Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Thái Nguyên có đầy đủ các yếu tố tự nhiên để tạo nên sản phẩm chè Tân Cương ngon hảo hạng

Nguồn gốc, xuất xứ Trà Tân Cương Thái Nguyên


>> Xem thêm: Điều gì làm nên chè Tân Cương thơm ngon hảo hạng?
Nguồn gốc chè Tân Cương

Tân Cương là tên gọi của một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây cùng với 5 xã liền kề là: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng và Phúc Hà từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm chè búp khô mang tên gọi “Tân Cương” được chế biến từ giống chè trung du lá nhỏ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng chè Tân Cương

Khu vực địa lý là nơi tiếp giáp với vùng núi Tam Đảo, giống như một thung lũng dồn tụ các luồng gió ẩm từ Đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc thổi tới, với địa hình chủ yếu là đồi bát úp có độ cao dưới 200m, dốc thoải. Vì vậy, đây là khu vực có những điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triến của cây chè và chính những điều kiện này đã tạo nên chất lượng đặc biệt của vùng chè Tân Cương so với chè trồng ở các vùng khác.

Vùng đất Tân Cương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trà Tân Cương Thái Nguyên.
Vùng đất Tân Cương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trà Tân Cương Thái Nguyên.

Chè là sản phẩm truyền thống của người dân nơi đây nhờ có mùi thơm mạnh, mùi cốm và bền, vị chát đậm dịu, hài hòa, rõ hậu ngọt, không có vị xít hoặc đắng, rất hấp dẫn. Chất lượng chè Tân Cương có được ngoài những điều kiện về tự nhiên còn là tập quán canh tác, chăm sóc, chế biến và bảo quản chè của người dân ở khu vực này.

Xuất xứ chè Tân Cương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm chè búp khô được chế biến từ lá của cây chè trung du (Camellia sinensis Var. Macrophylla) được trồng, chăm sóc và chế biến trong khu vực địa lý thuộc các xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng và Phúc Hà của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chè Tân Cương. Ảnh: Chè búp Tân Cương.
Chè Tân Cương. Ảnh: Chè búp Tân Cương.




Trang chủ  Địa Phương

Điều gì làm nên Trà Tân Cương thơm ngon hảo hạng?


Nơi đây sông Công và hồ núi Cốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước mặt, nước ngầm cũng như tạo ra những yếu tố vi khí hậu, vì vậy là khu vực có những điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Yếu tố tự nhiên

Là vùng đất trung du mang đặc trưng tiểu khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp cho cây chè phát triển. Cạnh đó, dãy núi Tam Đảo chắn bớt cái nắng gắt mùa hè, đồng thời nước của dòng Sông Công thấm qua các mạch ngầm đã tưới mát cho những đồi chè nơi đây. Địa hình địa vật của vùng chè Tân Cương chủ yếu là đồi dạng bát up, chất đất màu mỡ, khí hậu trong lành, nhiệt độ quanh năm mát mẻ tất cả như đã được thiên nhiên sắp xếp và ban tặng cho vùng đất này để tạo nên một thứ đặc sản chè Thái Nguyên làm say đắm lòng người.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng chè Tân Cương


Tân Cương, Thái Nguyên có đầy đủ các yếu tố tự nhiên để tạo nên sản phẩm chè Tân Cương ngon hảo hạng. Ảnh: Thái Nguyên Tourism.
Yếu tố con người

Từ đầu thế kỷ XX, người dân bắt đầu khai hoang, mở rộng diện tích ra các khu vực xung quanh, biến khu vực này thành khu vực trồng, chế biến chè nổi tiếng với chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến với tên gọi chè Tân Cương.

>> Xem thêm: Nguồn gốc, xuất xứ chè Tân Cương

Người trồng chè tại Tân Cương thói quen sử dụng phân hữu cơ chăm bón cho cây chè. Họ hái chè rất non, phần lớn hái búp chè một tôm 2 lá, cả khi hái đến lá thứ 3, lá chè cũng rất non nhưng khi mang về đề chế biến, họ vẫn tách riêng lá thứ 3 để chọn lấy búp 1 tôm 2 lá nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Con người nơi đây cũng góp 1 phần không nhỏ đến chất lượng chè Tân Cương. Ảnh: Chè búp Thái Nguyên.
Con người nơi đây cũng góp 1 phần không nhỏ đến chất lượng chè Tân Cương. Ảnh: Chè búp Thái Nguyên.

Chè sau khi hái về, phải để nơi khô thoáng để không bị ải và ôi. Chè phải sao ngay trong ngày thì mới ngon và đậm. Quy trình sản xuất chè trải qua nhiều công đoạn khá công phu và tỉ mỉ. Mở đầu là công đoạn sao tươi, vò qua bằng tay rồi cho vào máy vò kỹ, tiếp đó đổ vào thùng tôn sao khô để ra chè búp thô.

Công đoạn cuối cùng là lấy hương. Đây là công đoạn rất khó, khi lấy hương phải điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp. Lửa to quá thì chè sẽ bị vụn, cháy khét. Lửa nhỏ quá thì chè sẽ không thơm và không có phấn mốc cau. Nếu là chè đinh thì quy trình chế biến lại càng khắt khe, không có kinh nghiệm và kỹ thuật sẽ không thể chế biến được loại chè đặc biệt quý này.

Với sự khéo léo người dân Tân Cương trong chăm sóc, thu hái, bảo quản và chế biến, sự cảm nhận đặc biệt về nhiệt trong lúc sao chè là yếu tố quyết định đến mùi thơm, vị đượm của chè Tân Cương. Vì thế, danh tiếng, chất lượng của chè Tân Cương được giữ gìn đến ngày nay là nhờ sự cần cù, nhiệt huyết và kỹ năng tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác của người dân nơi đây.



Trang chủ  Địa Phương

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Tân Cương Thái Nguyên” tại Mỹ



Sáng 20/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thái Nguyên chính thức trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ cho Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên – đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu.
Phát biểu tại lễ công bố văn bằng bảo hộ và hội thảo Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ, ông Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở KH&CN Thái Nguyên - nhấn mạnh: "Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè Thái Nguyên tại các thị trường nước ngoài tiềm năng, hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên” tại thị trường quốc tế”.

Ông Phạm Quốc Chính (bên phải) trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên" cho ông ông Nguyễn Ngọc Tuân (Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên)
Ông Phạm Quốc Chính (bên phải) trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên" cho ông Nguyễn Ngọc Tuân - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Trước đó, từ tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao cho Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Theo đó, sở đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Pademard tiến hành lập hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên.

“Sau một quá trình thẩm định đơn, ngày 23/2/2016, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và dự kiến đến cuối năm 2017 nhãn hiệu này sẽ tiếp tục được bảo hộ tại Trung Quốc và Đài Loan" - ông Chính cho biết.

Nhãn hiệu tập thể “Chè Tân Cương Thái Nguyên” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 77949 năm 2006 với thời hạn 10 năm. Ngày 25/8/2016, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tiếp tục được gia hạn đến ngày 21/8/2026.

Ngoài chè Thái Nguyên, nhiều sản phẩm chè khác của các vùng đặc sản trên địa bàn tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ như: Chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương”, các nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô Tranh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét