Tổng Công ty Trà Xanh Thái Nguyên Việt Nam (Vinatea) đang có các giải pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng thượng hiệu nhằm chinh phục lại người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Với nhu cầu tiêu thụ chè toàn cầu ngày càng tăng, các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới có nhiều triển vọng.Nắm bắt được xu thế này, thời gian gần đây Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) không ngừng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng thượng hiệu Trà Xanh Thái Nguyên nhằm chinh phục lại người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Vinatea - tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập từ năm 1958.
Từ 2015, để phù hợp với tình hình mới, Vinatea đã được cổ phần hoá, tái cấu trúc toàn diện với sự tham gia 95% vốn điều lệ từ Công ty GTNFoods tập trung đầu tư mạnh vào sản phẩm sữa Mộc Châu, trà Vinatea và rượu vang Đà Lạt với chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững khép kín.
Phó tổng Giám đốc Vinatea, ông Nguyễn Hồng Anh cho biết, sản phẩm chè vốn là sản phẩm đặc thù của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu cao. Từ năm 2017 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và điều này làm giảm lợi thế của ngành chè.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, với sự liên kết từ các nông hộ và nhà máy chế biến, từ cán bộ nhân viên các bộ phận tới lãnh đạo Tổng Công ty, Vinatea đã đạt được những thành quả ban đầu trong quản trị nông nghiệp an toàn với tiêu chí: nông nghiệp sạch, sản phẩm an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tập trung… Sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất khẩu được sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và quay trở lại thị trường Mỹ, Thụy Điển.
Không những mở rộng được thị trường mới với những khách hàng mới tiềm năng, các khách hàng cũ cũng quay trở lại Tổng Công ty. Gần đây nhất là Tonkin-một khách hàng cũ của Tổng Công ty đã quay lại với đơn hàng 250 tấn trong năm 2018.
Mục tiêu trọng tâm và ưu tiên hiện nay của Tổng Công ty là chinh phục người tiêu dùng trong nước và thế giới. Do vậy, chiến lược sau tái cấu trúc của Vinatea được xác định cả hai hướng là xuất khẩu và hướng nội; trong đó, thị trường nội địa gần như là một cuộc chinh phục hoàn toàn mới của Vinatea.
Tổng Công ty đã không ngừng nâng cao năng lực quản lý cũng như cải tiến kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trải qua gần 3 năm khó khăn sau cổ phần hóa, Vinatea đã dần lấy lại hình ảnh và thương hiệu của mình, sản phẩm chè của Vinatea được các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam tin dùng.
Chị Trần Thúy Hà, nhân viên văn phòng trên phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội chia sẻ, nhiều năm nay chị vẫn dùng các sản phẩm Trà Xanh Thái Nguyên bởi hương vị chè thơm nhẹ, an toàn vệ sinh và phù hợp với phụ nữ. Các sản phẩm chị Hà hay dùng như trà túi nhúng hoa nhài, chè sen...
Với hệ thống phụ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, cùng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, Vinatea đã tạo ra các dòng sản phẩm chủ lực được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.
Nhiều dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu của từng đối tượng như: đối với lãnh đạo và doanh nhân, trà Vinatea sẽ mang đến dòng trà VIP “Tam đế vương trà” bao gồm Bạch trà cổ thụ 100 năm; Đinh Xuân trà hảo hạng; Hồng Vương trà...
Đối với các nữ doanh nhân, phu nhân, trà Vinatea giới thiệu bộ trà Quý phi gồm “Tam Quý phi trà”, Dạ yến trà - Hồng Quý phi - Olong nhân sâm.
Nói đến trà truyền thống Việt Nam thì không thể thiếu bộ trà Hoa Việt của Vinatea là sản phẩm trà được lựa chọn để uống hàng ngày, tiếp khách gồm trà sen, trà nhài, trà hoa hồng, trà cúc mật...
Các sản phẩm chè của Vinatea đạt chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kiểm duyệt gắt gao, giá chè xuất khẩu trung bình của Vinatea thường cao hơn so với mặt bằng giá chung của Việt Nam và đang tịnh tiến về giá chè trung bình của thế giới là 2,8 USD/kg.
Mới đây, sản phẩm chè của Vinatea là một trong các sản phẩm nông sản Việt Nam có mặt tại hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất (CIIE 2018) tại Thượng Hải, được khách tham quan đánh giá cao về chất lượng.
Các khâu kỹ thuật sao, tẩm trà được trang bị thiết bị kiểm soát tự động chuẩn hóa nên chất lượng sản phẩm đồng đều. Hiện Vinatea đã tung ra thị trường dòng trà phổ thông như trà xanh Thái Nguyên, trà hoa nhài và dòng trà thảo mộc (trà gừng, trà hoa cúc mật ong, trà ngủ ngon).
Tuy nhiên, mảng chè nguyên liệu vẫn đem lại phần lớn doanh thu cho Vinatea, tương đương 93,7% tổng doanh thu. Tận dụng lợi thế quan hệ thương mại rộng khắp toàn cầu với trên 120 công ty và tổ chức thương mại của trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vinatea không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong năm nay, Vinatea tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc nâng tỷ trọng doanh thu từ các thị trường tiêu thụ chè lớn như Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Trung Đông. Đồng thời, hướng tới các thị trường cao cấp như Mỹ, Anh, Nhật Bản và EU.
Theo ông Nguyễn Hồng Anh, việc này đem lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của Vinatea trước các thị trường khó tính, có yêu cầu kiểm soát chất lượng gắt gao đối với sản phẩm nhập khẩu: như Mỹ, Anh, Nhật Bản và các nước EU. Đây cũng là thị trường sẽ đem lại giá trị thặng dư cao hơn cho sản phẩm chè của Tổng Công ty.
Hiện Vinatea có tổng diện tích trồng chè gần 4.700 ha với các vườn chè năng suất cao, chất lượng tốt, các nhà máy chế biến hiện đại, hệ thống phụ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh.
Tổng sản lượng tiêu thụ của Trà Xanh Thái Nguyên đạt 8.500 tấn năm 2016, đạt mốc 10.000 tấn năm 2017 và năm nay dự kiến đạt trên 10.000 tấn; trong đó, vùng nguyên liệu Mộc Châu đóng góp 30%, Thanh Sơn – Phú Thọ đóng góp 55%...
Dự kiến sản lượng trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng do Vinatea mở rộng mảng chè thương mại và đẩy mạnh khai thác các vùng nguyên liệu chè mới.
Theo kế hoạch, Vinatea sẽ phát triển ngành trà thành tổ hợp sản phẩm nông nghiệp - ẩm thực - văn hoá - du lịch, đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp quan trọng nhất và lâu năm nhất của ngành trà Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét