Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap góp phần hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Đề án phát triển nâng cao giá Chè Thái Nguyên: Hiệu quả và hướng đi

 Sau 5 năm thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ và giá ChèThái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”, Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè, khai thác có hiệu quả tiềm năng của ngành sản xuất chè trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng.

Văn pòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên và trạm khuyến nông Phú Lương kiểm tra mô hình sản xuất chè.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn thứ hai của cả nước. Sản phẩm chè Thái Nguyên đã được người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế biết đến với các sản phẩm chè xanh các loại, ướp hương đóng gói, đóng hộp và chè đen. Hiện nay, sản phẩm trà của Thái Nguyên đã có mặt ở thị trường: Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ...Tiếng thơm về chè Thái Nguyên không chỉ trong nước mà đã được nhiều khách hàng lớn trên thế giới tìm đến.
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển cây chè cả về diện tích, năng suất, chất lượng, từ đó đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường trong và ngoài nước. Năm 2010, Thái Nguyên có gần 18.000 ha chè, đến năm 2015 ước đạt 21.000 ha chè, năng xuất gần 12 tấn/ha; sản lượng chè búp tươi đạt gần 200.000 tấn/năm; giá trị sản xuất đạt 85 triệu/ha; 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu an toàn theo hướng VietGap. Bà Vũ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch UBND TP Thái Nguyên cho biết: "Thành phố luôn quan tâm, hỗ trợ người dân trồng chè như cử cán bộ xuống địa bàn, hỗ trợ giống có năng suất cao, phân bón, tôn sao chè, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn thực phẩm và quảng bá thương hiệu sản phẩm".
Để giúp cho chất lượng sản phẩm trà mang thương hiệu Thái Nguyên ngày một nâng cao, giá thành sản phẩm tăng. Cây chè từ chỗ là cây xóa đói, giảm nghèo trở thành cây mũi nhọn, cây làm giàu của người dân, tạo động lực cho người dân an tâm sản xuất. Với những giải pháp cụ thể ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Trong thời gian tới, Ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè nhằm tạo ra giá trị thu nhập và giá trị gia tăng sản phẩm với những nội dung cơ bản đó là: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè, đưa những giống chất lượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh diện tích trồng chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; đẩy mạnh chế biến chè theo 2 hướng, một là giống chè có thể sản xuất được chè đen xuất khẩu ra nước ngoài, hai là đối với sản phẩm nội tiêu gắn với sản xuất chè xanh trong đó kết hợp sản xuất công nghiệp với truyền thống và gắn kết với du lịch sinh thái".
Cùng với đó, Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ 3 năm 2015 được tổ chức tới đây sẽ là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trà Việt Nam nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng với bạn hàng trong nước và quốc tế. Liên hoan sẽ tạo đà để Thái Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án chế biến, sản xuất, tiêu thụ chè giai đoạn 2016 – 2020”; trước mắt là xây dựng Đề án phát triển vùng chè Tân Cương TP Thái Nguyên, đưa cây chè trở thành cây mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.



Thái Nguyên: Phấn đấu trồng mới 500ha chè thái nguyên đạt tiêu chuẩn VietGap

Nhằm góp phần nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên cũng như tạo thêm niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng. Trong  năm 2016, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phấn đấu trồng mới 500ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap.

Toàn tỉnh hiện có trên 640ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap. Ảnh: Cẩm Vân
Để đạt được chỉ tiêu này, Tỉnh sẽ hỗ trợ 3 tỷ đồng cho các mô hình được cấp chứng nhận sản xuất chè theo quy trình VietGap. Các đối tượng được ưu tiên hỗ trợ là những mô hình, tổ hợp tác có quy mô diện tích sản xuất chè từ 5ha trở lên; hợp tác xã hoặc làng nghề sản xuất, chế biến chè có quy mô diện tích sản xuất từ 10ha trở lên. Đặc biệt, đối tượng được hỗ trợ phải có đăng ký đề nghị hỗ trợ chứng nhận VietGap (hoặc Gap khác tương đương). Theo đó, Tỉnh sẽ hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100% tiền thuê tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp mới giấy chứng nhận và tập huấn quy trình VietGap 6 triệu đồng/ha.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 640ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap. Việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap góp phần hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất,từ đó giá bán chè của người dân được nâng lên,hiệu quả sản xuất đạt cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích./.


Họp bàn xử lý thông tin về việc trộn mỳ chính tạo độ ngọt cho giá chè Thái Nguyên


Sáng nay (18/10), dưới sự chủ trì của Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện UBND huyện Phú Lương, Kênh VTC 16 đã họp bàn để giải quyết dứt điểm về việc Kênh VTC 16 phát sóng phóng sự công nghệ trộn mỳ chính tạo độ ngọt cho chè Thái Nguyên, trong đó có ghi hình tại một hộ sản xuất chè trên địa bàn huyện Phú Lương. Dự buổi làm việc có đại diện một số ngành có liên quan và các cơ quan báo chí của địa phương.


Trước đó, trên Kênh VTC 16 đã phát sóng sự “Rùng mình công nghệ trộn mỳ chính tạo độ ngọt cho chè búp Thái Nguyên”. Trong phóng sự này phóng viên của VTC 16 đã đi qua Thị trấn Giang Tiên và thực tế tìm hiểu, sử dụng nghiệp vụ ghi hình tại một hộ nông dân trồng và sản xuất chè là gia đình bà Phạm Thị Đặng thuộc xóm Làng Trò, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương - mà như phản ánh trong phóng sự thì hộ gia đình nông dân này đã cho mỳ chính vào chè theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi phóng sự phát sóng, UBND huyện Phú Lương đã thành lập đội kiểm tra liên ngành gồm: Đội Quản lý thị trường, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban chỉ đạo 389 đến kiểm tra đột xuất và lấy mẫu chè tại gia đình bà Đặng đi xét nghiệm chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Căn cứ vào kết quả phiếu kiểm nghiệm số 185/PKN - TTYTDP tỉnh Thái Nguyên cho kết quả mẫu chè khô tại nhà bà Phạm Thị Đặng đảm bảo về an toàn thực phẩm, các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế, không xác định được chất tạo ngọt trong chè. Còn hành động cho chất tạo ngọt vào chè như phản ánh của kênh VTC16, bà Đặng cho biết đã thực hiện theo yêu cầu của khách hàng với số lượng 03 kg và đã được khách hàng mua, mang đi. Qua kiểm tra cũng cho thấy, trong sản xuất, chế biến chè của bà Phạm Thị Đặng có hành vi vi phạm hành chính, Đội kiểm tra liên ngành đã lập hồ sơ và xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Bà Phạm Thị Đặng đã cam kết sản xuất chè đảm bảo an toàn thực phẩm, không tái diễn vi phạm để gìn giữ thương hiệu chè Thái Nguyên.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo UBND huyện Phú Lương và đại diện của Kênh VTC 16 đã chia sẻ thông tin trên tinh thần cởi mở, xây dựng và khẳng định: Cơ quan quản lý Nhà nước không bao giờ bao che cho những hành vi dù vô hình hay hữu ý của những trường hợp làm tổn hại đến chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên nói chung, chè Phú Lương nói riêng. Thông tin mà Kênh VTC 16 đã nêu không nhằm mục đích làm tổn hại đến thương hiệu chè Thái Nguyên mà hướng tới để người nông dân trồng, chế biến chè được tốt hơn. Hai bên cũng đã thống nhất phối hợp cung cấp thông tin và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giải quyết dứt điểm các vấn đề dư luận quan tâm về vụ việc này trong thời gian tới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét