Một chuyên gia về trà ví von rằng, chè Thái Nguyên sau khi đã nạp liệu đủ đầy, khởi động kỹ càng thì bây giờ hoặc không bao giờ nữa có cơ hội cất cánh bay cao, bay xa để chiếm lĩnh, tỏa ngát trên toàn thế giới.
Không quá khi cho rằng Chè Thái bây giờ như một tượng đài về thương hiệu trà không chỉ của Việt Nam nữa mà còn của cả hành tinh. Cây chè chọn Thái Nguyên để định danh, để nổi tiếng gắn liền với mối tình thơ mộng, huyền thoại của chàng Công nàng Cốc. Chè Thái Nguyên tự nó đã ngon rồi! Không ai trên đất nước này phủ nhận vị thế thủ phủ trà Việt của chè Thái Nguyên với chất lượng trứ danh.
Thời kỳ đầu, Chè Thái có tên là chè Trung du lá nhỏ. Năm 1935, chè Tân Cương tham gia cuộc thi tại Đấu Xảo (Hà Nội) và đạt giải Nhất. Kể từ đó, chè Tân Cương nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Người có công đưa thương hiệu chè Thái Nguyên bay cao cũng chính là ông tổ nghề chè Tân Cương (Thái Nguyên) - ông Đội Năm. Kể từ đó, hàng năm, các thương gia từ Ấn Độ, Mã Lai, Trung Hoa... đều nhập hàng chục tấn chè của ông Đội Năm.
Trải qua một giai đoạn dài, bởi những yếu tố khách quan, biến cố do chiến tranh và quá trình bao cấp, mặc dù tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về sản xuất chè xanh chất lượng cao, diện tích chè lớn, năng suất, sản lượng chè cao, nhưng chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; sản xuất, sơ chế chủ yếu theo phương pháp truyền thống quy mô hộ, chưa quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung theo cơ cấu giống, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chưa gắn kết hiệu quả giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với văn hóa, du lịch, di tích lịch sử; tỷ lệ sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (hoặc GAP khác) còn thấp.
Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, trước đòi hỏi về việc đưa ngành chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa cây chè thành cây chủ lực xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu thì việc phải thay đổi cơ cấu giống trở nên bức thiết.
Năm 2001 là mốc quan trọng định vị việc bắt tay vào công cuộc thực hiện dự án phát triển chè của tỉnh Thái Nguyên. Mục đích quan trọng của chương trình là cải tạo, trồng mới, trồng thay thế những nương chè Trung du già cỗi có năng suất thấp. Bộ cơ cấu giống chè mới theo hướng chè xanh chất lượng cao đã được tỉnh Thái Nguyên khuyến nghị gần như được mặc định và được người làm chè đồng tình lựa chọn.
Năm 2011, diện tích chè Trung du chiếm 65,3%, chè giống mới chỉ chiếm 34,7% tổng diện tích. Đến năm 2015 diện tích chè giống mới đã chiếm 62,4%. Đến năm 2020, Thái Nguyên xác định chè Trung du chỉ còn chiếm 20% diện tích; các giống mới chiếm 80% diện tích. Trong đó, các giống được ưu tiên để sản xuất chè xanh chất lượng cao là LDP1 và các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên... Việc chuyển dịch nhanh và hiệu quả cơ cấu giống mang tính đột phá, như một cuộc cách mạng về giống, góp phần tiếp tục duy trì vị thế thủ phủ trà Việt của chè Thái Nguyên trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và chất lượng.
Nhân hòa
Dù được tôn vinh là đệ nhất danh trà nhưng những năm trước đây, Thái Nguyên - thủ phủ trà Việt vẫn còn thiếu rất nhiều những sản phẩm trà có giá trị và đẳng cấp thế giới. Thực tế ấy bị chính thương hiệu đóng đinh và ánh hào quang quá khứ đã mặc định khiến cho chè Thái chỉ độc tôn ở thị trường nội tiêu.
Bà Trần Thị Phương Thảo (Giám đốc Cty TNHH Thương mại - Xuất nhập khẩu Thái Minh, TP Thái Nguyên) cho biết, có rất nhiều những sản phẩm chè của Việt Nam (không phải là chè Thái Nguyên) đang được xuất khẩu với giá 100, 500, 1.000 USD và còn hơn thế nữa. Tại sao lại không tạo ra được nhiều những sản phẩm chè Thái Nguyên có giá cao như vây? Quan trọng hơn cả là việc sản xuất chè an toàn sẽ phải là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp thiết để đổi thay phương thức. Chỉ đổi thay mới có sản phẩm chè có giá trị, chất lượng cao, đổi thay mới vươn được ra tầm thế giới. Nếu không thì chỉ bằng lòng chấp nhận giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên vốn dĩ đã đứng yên từ bấy lâu nay.
Ông Hoàng Văn Dũng (Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên) phân tích, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè thái nguyên thì không nhất thiết phải nhìn vào năng suất, sản lượng. Đánh giá hiệu quả phải dựa vào giá trị của sản phẩm. Nếu chè xuất khẩu với giá 2 USD thì phải mất cả tấn chè mới tương đương được với chỉ 1kg chè mà thị trường quốc tế tiêu thụ. Tỉnh Thái Nguyên mới thông qua Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. Dù vẫn xác định nội tiêu là thị trường tiềm năng song hướng đi tất yếu trong tương lai của chè Thái Nguyên phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
Thái Nguyên xác định, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trà xanh chất lượng cao. Một số giải pháp đã được cụ thể như xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống, đổi mới hình thức sản xuất, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất… Xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện Đề án và thực tiễn sản xuất, nhiệm vụ cốt lõi là phải nâng cao chất lượng theo hướng đảm bảo ATVSTP, phù hợp với tiêu chuẩn và đáp ứng thị hiếu Quốc tế.
Bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX chè Tân Hương (HTX được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế UTZ Certified cho sản phẩm chè, xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên) nhận xét, việc đảm bảo VSATTP là tất yếu, là đòi hỏi sống còn đối với sản xuất chè hiện nay. Người làm chè bây giờ coi việc sản xuất chè an toàn là bảo bối, là bí quyết giúp chúng tôi thành công.
Rõ ràng, thị trường đã tạo ra và là tín hiệu để cơ quan quản lý cũng như người làm chè tiếp tục lộ trình khẳng định vị thế chè Thái. Nhiều cơ hội và kỳ vọng đang đón đợi bước nhảy vọt mới của chè Thái Nguyên trong tương lai.
Thiên thời
Trước diễn biến hội nhập ngày càng sâu rộng, chè Thái Nguyên đã không ít lần tỏa ngát trời Tây. Năm 2016, chè tôm nõn Tiến Vua của Cty CP chè Hà Thái (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ) đạt giải Bạc về chất lượng chè tại cuộc thi Chè Quốc tế năm 2016, tổ chức tại Canada. Năm 2017, vượt lên các sản phẩm chè đặc trưng của các quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới, sản phẩm chè "Đinh Vương Phẩm" của Cty CP Chè Tân Cương Hoàng Bình (thành phố Thái Nguyên) đã xuất sắc đạt giải đặc biệt (Overall Award), đem lại niềm vinh dự không chỉ riêng của chè Thái Nguyên mà còn của cả ngành chè Việt Nam.
Trung tuần tháng 11/2017, bộ đôi sản phẩm chè đinh Thái Nguyên được chọn làm quà tặng của nước chủ nhà Việt Nam gửi đến các nguyên thủ, chính khách và thương gia thuộc các nước tham dự tuần lễ cấp cao APEC. Đó là Đinh Tâm trà và Tuyết Hương trà. Bà Nguyễn Thị Hải (Chủ nhiệm HTX chè La Bằng, huyện Đại Từ) cho biết, làm ra Đinh Tâm trà đòi hỏi sự lão luyện, công phu. Từ việc ép đỉnh sinh trưởng của nương chè để tạo tán búp, từ khâu thu hái đến chế biến. Việc giữ cho búp chè không bị gãy, vỡ, dập nát là cả một kỳ công khổ luyện.
Những thành quả nói trên đã mở ra cơ hội, triển vọng và động lực cho các doanh nghiệp chè khai thác, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Dù được tôn vinh là đệ nhất danh trà thái nguyên nhưng Thái Nguyên - thủ phủ trà Việt vẫn còn thiếu rất nhiều những sản phẩm trà có giá trị và đẳng cấp thế giới.
Có thể nói thị trường trong nước đang là thế mạnh của chè Thái Nguyên, trên hầu hết các tỉnh, thành phố đều có mặt hàng chè Thái Nguyên được bán với nhiều hình thức: cửa hàng, đại lý, chợ, hệ thống siêu thị… với nhiều hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng khác nhau. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đều có mạng lưới tiêu thụ chè khắp cả nước. Năm 2015 sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 34.200 tấn chè thành phẩm, chiếm 84,4%. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 6.300 tấn, chiếm 15,6% sản lượng chè chế biến.
Đáng nói là sản lượng chè xuất khẩu của Thái Nguyên lại đang có xu hướng giảm dần. Bình quân giai đoạn 2011-2015 giảm 2,34% về sản lượng, cụ thể từ năm 2011 đến nay, sản lượng chè xuất khẩu giảm 626 tấn (từ 6.926 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu 11,5 triệu USD, đến năm 2015 chỉ còn 6.300 tấn, tổng kim ngạch đạt 12,6 triệu USD). Với chỉ 2 mặt hàng chè xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu chè búp khô và chè đen thành phẩm, thị trường xuất khẩu vẫn tập trung ở một số bạn hàng loanh quanh quen thuộc, chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong đó Pakistan chiếm thị phần tới 50% sản lượng chè xuất khẩu của Thái Nguyên.
Sự chênh lệch về cán cân tiêu thụ không chỉ về sản lượng, thị trường mà còn thể hiện ngay cả về giá trị. Giá chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 - 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè cao cấp có giá 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu hiện dao động 1,7 - 2,0 USD/kg tùy chủng loại (giá rất thấp so với giá nội tiêu).
Có thể nói, chè Thái Nguyên được xuất khẩu chủ yếu chỉ là nguyên liệu thô với giá bình quân chỉ bằng 60% so với giá trên thị trường thế giới, dùng để đấu trộn với các loại chè khác hoặc để chiết xuất...
Chuyển đổi
Rõ ràng, nếu chỉ mải mê với chiến thắng ở sân nhà thì chè Thái Nguyên sẽ chỉ đứng bóng ao làng mà thôi.
Tại cuộc thi Chè quốc tế năm 2016 được tổ chức ở Canada, sản phẩm chè Tôm nõn của Công ty CP chè Hà Thái (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã xuất sắc vượt qua hàng chục sản phẩm chè tiêu biểu của nhiều quốc gia và giành giải Bạc. Kết quả đó đã mở ra cơ hội, triển vọng và động lực cho các doanh nghiệp chè của Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ, thị trường vốn được xem là khó tính trong nhập khẩu và tiêu thụ chè. Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chè Hà Thai, cho biết, chất lượng trà Việt, đặc biệt là trà Thái Nguyên không thua kém bất kỳ chè của quốc gia nào. Một số nước đã lấy sản phẩm chè nguyên liệu búp khô xuất khẩu của Việt Nam để đấu trộn, chiết xuất rồi mặc áo, đóng nhãn mác mới. Họ bán với giá gấp hàng chục lần so với giá thu mua. Cái yếu, cái thiếu trong sản phẩm chè xuất khẩu của chúng ta bị tích lũy trong cả quá trình từ trồng, chăm sóc, chế biến đến quảng bá tiêu thụ.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xuất nhập khẩu Thái Minh (TP Thái Nguyên) cho biết, có rất nhiều sản phẩm chè của Việt Nam (không phải là chè Thái Nguyên) đang được xuất khẩu với giá 100, 500, 1.000 đô la và còn hơn thế nữa. Tại sao lại không tạo ra được nhiều sản phẩm chè Thái Nguyên có giá cao như vây? Quan trọng hơn cả là việc sản xuất chè an toàn sẽ phải là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp thiết để đổi thay phương thức. Chỉ đổi thay mới có sản phẩm chè có giá trị, chất lượng cao, đổi thay mới vươn được ra tầm thế giới. Nếu không thì chỉ bằng lòng chấp nhận giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên vốn dĩ đã đứng yên từ bấy lâu nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét