Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong những năm tới

Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè Thái Nguyên nhưng chỉ đạt 3,5 - 4 điểm trên thang điểm 10 của thế giới về chất lượng chè xuất khẩu...
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên, tiến đến việc quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quá trình trồng, chăm sóc và chế biến chè, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện việc ký cam kết đối với một số chủ cơ sở, doanh nghiệp và HTX sản xuất, chế biến chè trên địa bàn.

Thực trạng

Nếu như năm 1997, Thái Nguyên mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tấn; đến năm 2009, diện tích là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha.
Có thể thấy, sau hơn 10 năm, dù diện tích chưa tăng gấp đôi nhưng sản lượng chè đã tăng gấp 4 lần. Chỉ 2 năm sau, hết năm 2011, khi những nương chè kiến thiết chuyển thành nương chè kinh doanh thì Thái Nguyên có gần 18.200 ha chè, tăng 1.141 ha so với 1 năm trước.
Trong đó có trên 16.600 ha chè cho sản phẩm, năng suất đạt gần 109 tạ/ha, cao hơn năm 2010 gần 2 tạ/ha, sản lượng đạt trên 181.000 tấn (gấp hơn 7 lần so với năm 1997). Thời điểm hiện tại, Thái Nguyên có gần 21.000 ha chè, năng suất đạt 111 tạ/ha. Điều đáng nói là diện tích trên vẫn tiếp tục được nâng lên khi số lượng đăng ký trồng mới và trồng thay thế của người dân còn nhiều.


Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, sản xuất, chế biến sản phẩm chè tại Thái Nguyên đang theo hướng tích cực: Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng trong khi đó chất lượng và giá trị cũng ngày càng tăng cao. Giải pháp tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè búp tươi chất lượng cao theo hướng cung cấp nguyên liệu chè xanh chất lượng cao đang phát huy hiệu quả và sẽ là giải pháp kinh tế kỹ thuật mang tính cốt lõi trong sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên.

Cam kết

Ông Ngô Văn Hậu, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thái Nguyên cho biết, về cơ bản, người làm chè, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè nhận thức tốt về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng để tạo cơ sở trong quản lý Nhà nước thì phải thực hiện tập huấn và ký cam kết. Trong lần đầu thực hiện, toàn tỉnh Thái Nguyên có 55 cơ sở, HTX sản xuất, kinh doanh chè tham gia cam kết.
Bà Trần Thị Phương, HTX chè Hà Phương, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, cho biết, những nội dung yêu cầu phải thực hiện đối với cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, quy định về an toàn thực phẩm… không khó để tìm, hiểu biết và đã được thực hiện. Hầu hết người làm chè đều đã được học tập, ứng dụng. Tuy nhiên, buôn có bạn, bán có phường, tập hợp của những người tham gia cam kết như một sự khẳng định hơn nữa chất lượng sản phẩm chè của chúng tôi.
Ông Ngô Văn Hợi, Chủ nhiệm HTX chè Phúc Thành, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, phân tích, có cam kết, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có cơ sở để kiểm tra và xử lý. Thực tế đó đòi hỏi người làm chè phải trung thực, tự giác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, cam kết và kiểm tra, xử lý việc thực hiên cam kết chính là thước đo giá trị, chất lượng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè cạnh tranh lành mạnh hơn nữa. Xu hướng đó ngày càng mang lại giá trị, chất lượng cao hơn nữa cho sản phẩm chè Thái.
Nội dung cam kết gồm 6 điểm. Trong đó Cơ sở sản xuất kinh doanh chè phải chấp hành đầy đủ các thủ tục quy định tại Luật an toàn thực phẩm; các nguyên liệu để sản xuất có suất xứ rõ ràng; đủ điều kiện đảm bảo ATTP về thiết bị, nhà xưởng, kho; có nhãn sản phẩm đúng quy định và chỉ xuất bán ra thị trường sản phẩm đảm bảo ATTP theo quy định.
Ông Ngô Văn Hậu (Chi cục trưởng chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thái Nguyên) cho biết, trách nhiệm của đơn vị là coi các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè là đối tượng phải phục vụ. Tiến tới, Chi cục sẽ tiếp tục thực hiện ký cam kết đối với những cơ sở khác trên địa bàn, đồng thời triển khai việc kiểm tra đảm bảo thực hiện cam kết.
Nỗ lực cải thiện nương chè đã giúp cho sản lượng, giá trị sản phẩm không ngừng được nâng cao, khẳng định sản xuất chè Thái Nguyên đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
Với 21,1 ngàn ha chè Thái Nguyên có 775 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên. Gồm 12 Cty, 5 doanh nghiệp tư nhân, 17 HTX, câu lạc bộ, làng nghề; 3 đại lý và 738 hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh có 12 Cty, 6 HTX đã xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm chè của đơn vị.
Những kết quả đạt được từ sản xuất chè đã góp phần nâng cao thu nhập, giúp nhiều nông hộ làm giàu. Tuy nhiên, sản phẩm chè của Thái Nguyên chủ yếu vẫn tiêu thụ ở thị trường trong nước. Mặc dù tổng sản lượng chè đạt gần 195 nghìn tấn song sản lượng chè xuất khẩu chỉ chiếm 20%.
Trong khi đó, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng chè “đệ nhất”. Sản xuất, sơ chế chè của người dân chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống, quy mô hộ; chưa có quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao của tỉnh còn ít; sản phẩm chè được chế biến công nghiệp chủ yếu là nguyên liệu thô có chất lượng và giá trị kinh tế thấp; các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến chè công nghệ cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.
Ngoài ra, tỷ lệ sản xuất chè theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc GAP khác còn thấp (toàn tỉnh hiện mới có 640ha chè sản xuất theo quy trình này); cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung chưa được đầu tư đồng bộ; thương hiệu chè Thái Nguyên chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh; chưa hình thành được liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Một thực tế đáng bàn nữa là trình độ nhận thức của người dân vùng chè không đồng đều nên giá trị sản phẩm thu được giữa các vùng chè đang có một sự chênh lệch rất lớn.
Bà Lê Thị Thuý Nguyên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Lương cho biết, Phú Lương luôn được coi là một trong những vùng chè trọng điểm của tỉnh nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm chè giữa các vùng trồng chè không đồng đều.
Ví dụ, cùng là ở xã Phú Đô, nhưng những hộ sản xuất chè ở các xóm phía Nam của xã với kinh nghiệm trồng chè lâu năm, lại nhanh nhạy trong tiếp nhận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên năng suất, sản lượng và chất lượng chè ở khu vực này đạt cao. Giá chè thành phẩm có thể lên tới 300 - 500 nghìn đồng/kg.
Còn với những xóm ở phía bắc của xã, do chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông... sinh sống, trình độ nhận thức còn hạn chế nên bà con chưa mạnh dạn ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chè. Bởi vậy, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè ở các xóm này đạt thấp, giá bán mỗi kg chè chỉ bằng 30 - 50% so với các xóm phía nam.
Ông Ngô Xuân Hải, GĐ Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, ngoài những bất cập nêu trên thì cây chè Thái Nguyên đang gặp không ít khó khăn trước những cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông sản trong nước khi hội nhập. Nhất là khi trình độ lao động nông nghiệp của địa phương trong sản xuất sản phẩm chè hàng hoá còn nhiều hạn chế...
Do đó, để cây chè phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, đòi hỏi các cấp, ngành liên quan phải có một lộ trình thích hợp.
"Dự kiến, giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên sẽ xây dựng 7 mô hình vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất chè an toàn tại các địa phương là vùng chè trọng điểm của tỉnh như Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phổ Yên, TP Thái Nguyên...", ông Hoàng Văn Dũng.
Theo đó, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức canh tranh và phát triển bền vững các sản phẩm chè Thái Nguyên là đích đến của Thái Nguyên trong 5 năm tới. 
Trong đó, mục tiêu cụ thể, đến năm 2020 diện tích chè giống mới sẽ chiếm 80% tổng diện tích chè toàn tỉnh, tăng gần 20% so với hiện nay (hiện nay có 13,2 ngàn ha chè giống mới, chiếm 65% tổng diện tích chè).
Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ sản xuất chè thái nguyên và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chè.
Về giải pháp, để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong những năm tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục hỗ trợ trồng mới, trồng thay thế chè theo hình thức hỗ trợ 50% giá giống; khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học và công nghệ để tiếp tục tăng năng suất, sản lượng chè, phấn đấu năm 2020, diện tích chè của tỉnh dự kiến đạt 23 nghìn ha; năng suất chè búp tươi đạt 115 tạ/ ha; sản lượng đạt 240 nghìn tấn. Trong đó, nguyên liệu chè búp tươi cho sản xuất sản phẩm chè xanh chất lượng chiếm 80% trở lên.
Liên quan đến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, một trong những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển cây chè là tỉnh sẽ tăng nhanh diện tích sản xuất chè an toàn. Theo đó, mục tiêu đề ra là đến năm 2020, Thái Nguyên sẽ có trên 16,8 nghìn ha thuộc vùng sản xuất chè an toàn, tập trung đủ điều kiện chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Tỉnh và các địa phương cũng đẩy mạnh việc tăng tỷ lệ chế biến công nghiệp, ứng dụng cơ giới hoá trong sơ chế, chế biến từ 50% sản lượng chè trở lên; xây dựng mô hình chế biến chè công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè tập trung theo hướng hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét