Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

chè Thái Nguyên hứa hẹn sẽ đạt được con số trên 200.000 tấn/năm.

Nếu như trước đây, thu nhập từ trà thái nguyên chỉ được coi là "thu nhập phụ” thì hiện nay cây chè được tỉnh Thái Nguyên

xác định là cây trồng chủ lực, cây hàng hoá có lợi thế trong nền kinh tế thị trường. Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015” là một trong những động lực quan trọng góp phần đưa cây chè Thái Nguyên tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và chất lượng.
Hiện nay cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây trồng chủ lực, cây hàng hoá
có lợi thế trong nền kinh tế thị trường
Với tổng diện tích trồng trà thái nguyên hơn 20.000ha, tỉnh Thái Nguyên hiện là địa phương có sản lượng chè lớn nhất cả nước, đạt 190.000 tấn/năm và trà đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Trong các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, mục tiêu và các giải pháp phát triển cây chè luôn là vấn đề được quan tâm chú trọng. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 -2015 đã thêm một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán quan tâm và tạo mọi điều kiện để cây chè phát triển, có vị trí xứng đáng trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu nội ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Sau 5 năm thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến tiêu thụ chè Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”, hàng chục mô hình sản xuất chè VietGap được triển khai, hàng trăm tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên" đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trà Thái Nguyên. Việc chuyển dịch cơ cấu giống chè cũng là một thành công đặc biệt trong quá trình thực hiện Đề án. Với tỷ lệ 56,4% chè giống mới, năng suất vượt trên 110 tạ/ha, sản lượng chè Thái Nguyên hứa hẹn sẽ đạt được con số trên 200.000 tấn/năm.
Để bảo đảm sự phát triển bền vững cho thương hiệu Trà Thái Nguyên, biến thương hiệu thành một trong những giá trị cốt lõi của sản phẩm, Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên”. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là việc định kỳ 2 năm một lần Thái Nguyên tổ chức Festival Trà. Việc tổ chức thành công 2 kỳ Festival Trà vào năm 2011 và 2013, cùng với những tín hiệu khả quan từ thị trường cũng như các nhà đầu tư, nhiều cơ hội và kỳ vọng đang đón đợi bước phát triển mới của Chè Thái Nguyên trong tương lai. Tiếp nối thành công từ Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên – Việt Nam năm 2011 và Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013, Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 3 năm 2015 với chủ đề “Tinh hoa Văn hóa Trà Việt” được tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà thái nguyên, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa Trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung. Thông qua Festival, tiếp tục khẳng định và tự hào thương hiệu “Đệ nhất danh Trà” với du khách trong nước và quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên ra thị trường trong và ngoài nước.
Trong khi diện tích chè của một số tỉnh đang có xu hướng giảm thì tại Thái Nguyên, diện tích chè lại tăng nhanh theo hàng năm. Thực tế đó khẳng định, việc cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về phát triển cây chè của tỉnh Thái Nguyên đã đi đúng hướng, tạo ra nền tảng cơ sở quan trọng với một vùng nguyên liệu tiềm năng, bền vững, Trên cơ sở đó, phát triển sản phẩm chè có chất lượng và giá trị cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét