Từ một huyện trồng chè Thái Nguyên ở miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nhờ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn huyện Đồng Hỷ đã thay đổi, khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, người dân đón cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Đa dạng mô hình sản xuất chè Thái Nguyên
Con đường dẫn lên huyện Đồng Hỷ một sáng mùa hè mướt mát mùi thơm của cỏ xanh và cây trái. Chỉ cách đây chừng 10 năm, Đồng Hỷ còn là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thái Nguyên, đường xá đi lại hiểm trở khó khăn, nhiều người dân không có cái ăn, cái mặc. Nhờ tích cực tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia NTM, vùng đất này đã được phủ một màu xanh trù phú của sự yên bình. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện mạnh mẽ.
10 năm qua, từ chỗ bình quân mỗi xã chỉ đạt 5,4 tiêu chí thì đến nay toàn huyện đã có 10 xã đạt chuẩn NTM. Hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Giờ đây, bất cứ ai về lại mảnh đất này đều nhận ra diện mạo của Đồng Hỷ đã đổi thay thực sự. Năm 2019, huyện Đồng Hỷ có đến 7 sản phẩm chè Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn OCOP, đây là điều kiện để các sản phẩm chè Thái Nguyên của người nông dân có cơ hội làm giàu, góp phần nâng cao đời sống người dân trong mục tiêu Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Trang trại lợn tại xã Nam Hòa
|
Để đạt được những kết quả khả quan này, trong những năm qua, huyện Đồng Hỷ tích cực triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp có lợi thế trên địa bàn như: Phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ giá chè TháiNguyên, trồng rừng và chế biến lâm sản; duy trì và phát triển cây hoa, cây rau; phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và làng nghề... bên cạnh đó huyện cũng tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chỉ tính riêng năm 2019, huyện đã thành lập mới được 9 HTX nông nghiệp, 5 làng nghề. Đến nay toàn huyện có 34 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 37 làng nghề, 31 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (như sản xuất kinh doanh chè, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm) và 108 trang trại (trong đó 95 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trại chăn nuôi lợn). UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân.
Trong năm 2019, các đơn vị trong ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện 27 mô hình, trong đó 23 mô hình trồng trọt, 04 mô hình chăn nuôi. Việc triển khai, thực hiện mô hình đã giúp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm chọn ra giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của từng địa phương, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và dần dần thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Đơn cử, phát huy tiềm năng của huyện là cây giá chè Thái Nguyên, huyện đã hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu giống giá chè Thái Nguyên có năng suất chất lượng thay thế cho các giống giá chè Thái Nguyên cũ già cỗi, năng suất thấp. Bên cạnh đó, cải tạo nhà xưởng, công cụ chế biến giá chè Thái Nguyên và bảo vệ môi trường vùng sản xuất như sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật... nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên, giá chè Thái Nguyên. Nhờ đó, cây giá chè Thái Nguyên đã trở thành cây trồng mũi nhọn có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện.
Đường bê tông xóm mỏ ba xã Tân Long
|
Đặc biệt, Đồng Hỷ đã thực hiện chăn nuôi trong khu quy hoạch, từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp, trang trại, gia trại. Hiện nay trên địa bàn huyện, có 89 trang trại, nhiều hộ chăn nuôi gia trại quy mô vừa và nhỏ… tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Xây dựng, hình thành vùng chuyên chăn nuôi gà theo hình thức bán chăn thả tại các xã Hợp Tiến, Tân Lợi, Nam Hòa với quy mô 500 - 1.000 con/lứa. Các trang trại, gia trại chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, liên doanh, liên kết, từng bước hình thành các chuỗi trong sản xuất chăn nuôi.
Cải thiện bộ mặt hạ tầng
Cải thiện bộ mặt giao thông nông thôn, trong 10 năm, toàn huyện đã tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp 161,3km đường trục xã, liên xã; xây mới được 403,7km đường bê tông nông thôn. Chỉ tính riêng năm 2019, huyện đã tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp 52,9 km đường bê tông nông thôn với số kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 75,206 tỷ đồng (bao gồm cả hỗ trợ xi măng), nhân dân đóng góp đối ứng 39,896 tỷ đồng. Đến nay có 11/13 xã đạt tiêu chí giao thông, tăng 1 xã so với năm 2018.
Về thủy lợi, huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác nạo vét kênh mương, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi, trạm bơm và thực hiện điều tiết sử dụng nước tiết kiệm; năm 2019 toàn huyện đã kiên cố hóa 5,1 km kênh mương nội đồng, đã tiến hành xây mới, sửa chữa, nâng cấp 6 công trình thủy lợi (đập, kênh mương), với tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng, qua đó đã góp phần tăng cường khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất của nhân dân. Đến nay đã có 12/13 xã đạt tiêu chí về thủy lợi.
Hệ thống hồ đập phục vụ sản xuất NN hồ Đồng Cẩu xã Hòa Bình
|
Đặc biệt, về điện, huyện đã tiến hành xây dựng, cải tạo nâng cấp 24 trạm biến áp, 94,7 km đường dây trung thế và hạ thế với giá trị đầu tư 62,519 tỷ đồng. Nâng tổng số xã đạt tiêu chí về điện lên 13/13 xã, đạt 100%.
Cùng với cơ sở hạ tầng, huyện cũng tiếp tục huy động mọi nguồn lực và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học nhằm đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Huyện tiến hành đầu tư xây dựng 35 phòng học trên địa bàn huyện, với số kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 38,214 tỷ đồng, Hết năm 2019, toàn huyện có 40/47 trường học (tính trên 13 xã xây dựng NTM) đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 85,1%. Đến nay có 13/13 xã đạt tiêu chí trường học, đạt 100%. Đồng thời, có 13/13 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt 100%.
Từ kết quả triển khai các chương trình, dự án và các mô hình sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc thu hút tạo việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 13,7 triệu đồng/người (năm 2010) lên 32,3 triệu đồng/người/năm (năm 2018) và 34 triệu đồng năm 2019. Năm 2019 có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM (Tân Lợi, Cây Thị), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 10 xã
Với những kết quả tích cực trong giai đoạn vừa qua, Đồng Hỷ đang tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu của giai đoạn mới 2021-2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 có từ 5 xã trở lên đạt chuẩn “xã NTM kiểu mẫu”. Để thực hiện điều đó, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đối với các xã được công nhận đạt chuẩn, trong đó tập trung thực hiện các nội dung: Tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đảm bảo trật tự ngày càng tốt hơn để NTM phát triển bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét