Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

vùng đặc sản chè Tân Cương Thái Nguyên đã đáp ứng mong đợi và kỳ vọng của nhiều người về một điểm đến độc đáo

Trà Xanh Thái Nguyên được sản xuất như thế nào?

Làng nghề chè Cụm Khe Cốc - xóm Tân Thái (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) được công nhận từ năm 2011. Nhờ nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn, đời sống của người dân xóm Tân Thái đang ngày càng trở nên sung túc. Đầu năm 2018 làng thành lập hợp tác xã; hiện nay các thành viên HTX Trà Xanh Thái Nguyên đang mở rộng sản xuất chè theo hướng hữu cơ, phấn đấu đạt chuẩn hữu cơ vào năm 2020.

Ông Tô Văn Khiêm tại vườn chè xóm Tân Thái, xã Tức Tranh
Diện tích tự nhiên của xóm Tân Thái khoảng 65ha; xóm có 78 hộ, gồm 277 khẩu, diện tích chè kinh doanh trên 53,8 ha, trong những năm qua người dân địa phương đã chuyển đổi được 10,8 ha chè cành giống mới; với 43 ha chè trung du phát triển trên đồi có độ dốc từ 300 trở lên đã được cải tạo nhờ phân bón, nước tưới và chăm sóc. Sản lượng chè búp tươi của xóm bình quân đạt 12 tấn/ha/năm.
Trao đổi với ông Tô Văn Khiêm - Trưởng xóm kiêm Trưởng Ban quản lý Làng nghề chè Cụm Khe Cốc -  xóm Tân Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, chúng tôi được biết, nhân dân làng nghề đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như chuyển đổi giống chè, lắp đặt hệ thống tưới tiêu bằng van xoay và đầu tư dụng cụ sao chè chạy bằng động cơ điện.  Xóm Tân Thái hiện có 40 hộ có hệ thống tưới chè bằng van xoay, 57 hộ có tôn sao inox 304 tiêu chuẩn Nhật, 1 hệ thống tôn sao chè bằng ga, 1 hệ thống sản xuất bột trà Matcha bằng cối đá theo công nghệ Nhật Bản, 3 khu vực có camera giám sát nương chè cảm biến, theo dõi nhiệt độ ánh sáng.
Trước đây, người dân trong xóm chỉ có sản phẩm trà xanh thái nguyên búp khô bán ra thị trường; hiện nay một số hộ trong làng nghề đã sản xuất chè tôm nõn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn; đặc biệt chè Đinh tôm có giá bán 5 triệu đồng/kg, chè Matcha theo tiêu chuẩn Nhật Bản mới đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận. Trước đây mỗi ha chè người dân chỉ lãi 20 - 30 triệu đồng/năm, nay lãi từ 80 - 100 triệu đồng.
Đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt: Xóm đã có 100% nhà kiên cố và bán kiên cố; 100% các hộ có thiết bị nghe nhìn và phương tiện xe máy; 100% đường trục chính trong xóm được bê tông hóa; các ngõ xóm đã đạt 60% cứng hóa. Tổng bình quân thu nhập năm 2017 là 45 triệu đồng/người/năm.
Để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, làng nghề chè xóm Tân Thái đã tham gia các kỳ lễ hội Festival Trà Quốc tế - Thái Nguyên 2011, Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 3 năm 2015 và đều đạt Giải nhất Cúp bàn tay vàng. Sản phẩm của làng nghề có mặt tại các hội chợ thương mại trong huyện, tỉnh. Đặc biệt tháng 9/2016, làng nghề tham gia Triển lãm hội chợ các làng nghề truyền thống Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và đã đạt Cúp về tiêu chuẩn chất lượng…
Hệ thống tôn sao chè bằng ga tại HTX chè an toàn Khe Cốc
Cũng theo ông Khiêm, xóm Tân Thái đang hướng tới sản xuất tập trung, khẳng định thương hiệu làng nghề; tuyên truyền mở rộng sản xuất chè sạch, chè an toàn; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. 
Năm 2013 làng nghề thành lập Tổ sản xuất chè VietGAP gồm 13 hộ với 8,77 ha chè kinh doanh giống chè trung du, sản phẩm chè đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, chứng nhận thực phẩm an toàn. Tháng 4/2018, Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh  được thành lập với 15 thành viên, diện tích 15 ha chè; vốn điều lệ 450 triệu đồng. HTX  có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm nông sản với một số mặt hàng có thế mạnh như: Chè an toàn VietGAP, chè hữu cơ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm tới cùng sản phẩm của mình.
Hiện nay các xã viên HTX đang sản xuất chè theo hướng hữu cơ; các hộ đều xây bể hoặc đào hố trải bạt để ủ phân chuồng, ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho chè; tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, giảm dần thuốc BVTV độc hại; phấn đấu đến năm 2020 đạt 15 ha chè hữu cơ, diện tích chè còn lại sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Đồng thời HTX trà xanh thái nguyên hoàn thiện thiết bị hiện đại đảm bảo quy mô khép kín từ sản xuất đến chế biến, đóng gói và phấn đấu tiêu thụ ra thị trường đạt 200kg chè khô mỗi ngày.
Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng đến Thái Nguyên thì “chén trà” sẽ là “đầu câu chuyện”. Có thể thấy trà Thái Nguyên góp mặt trong mọi sự kiện quan trọng của gia đình, làng xóm, công sở. Từ một thức uống của người dân, trà đang góp phần quan trọng thúc đẩy tiềm năng du lịch tỉnh nhà, tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người làm chè, đồng thời đưa hình ảnh Việt Nam vươn xa thế giới.
Khách du lịch trải nghiệm hoạt động sản xuất, chế biến chè tại vùng chè Đặc sản Tân Cương, TP Thái Nguyên
Tháng 2 năm 2017, việc UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định công nhận điểm du lịch địa phương với vùng đặc sản chè Tân Cương Thái Nguyên đã đáp ứng mong đợi và kỳ vọng của nhiều người về một điểm đến độc đáo, có khả năng thu hút khách du lịch gần xa.
Đến vùng chè đặc sản này, du khách có thể ghé thăm chùa Y Na, ngôi chùa cổ duy nhất của xã Tân Cương; đến với “Không gian văn hóa trà”, Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc và đặc biệt được trải nghiệm các công đoạn sản xuất chè tại vùng chè nổi tiếng Tân Cương. Cuộc sống đời thường, nét tính cách hồn hậu chân chất của người Thái Nguyên, cái yên bình, xanh mát của những đồi chè bát ngát, cái thú của việc tự tay hái, sao, vò chè như một người nông dân thực thụ, sẽ thật khó quên đối với du khách.
Buổi sáng bắt đầu bên những búp chè căng tràn sương sớm, mơn mởn trong nắng, sẽ đem đến cho mọi người nguồn năng lượng tích cực cho một ngày mới tràn đầy sức sống. Thiên nhiên thật khéo khi ban tặng cho vùng đất này những điều kiện thuận lợi để cây chè phát triển, tạo ra thứ nước có màu xanh, vị chát nhẹ mà đầy dư âm, lắng đọng bao tinh túy đất trời khiến ai ai cũng phải mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Thong dong thả bước trong cảnh thiên nhiên hữu tình, du khách sẽ có những bức ảnh tuyệt đẹp bên đồi chè xanh ngát.
Có mặt tại đây, anh Yiry Cherny Shov, du khách người Nga chia sẻ: “Đến Tân Cương của các bạn, tôi được hít hà bầu không khí trong lành, mát rượi. Tâm hồn tôi như được tắm mát, tươi mới vô cùng”. Còn bạn anh, chị Sonya Mezly Yakova thì tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước vẻ hoang sơ của thiên nhiên: “Tôi như bị choáng ngợp bởi màu xanh ngút ngàn của chè và chè. Tôi thấy mình bé lại.”
Không chỉ thích thú thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, anh Yiry Cherny Shov và chị Sonya Mezly Yakova cùng những người bạn còn hào hứng tham gia các công đoạn làm chè truyền thống với thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, củi lửa… Họ cho búp chè vừa hái vào chảo gang, sao tái và vò cho cánh chè cuộn lại rồi cho vào chảo sấy khô. Trải qua bao công đoạn mới ra được thành phẩm, du khách như thấm thía hơn nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân đất trà cũng như sức sống bất diệt của một loài cây quý bao năm qua đã được người dân tảo tần chăm bón, yêu thương.
Đặc biệt hơn cả, đến với vùng chè Thái Nguyên, du khách sẽ được nghe những “thuyết minh - nông dân”  khái quát về lai lịch của cây chè trên vùng đất “Đệ nhất danh trà”, giới thiệu về nghệ thuật ẩm trà. Các sơn nữ đóng vai các trà nương sẽ hướng dẫn du khách cách pha một ấm trà ngon và cách thưởng thức trà “đúng điệu” để rồi mỗi du khách khi ra về đều không quên cất giữ cho riêng mình những gói chè ngon làm quà cho người thân, cũng là để nhớ mãi về quãng thời gian ngắn ngủi mà ý nghĩa được cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người Tân Cương chân tình, hiếu khách.
Bác Min - Jun, du khách Hàn Quốc rất thích vị của trà Thái Nguyên: “Nhấp một ngụm thấy chát ở đầu lưỡi, nhưng vị chát nhanh chóng tan biến, nhường chỗ cho vị ngọt dịu, lan tỏa khiến tôi thấy khoan khoái vô cùng”. Cảm nhận đó không chỉ của riêng bác mà là của cả những người trong đoàn khi được người dân quê mời thưởng trà.
Du khách trải nghiệm hoạt động thu hái chè tại đồi chè Tân Cương
Đặc biệt, du khách đến Tân Cương còn ấn tượng sâu sắc bởi những người dân địa phương chân chất, thật thà đã đón tiếp họ bằng cả ân tình ấm áp. Những nụ cười đầu làng cuối xóm và trên những đồi chè bát ngát; những món ăn nấu cùng lá chè thơm ngon, bổ dưỡng đã khiến du khách không khỏi bất ngờ về ẩm thực Việt Nam; những cái nắm tay, những cái ôm thật chặt đã kịp trao nhau trong đêm giao lưu văn nghệ bên chén trà thấm đượm tình quê… Tất cả đều là những kỉ niệm thật đẹp khi bạn được một lần “sống khác” ở Tân Cương.
Tuy nhiên, xã Tân Cương hiện mới chỉ có 8 hộ gia đình đáp ứng được dịch vụ lưu trú tại gia, trong đó có hai cơ sở kinh doanh có hình thức lưu trú đạt tiêu chuẩn là cơ sở Du lịch cộng đồng Tiến Yên của gia đình anh Bùi Trọng Đại và cơ sở Du lịch cộng đồng Nghìn Hạnh của gia đình anh Lê Quang Nghìn.
Hy vọng trong thời gian tới, du lịch trải nghiệm tại vùng chè Tân Cương sẽ được quảng bá sâu rộng hơn để Tân Cương được đón chào thêm nhiều đoàn khách tới nơi này. Muốn vậy, Tân Cương cần được các sở, ban, ngành của tỉnh quan tâm thích đáng. Người dân cũng cần được đào tạo bài bản hơn khi tham gia vào các hoạt động; chủ động đổi mới và làm phong phú hơn các loại hình du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét