Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Sản phẩm chè của nhà máy có tác dụng giải nhiệt, giảm béo

Chè Tân Cương – Thái Nguyên: Đệ nhất danh trà

·         Ngày đăng12/05/2017

Thoang thoảng hương cốm bay Búp xanh non như ngọc Chè Tân Cương Thái Nguyên ngọt giọng Ấm lòng khách tri âm. Xưa nay, nói đến chè Việt, người ta sẽ nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng nhưng Thái Nguyên lại nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng không nơi nào khác có được, mà ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương.


Vùng chè Tân Cương không chỉ bó hẹp trong xã Tân Cương, mà là cả mênh mông nhấp nhô vườn chè của các xã chung quanh như Phúc Trìu và Phúc Xuân. Vùng chè Tân Cương nằm ở lưu vực sông Công, dưới chân Tam Đảo, được trời ban cho chất đất và ánh sáng quý giá cho sự phát triển của loài cây quý hiếm này.
       Bề ngoài, chè Tân Cương có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng. Nước chè rất trong, xanh, vàng nhạt, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ dịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Chất lượng bao gồm các chỉ tiêu về ngoại hình, màu nước, vị và đặc biệt về mùi thơm của chè Tân Cương không phải xuất phát từ đặc điểm của giống chè mà là kết quả của quá trình chế biến rất tỷ mỷ, công phu. Chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng chủ yếu vẫn được chế biến theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy mô hộ gia đình. Những búp trà non được hái theo nguyên tắc 1 tôm, 2 lá hoặc 3 lá tùy theo loại trà thành phẩm. Búp trà non được hái nhẹ nhàng, tránh dập nát. Sau khi được hái, chè sẽ được bảo quản tốt và không để dập nát rồi được đưa ngay vào xưởng hay nhà máy để chế biến. Trong thời gian chờ đợi, búp chè sẽ được rũ tơi và rải đều trên các nong bằng tre, quá trình này được gọi là "quá trình héo lá chè". Sau đó chè sẽ được đưa đi xào diệt men, và trong quá trình này, phải có sự đồng đều giữa lượng nhiệt ở đáy chảo và lượng nguyên liệu, đảo đều và nhịp nhàng. Nếu thực hiện quá trình xáo diệt men đúng quy trình, nước sẽ thoát ra khỏi lá chè đều và toàn bộ lá chè trở nên mềm dẻo và không bị quá khô hay quá ướt, là chè vẫn giữ được màu xanh. Sau đó, chè sẽ lại được tãi ra nong thành lớp mỏng để làm nguội và sau đó lại tiếp tục đến công đoạn vò. Quá trình vò được thực hiện rất cẩn thận để lá chè xuăn chặt mà các tế bào ít bị dập. Sau khi vò xong, chè được đưa đi sao để làm khô, số lần sao và thời gian sao tùy thuộc yêu cầu của chất lượng chè sản phẩm. Thông thường chè được sao từ 2 đến 4 lần. trà Tân Cương đã được người dân nơi đây chế biến thành nhiều loại cho giá trị kinh tế cao như chè xanh, chè đen, chè đinh, chè nõn, hồng trà, bạch trà...
       Nếu như trước đây, nguồn thu nhập từ cây chè chỉ là “phụ” của các hộ nông dân, thì hiện nay, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập cơ bản ở các gia đình vùng chè. Chè Thái Nguyên ngon hiện nay có giá không dưới 500 nghìn đồng. Chè “bình dân” nhất cũng phải từ 200 đến 300 nghìn đồng/kg. Riêng chè đinh - sản phẩm đặc biệt nhất của các “nghệ nhân làm chè” đất Trà Tân Cương Thái Nguyên trên thị trường giá bán giao động từ 4 triệu đến 7 triệu đồng/kg. Tại xã miền núi thuần nông này, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng, trong đó trên 45% số hộ có thu nhập trên 85 triệu đồng/năm từ cây chè. Nói đến hiệu quả của cây chè, ai cũng thừa nhận: Đây là cây mũi nhọn để làm giàu.
       Theo số liệu năm 2015, diện tích chè trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gần 20.000 ha, với sản lượng đạt 190.000 tấn/năm; năng suất đạt tới 110 tạ/ha, tăng hơn 10 tạ/ha; sản lượng tăng 1.500 tấn. Hiện xã Tân Cương có 350ha chè cho thu hái, hàng năm chế biến gần 900 tấn chè búp khô. Năm 2013, toàn tỉnh Thái Nguyên mới có 15 mô hình chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP thì năm 2015 đã có 42 mô hình sản xuất chè an toàn với diện tích 500 ha.
       Tháng 10/2007, sản phẩm chè Tân Cương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè được trồng, chế biến và đóng gói tại 3 xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên. Nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên cũng như quảng bá sản phẩm tới đông đảo người dân trong và người nước, những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên nói chung và vùng trà Tân Cương nói riêng đã có những hoạt động thiết thực như tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức Festival chè Thái Nguyên – Việt Nam...
       Chè Tân Cương là một loại đồ uống nổi tiếng trong ẩm thực của người Việt Nam có hương thơm cốm dịu dàng đặc trưng, màu nước xanh trong, sánh và bền, vị chát dịu, uống xong có hậu ngọt lắng sâu trong vị giác người thưởng thức. Sản phẩm chè của nhà máy có tác dụng giải nhiệt, giảm béo, trị tăng huyết áp và phòng chống phóng xạ, chống ung thư… Sản phẩm chè Tân Cương chẳng những được người dân trong nước ưa chuộng mà nó đã còn được xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới như Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, CH Séc, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ...
       Không biết câu ví “Chè Thái, gái Tuyên” có từ bao giờ, nhưng quả thật, thiên nhiên đã phú cho Tân Cương nói riêng và Thái Nguyên nói chung một vùng khí hậu, thổ nhưỡng vô cùng phù hợp để làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà”, nức tiếng trong nước và quốc tế.
Quý khách hàng có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét