Phân hữu cơ giúp tăng chất lượng chè Thái Nguyên rất tốt
Chè “móc câu” hay còn gọi là chè Thái Nguyên nõn tôm đúng là tuyệt tác bởi vị đậm, được nước và nhẩn nha lại có vị ngọt.
Với gu người Việt ở phía Bắc thì chè “móc câu” Thái Nguyên đúng là tuyệt tác bởi vị đậm, được nước và nhẩn nha lại có vị ngọt. Chè Thái cũng có hương riêng, hương “mộc” không tẩm có lẩn quất sương mai, có mùi ngai ngái của khói.
Chè Thái Nguyên có được “thương hiệu” dân dã từ lâu nhờ được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất có nhiều dãy đồi như bát úp xen kẽ với núi đá vôi và ruộng rất thích hợp với cây chè. Theo Cục Trồng trọt, chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su... nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn.
Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kgP2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40 kg CaO.
Lượng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thường cao hơn, thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha. Tỷ lệ N : K2O vào lúc này là 1 : 0,5. Vào thời kỳ thu hoạch tỷ lệ này là 1 : 1, với lượng bón là 240-300kg N và 240-300kg K2O.
Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali. Mức bón vào khoảng 60-80 kg P2O5 cho 1 ha chè.
Tuy nhiên, nếu cứ chạy theo năng suất bón nhiều phân hóa học thì chất lượng của chè nói chung và chè Thái Nguyên sẽ suy giảm theo. Trong các khuyến cáo về bón phân hữu cơ cho chè đều có định lượng chung là bón lót 25-30 T/ha, bón vào đầu mùa mưa. Ngoài ra còn áp dụng kỹ thuật “ép xanh” bằng cách sử dụng lượng cỏ xanh, các loài cây phân xanh được dẫy ra trong quá trình làm cỏ, chăm sóc kết hợp với một ít phân trâu bò tươi và vôi bột đào hố ủ tại chỗ thành một loại phân hữu cơ rất tốt.
Công ty Phân bón hữu cơ đã có nhiều năm nghiên cứu và SX nên nhiều sản phẩm phân hữu cơ dùng cho các giai đoạn phát triển của cây chè. Xin giới thiệu quy trình bón phân nếu dùng sản phẩm HUMIX.
1) Với chè trồng mới:
Chè tuổi 1: Sử dụng một tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 10kg Ure + 10kg KCl/ha bón vào tháng 6 đến tháng 7.
Chè tuổi 2: Bón một lần trong năm vào tháng 3-4 với lượng 1,5 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 15kg ure + 10kg KCl/ha.
Chè tuổi 3: Bón một lần trong năm vào tháng 3-4 với lượng 2 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 15kg Ure + 12kg KCl/ha.
Đồng thời, trong giai đoạn kiến thiết mỗi tháng bà con nên sử dụng phân phun qua lá HUMIX Chất Lượng Cao phun bổ sung thay cho tập quán sử dụng DAP. Pha một lít phân với 200 lít nước sạch phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Phun ướt đều lên tán lá và thân cây chè.
Với chè kinh doanh:
Bón lần 1 (tháng 1-2): 1,5 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 40kg phân phức hợp Plantfeed + 10kg KCl.
Bón lần 2 (tháng 4-5): 1,5 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 30kg phân phức hợp Plantfeed + 10kg KCl.
Bón lần 3 (tháng 8-9): 1,5 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè + 40kg phân phức hợp Plantfeed + 15kg KCl.
Đặc biệt sử dụng phân phun qua lá HUMIX Chất Lượng Cao dùng để tưới gốc cho cây. Pha với tỷ lệ 1/100 tức lá 1 lít phân pha với 100 lít nước sạch. Tưới quanh gốc cây chè.
Chú ý: Có thể kết hợp thuốc bảo vệ thực vật với phân phun qua lá HUMIX Chất Lượng Cao, pha xong sử dụng ngay.
Phú hộ chè Thái Nguyên
Ở hầu hết các vùng chè nổi tiếng của tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình giàu có, những triệu phú, tỷ phú nhờ làm chè.
Có rất nhiều mô hình hộ gia đình nông dân Thái Nguyên đã làm giàu từ cây chè. Làm sao để duy trì và phát triển nhiều hơn nữa những nông hộ như vậy?
Một sào chè “đè” ba sào lúa
Tiến sỹ nông nghiệp Hoàng Văn Dũng (Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên) khẳng định, người nông dân đã và sẽ làm giàu được từ cây chè nhưng không phải ai và ở bất kỳ nơi nào cũng làm được.
Những năm trước, cây chè được coi là cây mũi nhọn trong xoá đói giảm nghèo, giờ đây, nó được coi là cây trồng chủ lực để người nông dân Thái Nguyên vươn lên làm giàu. Năm 2005, năng suất chè của Thái Nguyên chỉ đạt 66,3 tạ/ha. Đến năm 2009, năng suất đã tăng lên 98,8 tạ/ha. Chính vì vậy, giá trị thu nhập bình quân của người làm chè tại Thái Nguyên đã tăng từ 36,5 triệu đồng/ha (năm 2005) lên 53 triệu đồng/ha (năm 2009). Trong khi đó, giá trị của chè Thái Nguyên trên thị trường ngày một nâng cao. Ở hầu hết các vùng chè nổi tiếng của tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình giàu có, những triệu phú, tỷ phú nhờ làm chè.
Một điểm chung của những phú hộ chuyên chè là họ được sở hữu một diện tích đất chè khá lớn, có năng lực tổ chức sản xuất và tuân thủ quy trình sản xuất mang tính tất yếu khách quan (làm chè theo hướng an toàn). Với diện tích 3 mẫu chè, gia đình ông Nguyễn Văn Minh (xóm Phố Hích, xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ) thu nhập trên dưới 300 triệu đồng mỗi năm. Ông Minh cho hay, để có được mức thu nhập như vậy, ông đã phải mạnh dạn chuyển toàn bộ vườn chè sang các loại chè cành, chè giống mới và áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt. Tương tự, gia đình ông Bàng Văn Thanh (xóm Vân Long, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ) cũng thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm từ 1 ha chè giống mới. Ông Thanh khoe, nhà cao, cửa rộng, con cái phương trưởng thành đạt đều là từ chè mà ra cả. Xóm Vân Long (Hùng Sơn) là một trong hai vùng chè ngon nổi tiếng (cùng với La Bằng) của huyện Đại Từ. Hầu hết người dân trong xóm đều khẳng định, hiện tại chưa có cây trồng nào so được với chè. Chè chính là cây mang lại sự phồn thịnh cho xóm làng, “một sào chè đè 3 sào lúa”.
Tổng kết và phân tích thực tiễn, ông Nguyễn Thanh Phương (Trưởng phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ) cho rằng, phần lớn những gia đình có thu nhập cao từ làm chè đã áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGap. Sản phẩm chè an toàn được bảo hộ về giá trị cũng như chất lượng đã thôi thúc người nông dân tự giác thực hiện phương thức sản xuất mới. Theo họ, sản xuất chè an toàn là cần thiết, là hợp với xu thế và trào lưu phát triển chung. Mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất sẽ mang lại sự tiến triển tích cực cho giá trị trên những nương chè.
Cần quy hoạch tổng thể
Một thực tế đối lập hiện nay là người làm chè Thái Nguyên vẫn chưa tận dụng hết những lợi thế của mình vì hiện tại một số địa phương còn hoạt động nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Có các gia đình chỉ biết nhà nào nhà nấy làm, tự học, tự mày mò. Người có kinh nghiệm, bí quyết làm được chè ngon thì bán với giá cao, còn lại đều mang ra chợ bán chè mộc, chè nguyên liệu giá rẻ. Bởi vậy, việc tạo thành mối liên kết cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các làng nghề ở Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện được tốt.
Ông Hoàng Văn Dũng (PGĐ Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên) cho biết, với gần 18.000 ha và năng suất bình quân đạt 107 tạ/ha, Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích chè (sau Lâm Đồng) và đứng số 1 về năng suất. Tháng 6/2011 là thời điểm đã được tỉnh Thái Nguyên ấn định để hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn. |
Rõ ràng, để người nông dân làm giàu từ cây chè mang tính phát triển bền vững thì giá trị thu nhập phải không ngừng nâng cao. Ông Đặng Viết Thuần (Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) đặt vấn đề, những người đã giàu từ chè là so với những người đang nghèo hiện tại nhưng liệu lâu dài thì họ có duy trì và phát huy được cái gọi là giàu nữa hay không? Vậy thì, việc quan trọng là phải tạo được một quy hoạch đồng bộ mang tính hệ thống để định hướng chiến lược, liên tục thúc đẩy thật nhanh, thật mạnh giá trị thu nhập. Nếu chủ nghĩa nhiệm kỳ, tức là bằng lòng với thu nhập hiện tại thì nhanh chóng bị thụt lùi. Theo đó, việc quy hoạch sẽ hình thành những vùng sản xuất chè an toàn tập trung, góp phần hình thành thương hiệu sản phẩm. Những nông hộ có diện tích sản xuất chè hạn chế sẽ phải hợp tác, tích tụ để hình thành vùng sản xuất tập trung.
Các chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn Thái Nguyên cho rằng, chè Thái Nguyên đã có một thương hiệu chính thống, được Nhà Nước bảo hộ. Tuy nhiên, thương hiệu đó chỉ “thống soái” đối với thị trường nội tiêu, còn việc tạo cho nó chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế là vấn đề không nhỏ đặt ra đối với ngành sản xuất, chế biến chè của tỉnh. Bà Nguyễn Thị Nguyệt (GĐ doanh nghiệp tư nhân trà Hạnh Nguyệt) phân tích, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên hầu hết là xuất khẩu thô, giá trị kinh tế thấp, thậm chí giá trị của chè xuất khẩu còn thấp hơn cả giá trị chè nội tiêu. Doanh nghiệp trà Hạnh Nguyệt với sản phẩm “siêu” chè (trà hoa nghệ thuật) đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu nâng tầm giá trị chè Thái Nguyên lên trên dưới 10 triệu đồng/kg. Các nông hộ cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp đương nhiên sẽ được hưởng lợi cao hơn. Vì vậy, việc quy hoạch chè phải đảm bảo được sự đồng bộ giữa 4 nhà, tạo ra tính tương hỗ để kích ứng phát triển.
Chè Thái Nguyên VietGAP
Nhiều nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc SX chè theo VietGAP rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn chỉ tồn tại dưới dạng mô hình.
Nhiều nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc SX chè theo SX nông nghiệp tốt (VietGAP) rất hiệu quả; tuy nhiên vẫn chỉ tồn tại dưới dạng mô hình, việc mở rộng không dễ dàng.
Dự án kết thúc, mô hình cũng "đi" theo
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giống & vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, trung tâm của ông được Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên chỉ định là tổ cấp chứng nhận rau, quả chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh từ năm 2009. Cho đến nay, trung tâm đã cấp chứng nhận cho 6 nhóm hộ SX chè thái nguyên VietGAP. Trong đó, giấy chứng nhận của 4 nhóm hộ đã hết hiệu lực.
Trung tâm đang thực hiện việc cấp gia hạn chứng nhận cho các nhóm hộ này. Qua việc thực hiện cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chè, đến nay tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa có tổ chức, cá nhân nào tự bỏ tiền ta để đăng ký chứng nhận mà tất cả các mô hình đã được chứng nhận đều là tiền của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án; cho nên khi dự án kết thúc thì mô hình cũng kết thúc theo.
Vậy là, dân cứ phải có tiền hỗ trợ thì mới làm chè VietGAP. Hiện nay, Sở NN-PTNT Thái Nguyên cũng đã tổ chức cấp chứng nhận cho 15 nhóm hộ SX chè VietGAP. Tất cả đều thuộc chương trình hỗ trợ của dự án QSEAP.
Phải có trách nhiệm cao
Ông Lê Huy Phúc, Chủ nhiệm HTX Tân Thành, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết, từ 2009 đến nay HTX của ông đã 3 lần được cấp chứng nhận SX chè VietGAP, tức là sản phẩm chè đã "cập" chuẩn chung. Điều đó đồng nghĩa với việc giá trị và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Thông thường, giá bán chè VietGAP Tân Thành cao hơn mức giá thông thường trên địa bàn từ 15 - 20%.
Tuy nhiên, người làm chè an toàn cần phải có trách nhiệm rất cao, tính tự giác tốt thì mới giữ được thương hiệu mà mình đã dày công tạo nên. Điều trăn trở chung của người nông dân khi thực hiện các quy trình SX mới là nguy cơ phá quy trình từ chính những người bà con của mình.
Về thực tế đó, bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau khi được đào tạo, người nông dân phải tự bươn trải với kiến thức mới, quy trình SX mới cũng như sản phẩm mới. Không có tư vấn sau cấp chứng nhận, không có “bà đỡ” đứng ra khâu nối tạo thành chuỗi giá trị khẳng định chất lượng của sản phẩm chè mới.
Vì sự quyết định về mặt giá trị sản phẩm cũ và mới không được phân biệt rõ ràng nên nhiều nông hộ lại quay về với phương pháp canh tác truyền thống trước đó. Rõ ràng, hiệu quả của việc cấp chứng nhận VietGAP là ghi nhận người nông dân biết về một quy trình làm chè mới chứ không phải áp dụng quy trình đó vào SX bền vững để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Từ lập luận trên, bà Nguyễn Thị Ngà cho rằng, cấp chứng nhận cho nông dân không phải và càng không nên là việc chuyển giao kiến thức đơn thuần mà phải gắn với việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu cứ làm theo đề án, theo kế hoạch mà bà con lại được hỗ trợ tiền thì hiệu quả thiết thực các mô hình SX chè VietGAP sẽ rất hạn chế.
Bà Manuja Peiris, Giám đốc điều hành Ủy ban quốc tế trà cho rằng, việc tuyển chọn giống chè và SX chè theo quy trình VietGAP phải được thực hiện nghiêm ngặt chứ không phải hô hào rồi cấp chứng nhận vô tội vạ vì đây là điều kiện sống còn của chè Thái Nguyên cũng như của cả ngành chè Việt Nam.
|
Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Hòa cho biết, Thái Nguyên có trên 18.000 ha chè với 66.000 hộ dân trồng chè thái nguyên, trong đó có 54.000 hộ chế biến, bình quân mỗi hộ dân có từ 3 - 5 sào chè. Sự manh mún trong SX như vậy đã tạo sự hình thành những nương chè mi ni cũng như những quy trình SX mi ni.
Sự manh mún còn sinh ra tính cạnh tranh không lành mạnh, chung kỹ thuật nhưng không chung sản phẩm, mạnh ai nấy làm. Khi giá trị chênh lệch giữa những người cùng trong một nhóm thì nguy cơ "phá" VietGAP càng hiện hữu.
Ông Hòa phân tích thêm, hiện người dân vẫn bị bỏ lửng khâu thị trường, ngay cả các quy định mới nhất của Nhà nước về cấp chứng nhận VietGAP cũng không đi theo sản phẩm VietGAP ra “chợ”. Cơ quan cấp chứng nhận lại không đủ chế tài mà chính là trách nhiệm để kiểm tra, giám sát thị trường... "Để người nông dân tự nguyện đăng ký xây dựng VietGAP, điều quan trọng là phải bảo hộ được sản phẩm của họ cả về chất lượng lẫn giá thành sau khi được cấp chứng nhận", ông Hòa nói,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét