Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Chè Tân Cương đã có từ lâu đời và thường được nhân dân đốn tỉa

Chè Tân Cương Thái Nguyên được trưng bày tại các triển lãm, hội chợ



Matcha Cô gái tân cương
Giang tâm sự: “ Em nghĩ đơn giản lắm, gia đình mình xuất phát thuần nông, dù mình có đi đâu thì 10 năm, 20 năm sau mình vẫn phải trở về nhà và lại trở thành một người nông dân. Vậy tại sao khi mình đang còn trẻ, còn nhiệt huyết mình không mạnh dạn làm ngay, 1 để phát triển các dịch vụ địa phương mình, hai là góp phần làm cho trà Tân Cương Thái Nguyên có được thương hiệu tốt hơn nữa. Đất nước ta rừng vàng biển bạc, thiên nhiên ban tặng nhiều điều kiện tốt, thế nên đừng đi đâu xa mà hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình”.


Hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình
Ngoài ra, Giang cũng là một người có tấm lòng thiện nguyện lớn lao. Mọi hoạt động xã hội lớn nhỏ trong địa phương như ủng hộ quỹ đồng bào lũ lụt, người nghèo, người già neo đơn, trẻ em lang thang cơ nhỡ…cô đều đi đầu đóng góp. Cô thường xuyên cùng đội thiện nguyện tham gia các chương trình từ thiện tại các bản làng vùng cao, đến thăm những vùng khó khăn để thăm hỏi và tặng quà cho bà con. Với Giang, cho đi không bao giờ là đủ cả.

  
Giang và nhóm thiện nguyện rất nhiệt tình trong công tác hỗ trợ ủng hộ đồng bào gặp khó khăn
Những gì mà Giang đang đóng góp cho sự phát triển của  đất nước thật đáng trân trọng. Hiện tại, Giang vẫn liên tục mở rộng hệ thống, cô luôn sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ hợp tác với các cá nhân có đam mê về kinh doanh phát triển bản thân,  để đưa thương hiệu Cô gái Tân Cương mở rộng trên khắp cả nước, thực hiện sứ mệnh đem lại những sản phẩm chất lượng  đến người dân trên cả nước.
Về với vùng chè Tân Cương
13:57' 11/10/2017 (GMT+7)
Nghe địa danh vùng chè đã lâu, nhưng nhờ chuyến đi thực tế của lớp tập huấn báo chí do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, chúng tôi mới có dịp mục sở thị vùng chè Tân Cương Thái Nguyên (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) để thấy rõ hơn ngọn nguồn của cây chè nơi đây đã quá nổi tiếng ở khu vực Việt Bắc.
Chị em phụ nữ ở xã Tân Cương tham gia hội thi về chè
Làng chè Tân Cương được phát triển vào thế kỷ thứ XX do Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuân thường gọi là ông Nghè Sổ đã cùng với nhân dân Tân Cương khai phá đất đai, mở rộng diện tích, đem giống chè về trồng. Theo chỉ dẫn của ông nghề Sổ, ông Đội Năm đã đưa giống chè trung du ở Phú Thọ về trồng, lập xưởng sản xuất, mở đại lý bán chè tại địa phương và một số tỉnh. Đến năm 1953 ông Đội Năm mang chè tham gia thi tại nhà thi đấu Xảo, Hà Nội và đạt giải Nhất với thương hiệu chè Cánh Hạc, biểu tượng của con cháu lạc Hồng luôn nhớ về cuội nguồn. Trải qua hàng thế kỷ từ đó đến nay tên tuổi chè Tân Cương nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị đặc trưng của vùng, chính vì điều đó mà giới sành trà đã tôn vinh chè Tân Cương là “Đệ nhất danh trà”.

Với bề dày lịch sử đã có hàng trăm năm nay, chè Tân Cương còn đi vào câu hát, vần thơ của những người yêu trà. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức được 3 lần sự kiện  Festival trà  nhằm quảng bá tôn vinh cây chè, con người, các sản phẩm và văn hóa trà Thái Nguyên đến du khách trong nước và quốc tế.

Vùng chè Tân Cương (xã Tân Cương) cách trung tâm thành phố Thái Nguyên về phía Tây khoảng 15 km, mảnh đất bán sơn địa có cảnh vật thiên nhiên đẹp mắt với những bãi chè thoai thoải uốn lượn, những đồi chè mênh mông nối tiếp nhau khiến bất kể ai khi đặt chân tới đây đều cảm thấy dễ chịu.
Dừng chân tại trụ sở UBND xã Tân Cương chúng tôi được anh Nguyễn Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã ra chào thân thiện. Do nắm rõ mục đích của đoàn nhà báo, đích thân anh Tân đã trực tiếp đưa chúng tôi đi mục sở thị làng nghề sản xuất chè truyền thống.
Theo anh Tân chè Tân Cương đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là Làng nghề chè truyền thống và là sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Hiện nay cả xã có 347ha chè với nhiều giống chè khác nhau nhưng loại làm nên tên tuổi Tân Cương chính là giống chè trung du, ngoài chè trung du còn các giống chè lai như Phúc Vân Tiên, LDP1, chè Nhật, sản lượng bình quân cả xã đạt 1.000 tấn chè khô/năm. Cây chè ở Tân Cương đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách của địa phương, đồng thời là cây chủ lực giúp nhân dân vươn lên làm giàu.

Máy sao chè hiện đại của hộ anh Trần Văn Thắng ở xóm Hồng Thái 2 (xã Tân Cương) 

Để sản xuất ra hương vị trà thơm ngon, người trồng chè phải có kinh nghiệm, kỹ thuật chế biến chè, mỗi mẻ chè làm ra phải đảm bảo về thời gian nếu không thì dễ bị hỏng. Chính vì điều đó mà  sản phẩm chè ở đây đều có giá khác nhau, chè tôm là loại chè thông dụng nhất có giá 300.00 - 500.000 đồng/kg, chè Đinh thượng hạng giá 3.000.000 đồng/kg. Ở làng nghề này hầu như hộ nào cũng trồng chè, làm chè nhưng có 2 hộ sản xuất chè quy mô lớn nhất là anh Trần Văn Thắng và anh Bùi Trọng Đại ở xóm Hồng Thái 2, cả 2 hộ không chỉ trực tiếp trồng chè mà còn đứng ra làm đầu mối thu gom chè của bà con để chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Vào thăm xưởng sản xuất của anh Bùi Trọng Đại, chủ cơ sở chè nhãn hiệu Tiến Yên chúng tôi choáng ngợp bởi cơ ngơi nhà cửa khang trang, nhà xưởng bề thế. Tại xưởng chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến các công đoạn vò chè, sao chè, đặc biệt các dụng cụ chế biếnchè tại đây đều được chuyên nghiệp hóa bằng hàng loạt máy móc hiện đại.
Bên chén nước trà Tân Cương nóng hổi kết hợp nhâm nhi với  kẹo lạc, anh Đại chia sẻ: “Gia đình tôi  đã có 20 năm gắn bó với nghề làm chè truyền thống, những ngày trước còn làm thủ công nhưng do nhu cầu về thị trường ngày một tăng nên gia đình đã đầu tư lấy máy sao chè, vò chè để giảm bớt khâu chế biến, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả sản xuất”.
Được biết anh Đại hiện có khoảng 1ha giống chè trung du và chè lai LDP1  đều canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, bình quân 1ha chè mỗi năm chu thu hoạch 3-3,5 tấn búp chè khô. Ngoài ra anh còn liên kết, hỗ trợ 10 hộ trong vùng cùng phát triển và tiêu thụ chè.
Khi chúng tôi thắc mắc về giá chè Đinh thượng hạng lại có giá cao đến vậy, anh Đại giải thích: Chè Đinh sản xuất ra số lượng  khiêm tốn, thường chỉ hái từ 1 búp, hái trên 300m2 chè mới cho đủ búp để làm ra 1 kg chè Đinh. Đặc biệt công lao động cho người làm chè Đinh bao giờ cũng cao hơn bởi đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt, trình độ và tay nghề cao mới làm ra loại chè Đinh hảo hạng.
Chè Đinh được đóng vào hộp bìa rất đẹp mắt và thông thường chỉ bán cho khách đặt làm quà, còn hàng ngày số lượng tiêu thụ nhiều nhất vẫn là loại chè bình dân. Khi thưởng thức trà không phải ai cũng biết phân biệt từng loại trà. Theo anh Đại,uống chè trung du ban đầu có vị chát sau đó mới có vị ngọt trong cổ, màu sắc xanh ong, còn loại chè lai hương thơm mạnh, màu sắc xanh hơn nhưng không được đậm đà như trà trung du.
anh Bùi Trọng Đại ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương đang giới thiệu về sản phẩm chè Đinh hảo hạng nhãn hiệu Tiến Yên.

.
Chè Tân Cương đã có từ lâu đời và thường được nhân dân đốn tỉa vào vụ đông để cho lứa búp sau phát triển mạnh, cây chè ở đây có đặc điểm chỉ cao khoảng 60 -70cm, khi hái người dân đều sử dụng các dụng cụ như thúng, mẹt bằng tre để đựng búp, lá nhằm hạn chế dập nát, đó cũng là khâu để chất lượng chè ngon. 
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tân,  Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Để gìn giữ thương hiệu chè, trước đây UBND thành phố đã có cơ chế hỗ trợ về cây con giống, khoa học kỹ thuật để cải tạo năng suất, bảo vệ những cây đầu dòng. Cùng với đó hàng năm địa phương còn tổ chức các cuộc thi về chè như tôn vinh người trồng chè, thi cây chè đẹp, thi sao chè, nghệ thuật pha trà…để khảng định, gìn giữ giá trị từ cây chè cũng như tạo dựng xu hướng phát triển du lịch cộng đồng.
Tới Tân Cương bạn không chỉ lạc vào xứ sở của chè mà còn có thể thưởng thức hương vị trà do chính người dân bản xứ làm ra. Được tìm hiểu về không gian văn hóa chè ngay tại mảnh đất tuyệt vời này.

Có lẽ câu chuyện chè Tân Cương sẽ giúp phần nào những ai yêu trà biết rõ nguồn gốc của làng nghề truyền thống chè, sản phẩm đã tạo nên thương hiệu chè Tân Cương nức tiếng khắp vùng mà không phải đâu cũng có được./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét