa, cây ăn quả, diện tích trồng rừng gắn với phát triển cây dược liệu; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; qui hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, khu vực cấm và hạn chế chăn nuôi; tập trung dồn điền, đổi thửa, khuyến khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hiệu quả thấp, tiếp tục mở rộng diện tích chè, lúa chất lượng cao, rau, hoa chuyên canh, diện tích trồng cây ăn quả thâm canh với chất lượng giống tốt; phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi; chăn nuôi trang trại tập trung qui mô công nghiệp ở các vùng xa đô thị; đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể để đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn hữu cơ gắn với xây dựng thượng hiệu và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông sản của tỉnh, nhất là các sản phẩm như chè, rau, quả, thịt các loại...Rà soát, điều chỉnh qui hoạch phát triển rừng theo hướng vừa đảm bảo độ che phủ rừng, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững, trồng rừng kết hợp với phát triển cây dược liệu như quế và một số loại dược liệu khác theo mô hình trồng chuyên canh, xen canh dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất gắn với đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh một cách bền vững./.

Phạm Văn Sỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét