Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử đã mở ra cánh cửa tiêu thụ mới cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nông sản chè thái nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới giúp sản phẩm nông nghiệp và chè thái nguyên, trong đó có sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cạnh tranh trên thị trường và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng nên trong thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tìm đến các sàn giao dịch để đăng ký, tìm đầu ra cho mình nhờ đó đã tiếp cận được với các kênh phân phối lớn.
Điển hình như HTX Chăn nuôi, sản xuất nông sản sạch, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa. Trong năm 2018, thông qua sàn thương mại điện tử của tỉnh, HTX đã tiếp nhận hàng trăm đơn hàng từ các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam mua sản phẩm mỳ gạo bao thai. Nhờ đó qua 2 năm, HTX đã tiêu thụ trên 6 tấn mỳ gạo bằng hình thức này.
Với việc đưa nông sản lên sàn giao dịch đã giúp các đơn vị sản xuất cũng như doanh nghiệp địa phương trong quảng bá, mở rộng thị trường và tạo sự thuận tiện hơn với người mua. Không chỉ trên sàn thương mại điện tử của tỉnh, nhiều đơn vị còn chủ động tiếp cận các sàn khác như Voso.vn, gcaeco.vn, postmart.vn…
Chị Phạm Thị Thủy, Chủ nhiệm HTX Chè Thủy Thuật, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên cho biết, tháng 07/2019, sau khi Hội Nông dân tỉnh có chương trình về việc quảng bá, giới thiệu và cung cấp nông sản trên sàn Voso.vn, HTX đã đăng ký để đưa sản phẩm chè lên sàn.
Từ khi tham gia sàn giao dịch điện tử và được hỗ trợ thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, các sản phẩm chè thái nguyên của HTX được thị trường ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn, đối tác cũng được mở rộng, do vậy mà số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ đã tăng lên đáng kể.
Là một người tiêu dùng, chị Hoàng Thị Duyên, phường Lương Sơn, TP Sông Công cho hay, thông qua các trang thương mại điện tử uy tín, người tiêu dùng như chúng tôi có thể dễ dàng mua các sản phẩm nông sản an toàn bằng cách trực tuyến.
Đồng thời cảm thấy yên tâm hơn khi mua hàng hóa qua mạng, bởi sản phẩm được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng định: Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ đang thực sự trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu, rất cần thiết.
Hiện nay, để kinh doanh nông sản, đòi hỏi nhiều yếu tố, ngoài việc sản xuất theo hình thức tập trung, có truy xuất nguồn gốc, mã code, đạt quy chuẩn an toàn thì việc giới thiệu sản phẩm cho các đối tác để ký kết rất quan trọng. Do đó, thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động đưa nông sản an toàn lên nhiều sàn giao dịch điện tử.
Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh sẽ tăng cường sự phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai, kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm trên thị trường.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX triển khai truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng website quảng bá sản phẩm để nâng cao tính minh bạch, tính cạnh tranh và phát triển bền vững thương hiệu.
Anh Hà Quang Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương Thái Nguyên) cho biết: Sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, HTX, nông dân có điều kiện tham gia phân phối sản phẩm nông sản an toàn cho cộng đồng qua hình thức bán hàng trực tuyến.
Đây cũng là kênh thông tin giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm của mình trên hệ thống chợ thương mại điện tử một cách dễ dàng, thuận lợi, chi phí thấp hoặc miễn phí...
Nâng cao nhận thức sản xuất chè thái nguyên
Dù có lợi thế về diện tích với 400 ha nhưng sản phẩm chè của thị trấn Sông Cầu qua nhiều năm vẫn chưa có được vị thế xứng đáng.
Xuất phát từ thực tế những đồi chè liền khoảnh từ thời nông trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên chọn Sông Cầu để thực hiện Dự án khuyến nông Trung ương về sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Dự án được thực hiện tại các xóm: 4, 7, 9, Tân Tiến, Liên Cơ và Tân Lập, thị trấn Sông Cầu với tổng diện tích 50ha, có 150 hộ dân tham gia. Người làm chè được tập huấn sản xuất theo quy trình VietGAP, được hỗ trợ một phần vật tư chăm sóc, chế biến chè.
Bà Hứa Thị Kiều (xóm Tân Tiến) cho biết, gia đình bà có 7.000 mét vuông chè được làm theo thói quen đã nhiều năm.
"Với kỹ thuật mới được tập huấn thì từ tháng 2, chúng tôi thực hiện bón 100% phân chuồng, phân lân, phân hữu cơ vi sinh và 30% phân đạm, 30% kali; Tháng 4, tháng 6 và tháng 8 thì bón 25% đạm và 25% kali; Phân sinh học được phun đều sau mỗi lứa hái. Các lần bón phân đều được cuốc hố hoặc rạch hàng bón sâu theo rìa tán phía trên hàng chè.
Việc bón vãi trước và sau khi mưa khiến phân bón bị rửa trôi theo mưa và một phần bốc hơi khi gặp nắng nóng làm cho đất ngày càng bạc mầu, chai cứng, hàm lượng mùn và tỷ lệ vi sinh vật hữu ích trong đất thấp, khả năng hút dinh dưỡng, quang hợp của cây chè giảm, sinh trưởng phát triển chậm hơn.
Bà Hoàng Thị Liên (xóm Liên Cơ) cho biết, trước đây, thuốc BVTV chủ yếu được phun định kỳ sau mỗi lứa hái 5-10 ngày, khi chè bắt đầu nứt nanh, ra lứa mới. Phun thuốc cũng không để ý và chưa quan tâm nhiều đến thời gian cách ly khi thu hoạch chè, chỉ cần chè sinh trưởng và phát triển tốt, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng và sức khỏe con người, cộng đồng.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ các nguyên tắc, chỉ dùng thuốc khi cần và thuốc phải trong danh mục được phép sử dụng. Ưu tiên nhóm thuốc sinh học và thảo mộc để phun trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch chè. Các hoạt hoạt động bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch... diễn ra trên nương chè đều được ghi chép lại trong sổ nhật ký.
Kết quả, sau 3 năm thực hiện dự án, bà con được hướng dẫn và đã chủ động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu sản xuất chè an toàn.
Bà Nguyễn Kim Đương (cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên) cho biết, việc điều tra, quản lý và sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu, bệnh gây hại khi thực hiện mô hình được quản lý theo nguyên tắc 4 đúng, nên các đối tượng sâu bệnh không có khả năng phát sinh gây hại thành dịch làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè.
Số lần phun thuốc trừ sâu, bệnh khi thực hiện mô hình chỉ bằng khoảng 1/2 số lần phun thuốc so với trước khi thực hiện mô hình. Chủ yếu là dùng nhóm thuốc sinh học, thảo mộc, nên đã giúp người dân từng bước nâng cao sức khoẻ; sản phẩm chè nguyên liệu, chế biến đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV.
Mặt khác, do được đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, chăm sóc, tưới nước theo quy trình chè thái nguyên tiêu chuẩn VietGAP, nên tỷ lệ búp mù xòe thấp, ngoại hình búp có độ đồng đều cao và số lứa hái trong năm tăng hơn trước khi thực hiện mô hình.
Kết quả, về năng suất đã tăng 30,2% so với trước khi thực hiện mô hình và tăng 10-15% so với mục tiêu của dự án. Đặc biệt với giá bán cao hơn hẳn nên giá trị sản lượng đã tăng tới 74% so với trước khi làm mô hình.
Ông Lê Cẩm Long (Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên) nhận xét, thành công của mô hình đã tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình tham gia.
Hơn thế, dự án còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác chè từ truyền thống sang thâm canh cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm mang lại năng suất, chất lượng, giá trị cao hơn. Kết quả của dự án sẽ mở ra triển vọng áp dụng nhân rộng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kỹ thuật làm chè của các vùng sản xuất chè trọng điểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét