Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Trà khô loại ngon và bông sen to để ướp trà thêm đậm vị

Sen bách diệp không còn là đặc sản của riêng Hồ Tây thì trà sen cũng không còn là của hiếm như trước nữa.




Như đã đề cập ở bài viết trước, thị trường sen Hồ Tây mấy năm nay có sự góp mặt của giống sen Hồ Tây được trồng ở nơi khác, và điều này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến danh tiếng của trà sen Tây Hồ

Được nói đến như một sản phẩm đòi hỏi sự cầu kỳ trong chế biến và sự tinh tế trong thưởng thức, đó là trà sen.
Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam cây sen đã trở nên quá quen thuộc, vì thế trà sen cũng được sản xuất ở nhiều vùng miền, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà sen Tây Hồ.
Có lẽ do thổ nhưỡng đặc biệt nên giống sen bách diệp Hồ Tây có hương thơm vô cùng quyến rũ. Khi những cánh trà khô ngậm làn hương này theo một quy trình đã được đúc kết dần cả hơn nửa thế kỷ nay, sản phẩm trà sen Tây Hồ trở nên nổi tiếng, cả bên ngoài biên giới Việt Nam.
Trong một lần đến Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là xứ sở sen hồng, được lãnh đạo tỉnh "đặt hàng", người viết bài này đã đem thứ trà vẫn hay được dùng để ướp sen Tây Hồ "ghép đôi" với sen Đồng Tháp Mười, nhưng sản phẩm thu được khó có thể gọi là ...trà sen.
Vì thế, nói đến trà sen, thường dân sành trà nghĩ ngay đến sen Hồ Tây.
Nay, cũng có một số người đặt chủ đầm sen cho trà vào bông hoa chớm nở trên hồ từ hôm trước, để hôm sau "thu hoạch" ngay tại đầm, nhưng chủ đầm không mấy khi nhận lời bởi làm được thế quá ư là cầu kỳ, và sự khác biệt cũng chẳng mấy rõ rệt.
Nhưng nghề làm trà sen vẫn đang rất phát triển với cả hai cách truyền thống và hiện đại.
Một nghệ nhân trên 90 tuổi ở làng trà sen Quảng An nổi tiếng kể, đầu thế kỷ 20 bà đã được học nghề ướp trà sen khô.
Với cách này, cần tách gạo (những hạt nhỏ màu trắng bám ở đầu nhuỵ sen) ra khỏi từng bông sen, sau đó cứ trải một lớp trà lại một lớp gạo rồi bọc kín trong lớp giấy chuyên dùng để trên 20 tiếng sau đó đem sấy khô. Để có những ấm trà sen đạt tiêu chuẩn thì quy trình đó có thể lặp lại từ 5-7 lần. Và để có 1 kg gạo sen thì cần tới cả ngàn bông hoa, theo thời giá lúc cao nhất tức là tốn kém cả trên chục triệu đồng.
"Nhà tôi bán hoa sen Tây Hồ nhưng làm trà khô bằng sen giống Tây Hồ trồng ở ngoại thành, vì làm bằng sen Tây Hồ xịn thì giá thành lên tới gần 20 triệu đồng một kg trà sen, chưa kể rủi ro trong quá trình sản xuất", một chủ đầm sen chia sẻ.
Vị này cũng cho biết, xóm Chùa (Quảng An - Tây Hồ) có nhiều nhà làm trà sen theo cách truyền thống, nhưng nhà nào có nguồn sen nguyên liệu ổn định, nhân lực thạo nghề lúc cao điểm lên đến cả chục người, cũng chỉ làm được 60kg trà sen khô một mùa là cao thủ lắm rồi. Đó là chưa kể khâu tiêu thụ cũng có phần khó khăn hơn khi "phong trào" làm sen xổi chưa khi nào lên cao như mấy năm gần đây.
Trà sen xổi là trà khô được ướp trực tiếp trong bông sen tươi mới hái từ đầm, cắm nước và để ở nhiệt độ thường qua đêm để trà ngấm hương sau đó có thể dùng ngay hoặc cất vào tủ đá dùng quanh năm. Vì quy trình không quá cầu kỳ nên số người tự ướp trà này ngày càng thêm đông. Ít thì vài chục bông để nhà dùng, nhiều thì lên tới cả ngàn bông để đối nội, đối ngoại. Một số người ban đầu tự ướp trà sen xổi chỉ để thoả mãn cơn ghiền của chính mình, về sau phát triển thành nghề "tay trái" cũng cho thu nhập kha khá.
Thị trường trà sen tây hồ vì thế cũng sôi động hơn, đôi lúc trở nên nên nhộn nhạo khi sen ngoại thành lại trở thành nguyên liệu chính cho cả trà sen xổi và trà sen khô.
Những bông sen ướp trà được bày bán ngay tại đầm sen Tây Hồ - Ảnh: Mỹ An.
Giữa vụ, một bông trà sen xổi có giá dao động từ 30 ngàn đến 100 ngàn, thậm chí trên 100 ngàn. Nếu một bông sen không phải được trồng ở Hồ Tây, có giá khoảng trên dưới 5 ngàn đồng, cộng với thứ chè khô bình dân dưới 200 ngàn/kg (một kg thường làm được từ 500-600 bông trà xổi) thì bán 30 ngàn đã có lãi. Nhưng nếu chuẩn sen Tây Hồ, chè hữu cơ Tân Cương (Thái Nguyên), vùng chè ngon nhất cả nước thì giá bán có thể gấp đôi, gấp ba.
Tuy nhiên, người uống trà "nghiệp dư" rất khó có thể phân biệt được đâu là trà ướp sen xịn và ngược lại, vì thế để yên tâm thì tốt nhất cứ mối quen mà mua, mà đặt. Người yêu sen, sành trà sen thì khác. Không chỉ ngắm sen, thưởng trà mà họ còn quan tâm đến câu chuyện của trà, của sen, đến những điều không dễ thấy sau những đầm sen Tây Hồ. 
Những câu chuyện ấy đã góp phần làm cho trà sen trở thành một món quà tặng độc đáo, đậm chất Hà Thành.
Trà sen từ lâu đã trở thành một thức uống vừa trang nhã, lịch sự lại thể hiện được nét tinh hoa trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Mỗi một chén chè sen là sự kết hợp của cái hồn Việt, của hương sen thoang thoảng, của trà thái ngọt hậu, đắng đầu lưỡi… 
Để ướp trà sen với bông sen tươi theo chuẩn truyền thống không phải ai cũng biết và có thể làm đúng. Để ướp trà sen ngon cần chọn bông sen và trà phù hợp. 
- Chọn bông sen là loại có bông lớn, còn tươi, màu hồng tươi, nhìn bông hoa xốp, nhẹ sẽ cho hương thơm nhất. 
- Trà để ướp sen thường là chè Thái Nguyên loại tốt cho hương thơm nhẹ, nước chè xanh. Hoặc trà cổ thụ vùng Hà Giang cho màu nước xanh đậm.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn loại trà phù hợp nhất. 
- 2 bông sen to 
- 1 lá sen to xé làm đôi, dây buộc
- 1 nhúm trà mạn
Trà khô loại ngon và bông sen to để ướp trà thêm đậm vị
- Dùng tay tách nhẹ nhàng bông sen ra cho đến khi nhìn thấy đài hoa và nhị hoa. Chỉ tách hoa đủ lớn để cho được chè vào, không tách quá to. 
- Cho trà khô đã chuẩn bị vào bông sen. Mỗi bông sen cho khoảng 15 - 20g trà khô, không nên cho quá nhiều ảnh hưởng tới hương sen trong vị trà. Mỗi một bông sen có thể ướp được ấm trà cho từ 4 - 6 người dùng. 
- Sau khi cho trà khô vào, nhẹ nhàng vuốt lại bông sen về lại hình dáng ban đầu. Dùng miếng lá sen cắt thành từng miếng vừa đủ bọc lại bông sen. Dùng dây buộc buộc lại ở cuống hoa rồi cắm hoa vào bình. 
Ướp trà sen từ tối hôm trước để có hương thơm thấm hơn
Lưu ý: Nếu dùng trà sen vào sáng hôm sau thì nên ướp từ tối hôm trước để có hương vị tốt nhất. 
Cho trà đã ướp vào ấm đã tráng bằng nước nóng. Chế nước sôi ở nhiệt độ từ 85 - 90 độ vào. Ngâm trà từ 10 - 15 giây rồi rót hết chè ra chén. Những lần ngâm sau cộng thêm từ 3 - 5 giây. Trà sen từ những loại trà Cổ thụ có thể dùng được 5 - 6 nước mà vẫn đậm đà. 
Thưởng trà sen(Ảnh minh họa)
Trà sen thơm nhưng không bảo quản được ở nhiệt độ bình thường, đặc biệt là khi trời ẩm. Cách bảo quản tốt nhất là cắt cả bông sen đã ủ trà cho vào ngăn đá tủ lạnh, bọc thêm màng bọc thực phẩm để hương không bị thoát ra ngoài. 
Trà ướp bông sen tươi hay trà tim sen đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe của người sử dụng. Những tác dụng tuyệt vời của trà sen như:
- Giảm cholesterol: Các loại hoạt chất EGGC có trong trà hoa sen giúp ngăn chặn quá trình hấp tụ chất béo, giảm cholesterol... đặc biệt tốt cho người bị bệnh béo phì. 
- Trà hoa sen giúp ổn định huyết áp, giúp ổn định đường huyết và ngăn chặn rối loạn lipit máu, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
- Trà sen giảm stress, cho cảm giác dễ chịu và thoải mái. Trà cũng giúp cho trí óc minh mẫn, giảm căng thẳng. 
- Trà có tác dụng chống oxy hóa và làm đẹp da bởi trong trà sen tây hồ có chứa nhiều oạt chất như nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin...có tác dụng hạn chế lão hóa khiến da luôn hồng hào, tràn đầy sức sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét