Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

người làm chè trong một thời gian dài sử dụng phân bón hóa học


Lịch sử ra đời và phát triển của vùng Trà Tân Cương Thái Nguyên

Rời trung tâm Thành phố Thái nguyên chừng 11 km theo tỉnh lộ Đán – Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt ngút ngàn một màu xanh của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc.
Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay chè Tân Cương Thái Nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả.
                                       “Không hẹn trước thế mà bất chợt
                                       Chè Tân Cương khao khát vô chừng”
Đất Thái Nguyên không chỉ có tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp mà nó còn có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Vùng Trà Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng.
xem thêm: Giới thiệu đôi nét về vùng chè búp Tân Cương
Điều đặc biệt là khi các loại chè được nhập khẩu từ nước ngoài về đây trồng như Bát tiên, Ô long… sau một thời gian dần dần bị “nội hóa”, trở thành “chè Tân Cương” “chè Tân Cương Thái Nguyên”. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chình là “chè xanh”. Khi vỡ lẽ, du khách mới “à” lên một tiếng! “Có chè nữa”. và từ đó mọi du khách trong và ngoài nước biết đến Thái Nguyên không chỉ là một thành phố công nghiệp mà còn là thành phố của cả một thương hiệu Trà nổi tiếng, Vùng Trà Thái Nguyên với những nét đẹp văn hóa Trà và thương hiệu Trà Thái được mọi người biết đến từ đó.

Chè Tân Cương quyện chất phân bón sông Gianh

Qua một số lứa đưa vào thử nghiệm bón chè, nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp đều khẳng định phân bón Sông Gianh mang lại sức sống mới cho cây trồng này.

Phân bón Sông Gianh mang đến sự tươi mới cho cây chè Tân Cương.

Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ khoáng Sông Gianh được áp dụng tại một số hộ trồng chè của đất chè nổi tiếng, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Ông Lương Văn Vượng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đánh giá, người làm chè trong một thời gian dài sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có phần lạm dụng đã làm thay đổi hệ sinh thái đất theo hướng bất lợi. Đất bị cằn cỗi, thoái hóa, sâu bệnh, các loại dịch hại phát sinh làm tăng chi phí đầu vào.
Trong khi đó, chất lượng sản phẩm chè đi xuống và môi trường sinh thái bị đe dọa. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng an toàn, bền vững, Chi cục đã phối hợp với Tổng Công ty Sông Gianh xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trên cây chè.

Trà Tân Cương năng suất, chất lượng vượt trội khi sử dụng phân bón Sông Gianh.

Người làm chè tham gia mô hình được hỗ trợ cung ứng phân bón. Tên của loại phân bón được chọn là phân hữu cơ khoáng Sông Gianh HCK – 422. Cơ quan tổ chức mô hình cũng chọn các nương chè khác để đối chứng và tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, tưới bón cho chè.
Ông Bùi Trọng Đại ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương cho biết, gia đình ông có 2 sào chè được chọn để thực hiện trình diễn.
Về mặt cảm quan, qua lứa chè đầu tiên, người làm chè đều nhận thấy chè được bón phân HCK có tỷ lệ búp đồng đều cao hơn hẳn với chè đối chứng. Các loại sâu bệnh như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi đều ở mức bình thường.
Bà Phạm Thị Chanh ở xóm Nam Tiến, xã Tân Cương cho hay, ngoài mắt thấy tai nghe thì chất lượng của sản phẩm chè do sử dụng phân bón hữu cơ cũng được nâng cao.

Các đại biểu đều đánh giá cao việc sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây chè.

Ông Lê Danh Thùy, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên cho biết, thống kê cho thấy, so sánh chi phí vật tư đầu vào gồm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giữa mô hình thử nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Tình hình sâu bệnh cũng đều ở mức an toàn và không khác biệt nhau đáng kể. Tuy nhiên, năng suất búp tươi của mô hình thử nghiệm đã cao hơn từ 11 - 13 kg/sào.
Hơn thế, trọng lượng búp sau sơ chế thành búp khô của chè hữu cơ lại đạt tỷ lệ cao hơn 200 gr đối với mỗi 5 kg chè búp tươi. Quy đổi, hạch toán để so sánh chênh lệch về hiệu quả kinh tế thì chè được bón phân HCK – 422 đạt thu nhập 5,6 triệu đồng/sào/lứa; chè đối chứng đạt thấp hơn 1,4 triệu đồng với 4,2 triệu đồng/sào/lứa.
Ông Thùy nhận xét, ngoài hiệu quả kinh tế, cái lớn nhất là phân bón hữu cơ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường, thay đổi cách thức sản xuất theo xu thế an toàn, bền vững cho người làm chè Tân Cương.
Tại hội thảo đánh giá kết quả mô hình, ông Lương Văn Vượng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên cho biết, theo khuyến cáo, phân bón hữu cơ khoáng Sông Gianh HCK – 422 cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hóa và các dưỡng chất thiết yếu cân đối, hợp lý cho cây trồng. Trên cây chè, hiệu quả đã được khẳng định.
Chi cục đã đề nghị phía Tổng Công ty Sông Gianh tiếp tục hỗ trợ mở rộng ứng dụng, sử dụng không chỉ đối với cây chè mà còn đối với một số loại cây trồng khác trên địa bàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét