Thưởng trà, uống chè thái nguyên từ lâu đã trở thành một nét văn hóa trong phong tục của người Việt, nhất là tại mảnh đất Thái Nguyên - nơi vốn được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”,
Chén trà dường như là thứ không thể thiếu mỗi khi khách khứa, bạn hữu ghé thăm nhà. Người ta yêu trà Thái, say trà Thái bởi hương thơm thanh khiết và vị ngọt hậu lắng sâu. Với người Việt chúng ta là vậy, còn những người bạn quốc tế khi đến với giá chè Thái Nguyên thì sao? Liệu hương trà Thái có thực sự quyến rũ được tâm hồn những vị khách phương xa? Trong những ngày đầu đông này, chúng ta hãy cùng một số người bạn quốc tế tới thưởng trà tại vùng chè nổi tiếng Tân Cương và xem họ cảm nhận thế nào về trà Thái Nguyên!
Nhằm tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất của cây chè - cây đặc sản thế mạnh của địa phương, Thái Nguyên đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu đến năm 2015 mở rộng và ổn định diện tích chè của toàn tỉnh lên 18.500 ha, năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lượng chè hàng năm đạt 200.000 tấn búp tươi, đưa giá trị sản xuất chè lên 85 triệu đồng/ha...
Theo đó, Tỉnh chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích chè giống trung du xuống chỉ còn từ 40 - 50% tổng diện tích. Riêng đối với chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương.
Cũng trong giai đoạn 2011- 2015, Thái Nguyên sẽ đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư và phát triển thương hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trường cho người sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.
Những người bạn quốc tế thưởng trà tại vùng chè nổi tiếng Tân Cương
|
Jonathan, Peter, Anders, Mendoza, mỗi người mang một quốc tịch khác nhau nhưng họ có một điểm chung là đều chọn Thái Nguyên làm nơi dừng chân trong hành trình trải nghiệm thế giới của mình. Vào một ngày rảnh rỗi cuối tháng 10, họ cùng nhau đến không gian văn hóa trà Việt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình với mong muốn thưởng thức trà Thái theo cách pha trà truyền thống của người Việt.
Jonathan Richner (người Thụy Sỹ) và Peter Sas (người Hungary) cho biết: Từ khi đến Thái Nguyên đã uống trà rất nhiều lần, đi đâu cũng được mời uống trà nhưng đây là lần đầu tiên uống trà theo đúng cách pha truyền thống của người Việt, thấy thú vị hơn, hương vị trà rất thơm, ban đầu hơi đắng chát nhưng sau ngọt…
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, gặp nhau bên chén trà ấm nóng, những người bạn bốn phương dường như gẫn gũi với nhau hơn. Chén trà khơi nguồn cho biết bao câu chuyện. Nhấp ngụm trà xanh Thái Nguyên, trong khi Jonathan, Peter hay Anders lặng yên cảm nhận cái vị ngọt hậu nơi cổ họng, thì Mendoza, Wei Zhi lại bồi hồi nhớ đến một hương vị quen thuộc nơi quê nhà.
Lee Wei Zhi (người Đài Loan) và Louie Mendoza (người Philippines) chia sẻ: Ở nước họ cũng có trà, tuy nhiên, họ thường uống trà lạnh và cho đường như một thức uống giải khát, còn tại đây, họ được uống chè nóng, tuy vị hơi chát nhưng ngọt hậu. Và ở Thái Nguyên, họ thường uống chè khi muốn tỉnh táo, tập trung làm việc.
Những người bạn này cho biết, họ thấy chè Thái nói riêng và chè Việt nói chung rất ngon, rất độc đáo, vậy nhưng nhìn chung, chúng vẫn chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trên thị trường thế giới. Họ đã đi qua nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ, và thứ trà nổi tiếng họ được nghe thường là trà Nhật Bản, trà Trung Hoa, chứ trà Việt Nam thì vẫn rất khiêm tốn.
Những ngày này, Thái Nguyên đang rộn ràng chuẩn bị cho Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam 2011, ai cũng kỳ vọng đây sẽ là cơ hội tốt để chắp cánh cho hương chè Thái bay xa.
Người Việt chúng ta uống trà như một thói quen, một thú vui thanh tao, hướng nội để thanh tâm tĩnh trí, hướng ngoại để kết giao tri âm tri kỷ. Chén trà chính là chiếc cầu nối đưa con người đến gần nhau hơn, dù bạn ở châu Âu hay châu Á, dù bạn da trắng hay da màu, thì khi đến Việt Nam, đến Thái Nguyên, bên chén trà xanh ấm nóng, khoảng cách địa lý như được xóa nhòa./.
(Thainguyentv.vn) - Tiếp tục những hoạt động của Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam 2011, sáng 13/11 tại Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên đã diễn ra Hội thảo Quốc tế Chè Thái Nguyên với chủ đề “Bay xa hương Trà Thái Nguyên”.
Chủ trì hội nghị là các đồng chí: Đặng Viết Thuần - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh; PGS.TS Lê Quốc Doanh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng viện Khoa học kyc thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc; Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam; Nguyễn Quốc Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Hội thảo Quốc tế: "Chè Thái Nguyên - Việt Nam 2011" - Bay xa hương trà Việt
|
Về dự hội thảo có 124 đại biểu đến từ 17 đoàn đại biểu đại diện cho UBND, Sở Khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành như: Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh , Lâm Đồng … Dự hội thảo còn có ông Manuja Peiris - Giám đốc điều hành Ủy ban Chè Thế giới; bà Barbara Dufrenne - Tổng Thư ký Ủy ban Chè châu Âu; đại diện Hiệp hội Chè Quảng Đông (Trung Quốc) và Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam; Hiệp hội chè Đài Loan, Malaixia và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Vụ, Viện, Dự án Tây Ban Nha tại Việt Nam…
Hội thảo Quốc tế Chè Thái Nguyên với chủ đề “ Bay xa hương trà Thái Nguyên” là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm trà Thái Nguyên - Việt Nam với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất chè trong nước và quốc tế.
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có gần 18.000 ha chè, chiếm diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước; cả 9 huyện thị thành đều sản xuất chè. Năng suất chè búp tươi đạt 107 tạ/ ha, sản lượng chè búp tươi là 171.900 tấn. Từ năm 2008 đến nay đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND Tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn các huyện và Thành phố Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động làm nghề là hơn 20.000 người, thu nhập từ ngành nghề là hơn 300 triệu đồng bằng 77,4%.
Toàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn, bằng việc hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, áp dụng quy trình sản xuất tốt từ khâu chế biến đến khâu thành phẩm cuối cùng. Và hiện nay, trên toàn tỉnh 80% số hộ gia đình đều đang áp dụng việc chế biến chè theo phương pháp thủ công truyền thống. Một vấn đề thách thức đang đặt ra đối với toàn ngành chè hiện nay là chất lượng chè xanh của chè Việt Nam chưa được đánh giá cao do thiếu các chứng nhận quốc tế. Chè Việt vẫn bị coi như một sản phẩm đấu trộn, chè chủ yếu xuất dưới dạng thô, không có thương hiệu, nên người tiêu dùng thế giới ít biết đến chè Việt. Sản phẩm chè chủ yếu là tiêu thụ nội địa, sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao, thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Anh, Pakistan…
Một số ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu tham dự tại hội thảo đều xuay quanh vấn đề đánh giá vị thế của cây chè và các sản phẩm trà, thương hiệu của Chè Việt, cũng như đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ của khoa học tiên tiến trong nước và trên thế giới vào trong sản xuất trà. đẩy mạnh việc giảm giống chè trung du và thay vào đó là tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo…
Một số vấn đề sống còn đặt ra với ngành Chè Việt Nam cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận chính là nâng cao chất lượng sản xuất chè theo hướng an toàn, từ khâu sản xuất đến thành phẩm cuối cùng…
Tại buổi Hội thảo, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia ký kết hợp tác đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè./.
Xuất khẩu Giá Chè Thái Nguyên – Những vấn đề còn bỏ ngỏ
08:36 | 03/10/2012
(Thainguyentv.vn) - Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 25 đơn vị doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè và có 52 làng nghề sản xuất chế biến chè theo phương pháp truyền thống nhưng chỉ có 10 doanh nghiệptham gia xuất khẩu. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách đầu tư đồng bộ cho phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ chè. Tuy nhiên, với cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường thế giới, ngành chè Thái Nguyên nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung cần đòi hỏi phải nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Cổ phần Tân Cương Hoàng Bình. Ảnh Minh Đức
|
Ông Shigehiko Suzuki - Tổng giám đốc công ty Marughichi Tea Processor Nhật Bản là một trong những doanh nhân nước ngoài đến Thái Nguyên để tìm hiểu cơ hội đầu tư hợp tác xuất khẩu chè với Công ty Cổ phần Tân Cương Hoàng Bình. Lý do để Ông Shigehiko Suzuki quyết định tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển tại Thái Nguyên chính là thông qua sự kiện Liên hoan Trà quốc tế Thái Nguyên – Việt Nam năm 2011. Tuy nhiên, những doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chè như ông chọn đến với Thái Nguyên là rất ít.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn
thứ 2 trong cả nước, với nhiều vùng chè nổi tiếng.Ảnh Hà Thắng |
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn thứ 2 trong cả nước, với nhiều vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương, La Bằng, Khuôn Gà, Trại Cài, Phúc Thuận... Diện tích chè của tỉnh hiện có gần 18.200ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 181.000 tấn. Tổng lượng chè xuất khẩu bình quân/năm (trong 3 năm 2008, 2009, 2010) là 5.900 tấn, chiếm 18,8% sản lượng chè búp khô cả tỉnh. Gần đây nhất là năm 2011, xuất khẩu chè đạt hơn 6.400 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10.500 USD. Trong những năm qua, mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách khuyến kích phát triển chè như: triển khai các dự án phát triển cây chè, quy hoạch phát triển chè chung của toàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí quy hoạch chè cho từng địa phương… Song, với những con số trên, việc xuất khẩu chè của tỉnh dường như vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Bên cạnh những yếu tố trên, việc chè Thái Nguyên vẫn chưa khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế còn do vấn đề an toàn thực phẩm vẫn chưa thực sự được coi trọng. Trong khi đó, đây lại là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đạt được kiểm định khi xuất khẩu ra các thị trường khó tính. Để có thể khắc phục những hạn chế của việc xuất khẩu chè, việc sản xuất chè cần phải được tuân thủ theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp nhằm tạo chuỗi sản phẩm, từ đầu vào, đầu ra là đều là những sản phẩm chất lượng an toàn có chứng nhận, tổ chức lại hình thức sản xuất: nhóm hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX, Công ty, liên doanh gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tương ứng với từng loại sản phẩm chè. Bên cạnh đó, cần tăng cường mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức của người trồng, để thời gian tới sản phẩm chè sẽ tiếp tục được tâng cao về chất lượng và giá trị xuất khẩu, góp phần củng cố thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên trên thị trường quốc tế.
Tiếp tục xây dựng thương hiệu giá chè Thái Nguyên hội nhập và phát triển
16:12 | 14/10/2012
(Thainguyentv.vn) - Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam 2011 đã nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên nói riêng và chè Việt Nam nói chung, tuy nhiên, để chắp cánh cho thương hiệu, để sản phẩm chè và người làm chè hội nhập với thế giới là cả một vấn đề cần sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và xã hội.
“Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” cho sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên” là tên dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên triển khai với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về các vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Còn Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên là cơ quan quản lý việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”.
Thanh Hải trà là sản phẩm nổi tiếng của HTX Chè La Bằng, huyện Đại Từ
Ảnh: Hoài Thu |
Từ sau khi triển khai dự án từ năm 2007 cho đến khi kết thúc, dự án đã có 268 tổ chức, cán nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể. Điều đáng mừng là hiện nay nhiều tổ chức cá nhân đang tiếp tục đề nghị và yêu cầu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên’" trong sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng được 3 mô hình (mô hình công ty, hợp tác xã, nông hộ) thí điểm quản lý nhãn hiệu tập thể và hoạt động có hiệu quả. Dự án đã giúp người dân vùng trồng chè cũng như hội viện của Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên nâng cao nhận thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao khả năng điều hành, quản lý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển thương hiệu bền vững. Đặc biệt, qua Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011, thương hiệu chè Thái Nguyên đã vang xa tới khắp trong nước và quốc tế
Với 90% lượng chè sản xuất ra phục vụ nhu cầu nội tiêu, Thái Nguyên đã rất thành công trong việc quảng bá thương hiệu chè tới khắp vùng miền của tổ quốc. Nói đến chè là nói đến Thái Nguyên và ngược lại. Tuy nhiên, có một thực tế, khi xuất khẩu chè ra thị trường quốc tế, thương hiệu chè Thái Nguyên còn nhiều điều đáng bàn.
Hiện tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số công ty chè sản xuất chè phục vụ xuất khẩu nhưng hầu hết đều gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và phát triển sản phẩm. Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Trung Nguyên có doanh thu chủ yếu từ xuất khẩu chè. Hàng năm, đơn vị xuất sang các nước Trung Đông khoảng 1.000 đến 1.500 tấn chè búp khô. Tuy nhiên, ông Phan Huy Bính Giám đốc công ty cho biết: không chỉ sản phẩm chè thái nguyên của công ty ông mà của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam ra thị thế giới đều là xuất chè thành phẩm dưới nhãn hiệu của các công ty kinh doanh nước ngoài. Do không có thương hiệu rõ ràng nên sản phẩm chè dù đạt chất lượng cao cũng chấp nhận mức giá chè nguyên liệu. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Bính vẫn chưa cải thiện được tình hình này đối với sản phẩm của công ty. Mặc dù vậy, ông vẫn cố gắng tìm mọi giải pháp tiếp tục quảng bá sản phẩm với nhãn hiệu của công ty.
Hiện tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số công ty chè sản xuất chè phục vụ xuất khẩu nhưng hầu hết đều gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và phát triển sản phẩm. Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Trung Nguyên có doanh thu chủ yếu từ xuất khẩu chè. Hàng năm, đơn vị xuất sang các nước Trung Đông khoảng 1.000 đến 1.500 tấn chè búp khô. Tuy nhiên, ông Phan Huy Bính Giám đốc công ty cho biết: không chỉ sản phẩm chè thái nguyên của công ty ông mà của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam ra thị thế giới đều là xuất chè thành phẩm dưới nhãn hiệu của các công ty kinh doanh nước ngoài. Do không có thương hiệu rõ ràng nên sản phẩm chè dù đạt chất lượng cao cũng chấp nhận mức giá chè nguyên liệu. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Bính vẫn chưa cải thiện được tình hình này đối với sản phẩm của công ty. Mặc dù vậy, ông vẫn cố gắng tìm mọi giải pháp tiếp tục quảng bá sản phẩm với nhãn hiệu của công ty.
Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên là một bài toán khó. Nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên đã được bảo hộ độc quyền trên phạm vi cả nước, nhưng còn việc phát triển nhãn hiệu như thế nào để có hiệu quả vẫn là một vấn đề nan giải. Hơn nữa, để tránh gặp phải trở ngại mất thương hiệu như một số sản phẩm nông sản của Việt Nam, chè Thái Nguyên cần xác lập tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Song song với đó là việc định hướng cho người trồng chè, kinh doanh chè trong việc sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, đạt chuẩn quốc tế; sản phẩm phải đảm bảo an toàn, bổ dưỡng, có giá trị văn hóa trong thưởng trà.. Vì thế, tới đây người trồng chè cần ý thức cao hơn trong việc chung tay xây dựng chè Thái Nguyên trở thành chè có đẳng cấp, xứng danh với danh hiệu "Đệ nhất danh trà"./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét