Giới thiệu, quảng bá sản phẩm và giá chè Thái Nguyên mới nhất
Từ ngày 17 đến 23-4, tại công viên Gia Định (T.P Hồ Chí Minh) diễn ra Hội chợ Triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2017 với chủ đề “Chất lượng - Thẩm mỹ - Bản sắc”.
Du khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm chè Thái Nguyên tại Hội chợ.
|
Từ ngày 17 đến 23-4, tại công viên Gia Định (T.P Hồ Chí Minh) diễn ra Hội chợ Triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2017 với chủ đề “Chất lượng - Thẩm mỹ - Bản sắc”.
Đây là chương trình do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề, ngành nghề truyền thống địa phương có cơ hội tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, thị trường tiêu thụ. Hội chợ có 350 gian hàng, trong đó có khoảng 200 gian hàng là các làng nghề, thủ công mỹ nghệ của các tỉnh thành trong cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên tham gia Hội chợ lần này có gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chè hữu cơ, chè an toàn của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đại diện cho 4 vùng chè trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Tức Tranh (Phú Lương), Minh Lập, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ).
Thông qua Hội chợ, đại diện các làng nghề, hợp tác xã sản xuất chè trong tỉnh mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm, tiến tới hợp tác và mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Qua đó, góp phần tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống người dân các làng nghề.
Hội thảo Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ
10:34 | 21/04/2017
Sáng 20-4, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ. Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, Hiệp hội Chè Việt Nam, một số sở, ngành, địa phương cùng đại diện các hộ sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh.
|
Đại diện Hội nông dân tỉnh nhận Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” do Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ cấp.
|
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các ý kiến tham luận về: Đánh giá hoạt động quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” trong giai đoạn 2006-2016; Công bố Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Giá Chè Thái Nguyên” tại Mỹ; Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả giá trị của nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ…
Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, sản phẩm chè Thái Nguyên phải đối mặt với không ít thách thức về sở hữu trí tuệ. Với mục đích đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên” cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng, ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu, cũng như gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ…, tháng 7-2014, UBND tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 3 nước và vùng lãnh thổ: Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan.
Tháng 2-2016, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được cấp Văn bằng bảo hộ tại Mỹ và dự kiến sẽ tiếp tục được bảo hộ tại Trung Quốc, Đài Loan vào cuối năm nay. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chè Thái Nguyên tại các thị trường nước ngoài tiềm năng. Đồng thời, hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh chè Thái Nguyên…
Trồng mới và thay thế hơn 60ha chè
08:12 | 03/05/2017
Năm 2017, T.X Phổ Yên có kế hoạch trồng mới và thay thế trên 60ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây là: Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công và Vạn Phái.
Người dân xóm 1, xã Phúc Tân, T.X Phổ Yên trồng mới diện tích chè bằng giống LDP1.
|
Tính đến nay, người dân trên địa bàn thị xã đã đăng ký và trồng được khoảng 30ha chè, với các giống chủ yếu là: LDP1, Phúc Vân Tiên và Kim Tuyên. Phần diện tích còn lại trong kế hoạch sẽ tiếp tục được trồng vào vụ thu (thời gian từ tháng 7 đến 9). Để khuyến khích người dân trồng chè giống mới, dần thay thế những diện tích già cỗi, tỉnh và T.X Phổ Yên tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ 100% giá cây giống, một phần phân bón và tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Hiện nay, diện tích chè mới trồng đều đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện, T.X Phổ Yên có trên 1.500ha chè. Bên cạnh thực hiện trồng mới và thay thế giống chè, Thị xã cũng tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 15ha tại 2 xã Phúc Thuận và Thành Công.
Xây dựng 400ha chè thái nguyên tập trung
14:41 | 05/05/2017
Năm nay, tỉnh ta sẽ xây dựng 400ha chè tập trung tại huyện Đại Từ. Theo đó, vùng sản xuất chè tập trung được xây dựng tại các xã La Bằng, Phú Cường, Tân Linh, Phú Xuyên, Tiên Hội, Hoàng Nông. Đây là các xã có diện tích chè lớn của huyện Đại Từ.
Hiện nay, xã La Bằng (Đại Từ) có khoảng 400ha chè, trong đó diện tích chè giống mới chiếm hơn 60%, năng suất chè đạt gần 120tạ/ha. Trong ảnh: Xã viên Hợp tác xã chè La Bằng sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP.
|
Hiện nay, huyện Đại Từ có trên 6.300ha chè, trong đó có hơn 5.300ha chè kinh doanh, sản lượng đạt khoảng 62 nghìn tấn/năm. Cả 30 xã, thị trấn của huyện đều sản xuất chè. Những năm qua, cây chè được huyện coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên, do sản xuất còn manh mún, sản phẩm, giá chè thái nguyên bà con làm ra chưa xây dựng được thương hiệu nên hiệu quả kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, việc xây dựng vùng sản xuất chè tập trung với quy mô lên tới 400ha sẽ giúp người trồng chè nâng cao được năng suất, chất lượng và thương hiệu sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của cây chè.
Phát huy truyền thống, xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh giàu có, phồn thịnh theo lời Bác dặn
08:42 | 19/05/2017
Thái Nguyên là một trong những địa danh nổi tiếng về đèo dốc, rừng sâu, hang động, sông suối hiểm trở, nhưng lại có nhiều lợi thế về quân sự. Nhân dân các dân tộc nơi đây sẵn có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và hăng say trong lao động. Chính vì vậy, với tầm nhìn chiến lược của Bác, ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác đã cùng Trung ương Đảng trở lại chiến khu Việt Bắc lựa chọn làm địa điểm An toàn khu (ATK), trong đó có Định Hóa (Thái Nguyên) là ATK kháng chiến.
|
Người dân xã ATK Sơn Phú (Định Hóa) đang từng bước chuyển đổi giống chè trung du cằn cỗi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao. Trong ảnh: Nông dân thôn Phú Hội 1 thu hái chè chính vụ. Ảnh: Đức Anh
|
Ngày 20-5-1947, Bác Hồ và một số cán bộ đã đến ở và làm việc tại Đồi Khau Tý, xóm Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc). Ít lâu sau, các cơ sở cách mạng đã được sớm nhân rộng. Thái Nguyên đã trở thành “Thủ đô kháng chiến - Thủ đô gió ngàn”. Và chính nơi đây, nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước, vận mệnh của dân tộc; các Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Trung Du (1950-1951), Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953-1954)…, đặc biệt là ngày 6-12-1953, tại lán Tỉn Keo, xã Phú Đình, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, một trận đánh “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến. Cũng chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng để lãnh đạo đất nước; viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” giúp cán bộ, đảng viên làm kim chỉ nam cho mọi hành động, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Trong những năm kháng chiến gian khổ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hết lòng bảo vệ ATK Trung ương, chở che cán bộ cách mạng, cùng bộ đội chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương. 128 điểm di tích lịch sử vẫn còn ghi, mỗi tên, điểm di tích đều được gắn liền với tên gọi của địa danh như: “Đồi Khau Tý”, “Tỉn Keo”, “Đồi Pụ Đồn”, “Cây đa Khuôn Tát”, “Thác Bẩy tầng”; “Đèo De”… tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Năm 2012, ATK Định Hóa đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ công nhận là Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Sự kiện đó lại thêm một lần nữa khẳng định về vị trí, vai trò đặc biệt của ATK Định Hóa trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta.
Tự hào với truyền thống của quê hương cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết, sáng tạo, vững niềm tin theo Đảng, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Với những thành tích đó, sau ngày kháng chiến thành công, tỉnh ta đã vinh dự được đón Bác 7 lần về thăm. Thái Nguyên cũng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Ba, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác… 83 tập thể, 17 cá nhân được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 552 bà mẹ được truy tặng và phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, nay đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh khá trong khu vực; Đảng bộ đoàn kết, nhân dân đồng thuận; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thu ngân sách năm 2016 đạt trên 9.600 tỷ đồng (phấn đấu đến năm 2018, tỉnh ta tự cân đối thu - chi về ngân sách); thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng (cao hơn mức bình quân chung của cả nước); giá trị xuất khẩu đạt gần 20 tỷ USD (đứng thứ 3 toàn quốc); chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng thứ 7 cả nước. Đến nay, tỉnh ta đã thu hút được gần một nghìn dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký hàng chục tỷ USD…
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2017, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; điều hành của chính quyền; sự cố gắng, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chúng ta đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trong cân đối trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.665,3 tỷ đồng, bằng 51,8% dự toán năm, tăng 20,2% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 6,9 tỷ USD, bằng 32,8% kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp ổn định. Các chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947 - 20/5/2017) và kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nguyện mãi mãi thực hiện lời dặn của Người khi về thăm tỉnh ngày 31-12-1963: “Tỉnh ta có nhiều điều kiện rất thuận lợi, toàn thể đồng bào và cán bộ phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét