Ngược lại với thực tế trên, con số xuất khẩu của vùng thủ phủ Trà Việt - giá chè Thái Nguyên lại liên tục có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, trước những diễn biến và dự báo đầy khởi sắc từ thị trường lớn Trung Quốc, cả cơ quan quản lý cũng như người làm chè Thái Nguyên xuất khẩu đều đã xây dựng lộ trình để sẵn sàng khai thác tối đa khi thời cơ đến.
Chênh lệch
Khi tìm hiểu về việc xuất khẩu chè sang riêng thị trường Trung Quốc, hầu hết các cơ quan chức năng cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên đều có rất ít thông tin. Tưởng rằng, với thương hiệu mạnh của mình, chè Thái Nguyên sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế giá bán của sản phẩm chè Thái đã khiến cho thương hiệu đóng đinh của nó giữ vị thế độc tôn tại thị trường truyền thống trong nước.
Giá chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 150.000 - 280.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu hiện dao động 1,7 - 2,0 USD/kg thùy chủng loại (giá rất thấp so với giá nội tiêu).
Sự chênh lệch lớn về giá như vậy nên có thể lý giải được xu hướng xuất khẩu “êm đềm” của giá chè Thái Nguyên. Tuy nhiên, với riêng với thị trường Trung Quốc, con số thống kê cho thấy, Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu thứ 4 về chè của Việt Nam. Đáng nói, trong 9 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, đạt 3.384,4 USD/tấn, tăng 66,2%.
Qua tháng 10, tình hình càng tươi sáng hơn, chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tuy chỉ đạt 1.401 tấn, nhưng giá trung bình rất cao với 4.036 USD/tấn, nên kim ngạch đứng thứ 3 thị trường với 5,65 triệu USD (giảm 22% về lượng nhưng tăng mạnh 190,4% về giá và tăng 126,3% về kim ngạch, sau Pakistan và Nga).
Đánh giá của cơ quan chuyên môn, Trung Quốc còn dư địa rất lớn nên dự báo, tốc độ, giá trị nhập khẩu chè của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè thì không nhất thiết phải nhìn vào năng suất, sản lượng. Đánh giá hiệu quả phải dựa vào giá trị của sản phẩm. Nếu chè xuất khẩu với giá 2 USD thì phải mất cả tấn chè mới tương đương được với chỉ 1kg chè mà thị trường quốc tế tiêu thụ.
Mặt khác, nếu tự mãn với giá bán cao gấp nhiều lần so với mức giá xuất khẩu trung bình thì lẽ nào chè Thái đứng im trong bản đồ thị trường truyền thống. Những người đam mê, tâm huyết với thương hiệu chè Thái Nguyên lại không nghĩ như vậy. Và đối với ngay cả thị trường Trung Quốc cũng không là ngoại lệ để họ tìm hiểu và sẵn sàng cạnh tranh khi có cơ hội.
Bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Chè Hà Thái) cho biết, chất lượng trà Việt, đặc biệt là trà Thái Nguyên không thua kém bất kỳ giá chè Thái Nguyên hay của quốc gia nào. Để nghiên cứu về thị trường của Trung Quốc - cường quốc về chè trên thế giới, bà Hiền đã mang chè của doanh nghiệp sang bán với giá cả triệu đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch HĐQT Cty CP chè Hà Thái) giới thiệu một số sản phẩm chè. |
Bà Hiền cũng bỏ ra không ít tiền để mua các sản phẩm trà của họ về để tìm hiểu. Bà Hiền cho rằng, một số nước đã lấy sản phẩm chè nguyên liệu búp khô xuất khẩu của Việt Nam để đấu trộn, chiết xuất rồi mặc áo, đóng nhãn mác mới. Họ bán với giá gấp hàng chục lần so với giá thu mua. Cái yếu, cái thiếu trong sản phẩm chè xuất khẩu của chúng ta bị tích lũy trong cả quá trình từ trồng, chăm sóc, chế biến đến quảng bá tiêu thụ.
Trong 3 năm liên tiếp, tại cuộc thi Chè quốc tế từ 2016 đến 2018 được tổ chức ở Canada, sản phẩm chè của Cty CP chè Hà Thái và Cty CP chè Tân Cương Hoàng Bình đã xuất sắc vượt qua hàng chục sản phẩm chè tiêu biểu của nhiều quốc gia để giành 3 thứ tự vinh quang nhất là giải đặc biệt, giải vàng và giải bạc.
Bà Trần Thị Phương Thảo (Giám đốc Cty TNHH Thương mại - Xuất nhập khẩu Thái Minh, TP Thái Nguyên) cho biết, thành công lớn về thương hiệu như vậy phải tương xứng với vị trí về xuất khẩu trên trường quốc tế. Có rất nhiều những sản phẩm chè của Việt Nam (không phải là chè Thái Nguyên) đang được xuất khẩu với giá 100, 500, 1.000 USD và còn hơn thế nữa. Tại sao lại không tạo ra được nhiều những sản phẩm chè Thái Nguyên có giá cao như vây?
Theo đó, bà Thảo cho rằng, để khai thác thị trường đang khởi sắc như Trung Quốc thì chè Thái phải tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh để đi theo đường chính ngạch. Những cân trà biếu, quà tặng với giá hàng triệu đồng/kg cũng sẽ được xuất khẩu với giá cao công khai. Quan trọng hơn cả là việc sản xuất chè an toàn sẽ phải là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp thiết để đổi thay phương thức. Chỉ đổi thay mới có sản phẩm chè có giá trị, chất lượng cao, đổi thay mới vươn được ra tầm thế giới. Nếu không thì chỉ bằng lòng chấp nhận giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên vốn dĩ đã đứng yên từ bấy lâu nay.
Con đường tất yếu để giành lợi thế được ông Hoàng Văn Dũng (Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên) phân tích, dù vẫn xác định nội tiêu là thị trường tiềm năng song hướng đi tất yếu, sống còn trong tương lai của chè Thái Nguyên phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng với giá cao sẽ là bàn thắng để ghi điểm lớn thay vì thắng lợi sân nhà như hiện nay. Đệ nhất danh trà phải có vị trí đầu kéo để chè Việt Nam xác lập lại vị trí cao hơn, tương xứng hơn trên thế giới.
Đồng 5 xu thời Việt Nam dân chủ cộng hòa là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trong các loại tiền xu. Gọi là “các loại” cho đầy đặn nhớ thương chứ thực ra chỉ có ba đồng xu tất cả. 1 xu, 2 xu, 5 xu. Thế nhưng chẳng hiểu sao ngày trước lại có thành ngữ “Tiểu thuyết ba xu” để rẻ rúng văn chương? Không có đồng tiền 3 xu và 3 xu không phải là đơn vị thấp nhất của tiền tệ. Số 3 cũng không nằm trong hệ đếm thập phân của tiền tệ. Chỉ hai lần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chẳng biết nghe ai xui dại cho phát hành tờ giấy bạc 30 đồng vào năm 1981 và 1985 làm cho tình trạng hôn nhân có nhiều khủng hoảng. Vợ không đưa cho chồng đủ một trăm đồng chẵn nữa vì chỉ có trong túi toàn tờ ba chục.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Đồng 1 xu không mua được cái gì. Tự nó biến mất lúc nào không biết. Đồng 2 xu mua được một con tem gửi thư trong thành phố hoặc một chiếc ngòi bút lá tre cho trẻ con cấp I. 5 xu thì bắt đầu to chuyện. Có thể đi tàu điện từ Bờ Hồ vào tận Hà Đông. Mua chiếc thước kẻ có chia milimet bằng gỗ sơn đỏ. Mua một bao diêm. Mua ô mai, táo dầm ở cổng trường. Ăn một đĩa ốc luộc xin bốn lần nước mắm. Và 5 xu là giá của một chén nước chè thái nguyên thống nhất trên toàn miền Bắc suốt mấy chục năm liền.
Người Hà Nội gọi nước trà là nước chè cũng có cái lí của nó. Bởi vì nó được pha bằng búp cây chè sao khô. Trà là một cây khác hẳn. Nó được trồng chỉ để ngắm hoa. Hoa trà rất đẹp nhưng không có hương. Thế nên cụ Nguyễn Khuyến mới cám cảnh khi có người mang tặng hoa trà, “…Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi/ Đếch thấy hương thơm một tiếng khà”.
Chè chén 5 xu ở Hà Nội phát triển mạnh nhất vào nửa cuối những năm 60 thế kỷ trước. Khi mà chủ trương di dân Hà Nội lên các vùng kinh tế mới phía Bắc bắt đầu có những chuyển biến theo chiều ngược lại. Hồi cư. Người ta kéo nhau về đầy phố. Nhà cửa không còn. Vạ vật khắp các bến xe nhà ga và gầm cầu dẫn Long Biên. Đàn ông có sức lực xung vào đội quân bốc vác ngoài cảng Phà Đen và các nhà ga bến xe. Đàn bà lam lũ với đàn con lít nhít quanh quẩn bên quán nước chè vỉa hè. Chỉ vài phố trên khu Ba Đình nhiều công sở Nhà nước thì mới không có hàng nước chè cố định. Nước chè bán trên ấy là những quán di động gọn nhẹ vài ba ghế gỗ con buộc vào chiếc làn tre. Chiếc đèn dầu buộc lên quai làn cùng với chiếc điếu cày ngắn. Ấm giỏ đặt trong làn cùng với phích nước và dăm chiếc chén quả hồng hoặc cốc thủy tinh ngắn. Đuổi đâu chạy đấy. Chủ yếu bán ngoài giờ hành chính.
Những bến xe, nhà ga là nơi tập trung hàng nước chè đông nhất. Lều lán dựng thành hàng dài. Ghế băng và bàn gỗ liền tủ. Bán suốt ngày đêm. Bến xe Kim Liên có nguyên con phố Nguyễn Quyền sau lưng toàn hàng nước chè. Phố Trần Quý Cáp thông sang Ngô Sĩ Liên sau lưng ga Hàng Cỏ cũng toàn hàng nước chè. Ngõ Tức Mặc gần cửa ga cũng vậy. Buổi tối ở những quán này đông đảo các môi son guốc nhọn tiền thân của ngành cave về sau.
Vỉa hè những con phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… tập trung khá đông hàng nước chè cố định. Không có biển hiệu nhưng quán nào cũng có tên gọi. Theo tên bà chủ hoặc con gái bà ấy. Cạnh tranh khá lành mạnh bằng duy nhất chất lượng nước chè. Nước sôi đun tại chỗ bằng bếp củi mùn cưa. Giá Chè Thái Nguyên đong đúng hai miệng chén quả hồng cho một ấm tích rót ra đủ mười tám chén là phải thay chè mới. Bã chè đổ ngoài gốc cây chiều tối có người đến lấy mang về nuôi thỏ. Thịt thỏ ngày ấy ở Hà Nội rất ngon chẳng biết có phải vì chúng được ăn bã chè?
Cái bàn hàng nước chỉ rộng hơn một mét vuông bày đến bốn mươi mặt hàng. Vài lọ kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi và ô mai các loại. Hũ bánh rán mật vàng già lỗ rỗ tổ ong. Bánh rán đường kính bám lấm tấm mươi hạt đường sống. Bánh chưng, bánh gai và hoa quả mùa nào thức ấy. Trứng vịt luộc. Mươi gói thuốc lào và diêm. Hộp lạc rang bán kèm với rượu trắng giấu trong tủ hàng bên dưới. Hàng nước nào cũng có rượu và rượu nào cũng pha nước. Hộp thuốc lá đựng thuốc bao và thuốc cuốn giấy Con gà có nắp kính khóa móc treo. Không thể thiếu chiếc điếu cày, ngọn đèn dầu và ống đóm diêm. Nhiều hàng nước chiếc điếu cày kêu như một thương hiệu. Điếu tắc là mất khách.
Sau ngày đổi tiền 03/5/1978 đồng 5 xu vẫn lưu hành cùng với quán nước chè. Nó dần biến mất khi đồng tiền mất giá nghiêm trọng vào đầu những năm 80. Và cũng thật lạ, số phận của đồng tiền xu ấy luôn gắn liền với nước chè chén. Không còn tiền xu cũng là lúc các quán nước vỉa hè dẹp đi gần hết.
Quán nước chè Hà Nội hình như là chiếc nhiệt kế đo thời tiết ấm lạnh của nền kinh tế Thủ đô. Dạo này ở Hà Nội lại bắt đầu mọc ra nhan nhản các quán nước chè. Thế nhưng đồng tiền xu mới phát hành vào năm 2004 bây giờ chỉ có thể tìm thấy trong thùng đồ chơi của trẻ con dù mệnh giá của đồng lớn nhất đã là 5 nghìn. Tiền xu đã thật sự chia tay với nước chè?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét